Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Tàu cộng phẫn nộ vì một bức thư pháp

Nguyên khổ bức thư pháp
Việc Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan cho Bảo tàng Quốc gia Tokyo của Nhật Bản mượn một bức thư pháp cổ đã gây phẫn nộ trên khắp Trung Quốc.
Trên giấy tờ có vẻ đây là một sự trao đổi văn hóa đơn thuần, vậy tại sao kiệt tác quý giá được tạo ra cách đây 1.200 năm lại gây ra sự tức giận như vậy ngày nay?
Nhan Chân Khanh - Yan Zhenqing -  颜真卿
Bức thư pháp có tựa đề Tế điệt cảo (Requiem to My Nephew), được viết bởi Nhan Chân Khanh - được coi là một trong những nhà thư pháp vĩ đại nhất ở Trung Quốc. Ông sống từ 709 đến 785 sau Công nguyên.
Nhan Chân Khanh viết tác phẩm này vào năm 759 sau Công nguyên, sau khi ông biết tin cháu trai mình qua đời.

Bức thư pháp này được lưu giữ ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ cho đến khi nó được đưa đến Đài Loan vào những năm 1940 - cùng với các cổ vật khác của Trung Quốc - khi Quốc Dân Đảng thua cộng sản năm 1949 phải chạy ra hòn đảo này.
Kể từ đó tác phẩm được lưu giữ an toàn trong Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan (Quốc lập Cố cung Bác vận viện).
Năm 1997, tác phẩm này cho Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington DC mượn để trưng bày, nhưng sau đó vẫn được lưu giữ tại Đài Loan cho đến nay.
Tác phẩm hiện đang được trưng bày tại Tokyo (ảnh trên và dưới) như một phần của triển lãm có tiêu đề "Thư pháp vô song: Nhan Chân Khanh và Di sản của ông".


Tin tức về việc cho mượn này đã gây sốc và tức giận cho nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
Tính đến thứ Ba 15/1, hashtag (cụm từ) "Tế điệt cảo" ("Requiem to My Nephew") đã được đọc hơn 260 triệu lần trên Weibo. Nhiều người đề cập đến lịch sử chiến tranh của Nhật Bản và Trung Quốc và sự chiếm đóng của Nhật Bản, những chủ đề còn tồn tại ở Trung Quốc.
"Đài Loan có quên những gì Nhật Bản đã làm với chúng ta không? Họ có biết vụ thảm sát Nam Kinh là gì không?" một người dùng Weibo cho biết, đề cập đến một chủ đề rất nhạy cảm.
Năm 1937, quân đội Nhật xâm chiếm Nam Kinh.
Trung Quốc nói hơn 300.000 người dân của họ đã bị tàn sát - trong khi một số người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản phủ nhận mọi vụ giết người.
"Điều này thật xấu hổ. Tác phẩm này đại diện cho trái tim và linh hồn của Trung Quốc... và họ đang gửi nó đến Nhật Bản. Đây là một sự xúc phạm đối với tổ tiên của chúng ta," một người khác nói.
Những người khác bày tỏ sự tức giận đối với Đài Loan.
"Vậy đấy. Hãy buộc Đài Loan thống nhất," một bình luận trên Weibo."Đài Loan thà cho Nhật Bản mượn kho báu quốc gia của chúng ta hơn là trả lại cho chúng ta. Đài Loan thật điên rồ,"một người khác nói thêm.
Mạng xã hội ở Trung Quốc bị kiểm soát nặng nề. Bình luận về các vấn đề nhạy cảm thường bị kiểm duyệt. Ngược lại, bình luận về các vấn đề phù hợp với chính sách của chính phủ thường được sử dụng phục vụ lợi ích của chính phủ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu không trực tiếp đề cập bất kỳ quan ngại chính trị nào, mà thay vào đó, đã phỏng vấn một chuyên gia nói rằng tác phẩm này "đang gặp nguy hiểm trong khi được vận chuyển", nói rằng ánh sáng mặt trời sẽ gây hại cho tờ giấy cổ.
Một thông cáo của Bảo tàng Cung điện Quốc gia cho hay vật phẩm này "ổn định và phù hợp cho các triển lãm ở nước ngoài". – (Xem toàn bài)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips