Bài viết Phải biết hổ thẹn với tiền nhân của
chủ tịch nước Trương Tấn Sang được in trên hàng trăm tờ báo lề phải và lề trái
đã bị dân mạng trong nước chê bai, thậm chí coi thường, rẻ rúng. Chỉ xin trích
lời hai nhà báo hàng đầu trong nước là nhà báo Trương Duy Nhất và nhà báo Nguyễn
Thông (Trần
Mạnh Hảo)
Nhà báo Nguyễn Thông trên blog của mình, trong
bài “Đúng
thực lỗi của thư ký”, viết như sau:
“Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.
Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào. Mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.
Ấy, em là em cứ khó tính, xét nét như thế, không phải để chê bác chủ tịch, mà em chỉ muốn mắng mấy chú giúp việc cho bác mà thôi. Đã ăn lộc nhà chúa, xơi oản của chùa thì phải hết công hết sức, tỏ hết tài trí để phụng sự chúa, cúng chùa. Chỉ cốt làm cho xong thì nên về với mẹ đĩ rửa bát quét nhà còn có ích hơn.” (hết trích)
Nhà báo Trương Duy Nhất trong bài: “Khi chủ tịch tập làm văn” trên website của mình, chê bài viết của ông Trương Tấn Sang (thực ra là do thư ký cao hứng trữ tình ngoài lề viết hộ theo kiểu: bài văn của tôi đồng chí viết chưa?) là lối văn học trò, lạc đề như sau:
“Cứ ngỡ đó là một bài… tập làm văn. Một bài viết quá ư lòng thòng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một bản thông điệp nguyên thủ chung chung, khẩu hiệu, sáo rỗng đến nhàm chán… Ý tứ chắp ghép lòng vòng, chung chung, khẩu hiệu và sáo mòn, lại lòng thòng đọc đến hụt hơi và phát ngán. Chủ tịch Sang đã cố làm mới, nhưng điểm mới duy nhất thấy được ở bản thông điệp của ông vẫn chỉ dừng lại ở những câu đoạn… tập làm văn! Một bản thông điệp tập làm văn làm ông mất điểm nhiều sau những ấn tượng tốt đẹp từ “một bầy sâu” đến “ăn hết phần của dân”…(hết trích)
“Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.
Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào. Mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.
Ấy, em là em cứ khó tính, xét nét như thế, không phải để chê bác chủ tịch, mà em chỉ muốn mắng mấy chú giúp việc cho bác mà thôi. Đã ăn lộc nhà chúa, xơi oản của chùa thì phải hết công hết sức, tỏ hết tài trí để phụng sự chúa, cúng chùa. Chỉ cốt làm cho xong thì nên về với mẹ đĩ rửa bát quét nhà còn có ích hơn.” (hết trích)
Nhà báo Trương Duy Nhất trong bài: “Khi chủ tịch tập làm văn” trên website của mình, chê bài viết của ông Trương Tấn Sang (thực ra là do thư ký cao hứng trữ tình ngoài lề viết hộ theo kiểu: bài văn của tôi đồng chí viết chưa?) là lối văn học trò, lạc đề như sau:
“Cứ ngỡ đó là một bài… tập làm văn. Một bài viết quá ư lòng thòng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một bản thông điệp nguyên thủ chung chung, khẩu hiệu, sáo rỗng đến nhàm chán… Ý tứ chắp ghép lòng vòng, chung chung, khẩu hiệu và sáo mòn, lại lòng thòng đọc đến hụt hơi và phát ngán. Chủ tịch Sang đã cố làm mới, nhưng điểm mới duy nhất thấy được ở bản thông điệp của ông vẫn chỉ dừng lại ở những câu đoạn… tập làm văn! Một bản thông điệp tập làm văn làm ông mất điểm nhiều sau những ấn tượng tốt đẹp từ “một bầy sâu” đến “ăn hết phần của dân”…(hết trích)
Tôi không muốn sa đà vào các chi tiết vụn vặt như kiểu nhận xét “Chủ tịch nước tập làm văn”; hay đánh giá bài viết quan trọng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9 năm nay là mang đậm chất tình cảm, lan man, theo kiểu "tức cảnh sinh tình". Chủ tịch nước cũng là người và chắc rằng ông cũng có cách thể hiện mình theo kiểu của riêng ông.
Trả lờiXóaHơn nữa, tôi hiểu các chính khách ở Việt Nam không phải dễ dàng gì có thể phát biểu thẳng thắn suy nghĩ thật của mình trước bàn dân thiên hạ như là các chính khách phương Tây hoặc của Hoa Kỳ như TT Obama chẳng hạn. Diễn từ của các chính khách phương Tây vốn có truyền thống tự do và tôn trọng dân chủ chắc chắn không cần phải lòng vòng rào trước đón sau, buộc người nghe (hay đọc) phải biết cách mà tự sàng lọc để “đãi cát tìm vàng”. Dẫu rằng đôi khi sàng mãi hàng trăm tấn cát rồi cuối cùng chẳng thấy vàng đâu, cứ như là “dã tràng se cát Biển Đông” vậy.
Thế nhưng, trong bài phát biểu của ông Sang mới đây, tôi thấy trong rất nhiều cát (rất nhiều, như một số blogger đã phân tích) đã xuất hiện không ít “vàng”.
Vàng thứ nhất, chính là cái mà nhiều blogger phê phán: chất trữ tình của bài phát biểu. Tôi nghĩ rằng chất trữ tình này của bài phát biểu không phải là chuyện ngẫu nhiên, lan man cho có chuyện để nói. Từ lâu rồi các nhà lãnh đạo Việt Nam hầu như đã bỏ quân điều này: cái tình tự dân tộc, cái tình làng nghĩa xóm trong câu chuyện quốc gia đại sự. Từ lâu rồi, kể từ khi các nhà lãnh đạo Đảng CS Việt Nam tự cho mình cái quyền tối thượng bất khả xâm phạm về chân lý, mọi điều mà lãnh đạo Đảng nói ra chỉ có đúng, không có sai cho nên không cần phải truyền cảm, tâm tình mà chỉ cần mệnh lệnh. Ông Sang đã làm điều ngược lại, ông thích tâm tình trước khi đi vào một số điều hết sức căn bản và cốt lõi của đất nước, của Đảng.
Ai đó thấy lạ. Song với người dân Nam Bộ, yêu thích cải lương và các nghệ sĩ tài tử dân gian, thì đây chính là khúc dạo đầu cho sáu câu vọng cổ.
Tại sao khi một nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước muốn làm một cái chuyện thật bình thường là cởi tấm lòng mình ra, tâm tình với mọi công dân thì ta lại thấy không bình thường? Sao ta lại đòi hỏi ông ta phải cứng nhắc và khuôn sáo như mọi khi, như thói quen đã từng diễn ra hàng mấy thập kỷ qua, đến mức ta quên đi tình làng nghĩa xóm?
Nhưng thôi, hãy xem chúng ta có gì từ bài phát biểu mà không ít người chê là lượm thượm này.
Xem tiếp
- So với tiền nhân từ ngày xuống tàu làm phụ bếp cho thực dân đến lúc tiền nhân thỏ thẻ "tôi nói đồng bào nghe rõ không" thì 14 đứa cháu của tiền nhân đã tiến nhanh tiến mạnh cực kỳ. Toàn là đỉnh cao trí tuệ đứng trên đầu cả nước sau 67 mùa thu lá rụng - dân trí vẫn còn lùn - như lời của chú Bình thống đốc kho bạc. Mắc mớ gì chúng cháu phải hổ thẹn với tiền nhân!
Trả lờiXóaTrình sơ với Bác:
Xem tiếp