Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Chiện Quảng nôm

Một người bạn Quảng Nam của mềnh bẩu rằng:
Tiếng Quảng còn là người Quảng còn, người Quảng còn là... nước Việt còn. Thiệt không đới? Thiệt hay không thì cứ đọc chơ...i câu chuyện này để coi tinh bông dân tộc nó núp ở chỗ nào nha:
"Xe teng, thiết giốp hay xe bạc thếp"
Hồi nớ chiến tranh, có ông nớ quoảng nôm đi bộ đội. Cái mỹ hén đi càng, hắn quánh xe teng xuống, boa ông đứng núp dưới giô thông hồ. Ông thứ nhứt trồi lên núa: Chu cha, xe teng tới bay. Ông thứ hưa nhổm lên, ngó cái, núa, núa ngu ngu rứa ông, cái ni là thiết giốp chứ xe teng chi. Ông thứ boa chồm lên cua, núa: bậy mi, hai thèng bây ngu lâu dốt bền khó đồ tộ. Cứa ni núa 1 cách khoa hạc hén là xe bạc thếp, nghe chưa, teng giốp chi đây. Xong cứa boa ông cữa nhay, càng cữa càng heng, cứa không ông mô chịu ngồi xún núp, cữa miết 1 hồi thấy xuống diêm vương mất rồi, còn đứng cữa.
Diêm Vương hủa reng chết? Boa ông núa: Chiện nứ oan chi, chiện ni mới quan trạng, con hủa ông cái chiếc hồi nãy là xe teng hay thiết giốp hay bạc thếp? Diêm vương có zợ Quoảng Nôm, đập bèng quét; cở boa thèng núa ngu rứa, cái ni mẽo hén gọi là thiết vặn xoa.
3 thèng quoảng nôm cữa lựa: rứa thiết vận gần lòa cái chi? Có xoa phửa có gần chứ?
Cứa diêm vương len ra chết, từ đó, không còn địa ngục nữa, ai chết thì được lên thiên đoàng xõa hội chủ nghĩa.
Típ thêm chuyện nữa, để càng hiểu sâu sắc hơn tinh bông dân tộc ta: Bữa nớ mấy anh bộ đội bị coàn kinh quóa, cái mấy ảnh chạy ra ngoài ruộng bắp trốn. Trực theng ở trên hắn quờn rềm rềm, mấy ảnh quyết tâm lắm, núa thôi chừ mình có chết cũng núp nghe bay, ló mẹt lên hén bén cái chết ngét. Núa xong, mấy ảnh núp kỹ lắm, năm nớ bắp tốt, che kín mít mấy ảnh, giẹc thua, không lồm chi được. Tự nhiên ở trên trực theng có thèng chiêu hồi nghe, hắn ngồi trên nớ bét cái loa núa xún: "Hãi anh eng binh sĩ, hãi quai zề với chánh nghĩa quất gioa."
Ở dưới, mấy anh quoảng nôm bét đầu tức rồi nghe, núa chánh, chánh cứt, kệ hén, mình chết cũng lồm anh hùng, ko quai. Cái thèng ở trên núa tiếp: "Anh em ơi, anh em đừng dại dột nghe lời cộng soản, mới hạc hết lớp boa lớp bốn, bài đẹt lồm cách moạng lồm chi?" Cái anh ở dưới bỗng dưng vạch bắp ra, chỏi mỏ lên chửi: "Ê thèng Lôm, mi hạc lớp với tay, mi biết tay hạc hết lớp sáy rồi, reng mi núa mới hạc lớp boa lớp bốn?"

Trăm và Tuýt: già nhân ngãi non vợ chồng :-)

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Dân chủ Hong Kong đang đối mặt nguy hiểm

Khi ngày kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989) đang đến gần, một nghệ sỹ gốc Hoa Batiucao cảnh báo những người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đang đối mặt với nguy hiểm không kém sự kiện Lục Tứ cách đây 31 năm.

Trong bức tranh mới nhất, ông đã dựa trên hình ảnh Tank Man năm 1989 để phác họa một người đàn ông đứng trước đoàn xe tăng. Đoàn xe tăng có vẻ ngoài tựa con virus corona, có lẽ là một cách để châm biếm việc chèn ép những tiếng nói cảnh báo sớm về Covid-19 của chính quyền Bắc Kinh, khiến dịch bệnh cục bộ tại đại lục bùng phát thành đại dịch toàn cầu.

Người đàn ông cầm chiếc ô màu vàng, một biểu tượng đặc trưng của phong trào dân chủ ở Hồng Kông trong những năm qua, cũng là lời cảnh báo từ nghệ sỹ Batiucao (ảnh dưới), rằng những người biểu tình ở thành phố cảng này có thể đang đối mặt với nguy hiểm to lớn giống những người kêu gọi dân chủ năm 1989... - (Xem bài)

Nga đề xuất bán xác Lenin cho...

Sau khi Liên Xô tan rã, chuyện đưa xác ướp V.I. Lenin ra khỏi lăng đã được đặt ra nhiều lần. Tổng thống Nga V. Putin vì tránh sự chia rẽ trong xã hội – đã phát đi tín hiệu cho mọi người hiểu rõ, rằng trong lúc ông đương tại chức thì xác ướp của Lenin vẫn ở trong lăng. Tuy vậy, hàng năm vẫn dấy lên không dứt phong trào đòi đưa xác ướp Lenin ra khỏi lăng.

Để giảm thiểu sự chia rẽ, Thư ký Hội đồng nhân quyền thuộc phủ Tổng thống Nga Aleksandr Totrenov đã truyền tải cho công luận biết đường hướng giải quyết: “Tôi nghĩ, qua một thời gian xã hội sẽ sẵn sàng cho việc này (chôn cất Lenin). Tạm thời, điều này đưa đến sự chia rẽ xã hội, chưa nên làm. Nhưng tóm lại phải thực hiện nguyện vọng và ý chí của ông ta (Lenin), rằng ông được chôn cất cùng mẹ, như ông muốn”.

Thế mà mới xuất hiện một đề xuất rất lạ về xác ướp Lenin từ Lãnh tụ Đảng Dân chủ Tự do Nga V. Zhirinovsky Cụ thể là, trong vài ngày gần đây, các hãng truyền thông Nga đã đưa tin ông V. Zhirinovsky đề xuất “ý tưởng thiên tài” – “bán xác ướp Lenin để hỗ trợ nền kinh tế Nga”... (Nguyễn Ngọc Chu)
“In France, a businessman wants to sell the painting ‘Mona Lisa’. We could sell Lenin’s mummy. There are buyers: China, Vietnam, or some other kind of communist. Lenin, in good condition, mummified just 96 years ago,”

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Mừng muộn ngày thánh đẻ

Nên có thái độ thế nào về lãnh tụ?
Dương Quốc Chính
19-5-2020
Đầu tiên, cần khẳng định là, một dân tộc sùng bái lãnh tụ là một dân tộc chưa trưởng thành. Cứ nhìn từ bản thân mỗi chúng ta, thời HS, SV thường ai cũng có thần tượng. Cháu thì đắm đuối mấy em showbiz ngực to, mông nở, em thì mê mẩn ụp pa Hàn xẻng xinh gái, cán bộ đoàn thì thần tượng bác Giáp, bác Hồ, anh Bát, chị Lục… Đại khái thế.

Nhưng ngoài 25 tuổi mà vẫn còn đắm đuối thần tượng kiểu thế là kiến thức nền có vấn đề, gọi là trẻ con lớn tuổi. Từ cá nhân suy ra, dân tộc cũng vậy thôi. Bọn giãy chết rất ít khi có sự sùng bái lãnh tụ chính trị. Thậm chí ngược lại, bỏn còn lôi lãnh tụ ra trêu đùa cợt nhả. Ai mà cuồng Trump hay Obama… thì đối với mình cũng là có tư duy trẻ trâu.

Theo mình, không nên coi ai là lãnh tụ, chỉ có danh nhân thôi, nếu yêu quý ai đó thì chỉ nên có sự kính trọng về một vài khía cạnh nào đó là đủ. Đừng có đắm đuối quên hết đường đi lối về. Bởi vì danh nhân nào thì cũng là người, có mặt tốt, mặt xấu, mặt bình thường, không có ai hoàn hảo hết. Khi nhìn nhận như vậy thì chúng ta mới có thể thản nhiên mà đánh giá bất cứ ai.

Caricatura de Joaquín De Alba. en la que Ho Chi Minh cuestiona la oferta de ayuda de la Unión Soviética, durante la guerra de Vietnam.
Mình rất buồn cười khi mấy hôm rồi đọc comment của một số anh cũng già già, nhẽ hơn mình dăm tuổi, mà bảo: “Những người này không đủ tầm để đánh giá Bác Hồ. Chim sẻ mà đòi đánh giá đại bàng“.

Thậm chí anh ta gom cả ông Hoàng Xuân Hãn vào một mớ chim sẻ chưa đủ tầm đó! Đó là một cậu bé lớn tuổi thôi. Anh ta tự khâu mồm mình lại, quỳ mọp trước lãnh tụ, không dám cả nhận xét, đánh giá, do tự thấy mình bé nhỏ trước lãnh tụ! Đây cũng là tâm lý phổ biến thời phong kiến, thần dân không dám nhìn mặt thiên tử.

Bác của các bạn đã viết trong Tuyên ngôn độc lập (thực ra là copy ý tưởng: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tức là có quyền đánh giá về bất cứ ai. Mồm các bạn leo lẻo học theo gương bác mà không hiểu cái quyền tạo hóa sinh ra đó sao?

Ai cũng có quyền nhận xét, đánh giá về người khác, chỉ cần có được căn cứ, lý lẽ hợp lý là được. Đánh giá thế nào nó phụ thuộc nền tảng kiến thức và quan điểm, góc nhìn của bạn. Nếu bạn đánh giá hợp lý, dựa trên kiến thức sâu, rộng về nhân vật, thì đánh giá đó được nhiều người công nhận, bằng không thì cũng chỉ bị người khác bỏ qua, không coi trọng, nhưng bạn chả mắc tội gì vì điều đó.

Là người có giáo dục tốt, bạn không nên và không cần chửi bới bất cứ ai khi nhận xét về họ. Điều đó không khiến cho luận điểm, đánh giá của bạn có giá trị hơn. Với lãnh tụ hay danh nhân cũng vậy. Mình tuyệt đối không thấy cần phải chửi bới bất cứ ai, cho dù đôi lúc có thể châm biếm họ. Nhưng chửi bới họ vẫn là quyền bày tỏ quan điểm của bạn, nếu bạn không e ngại việc phô bày tư cách và khả năng lý luận thấp kém của mình khi chửi bới.
Best Blogger TipsBest Blogger Tips