Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Trung cộng xâm thực châu Phi

Khi Trung Quốc thọc sâu vào lục địa này và liên tục ký kết những hiệp đồng khai thác tài nguyên rất quyến rũ đồng thời mở thị trường cho hàng hóa TQ, việc duy trì chính sách không can thiệp vào nội bộ trở nên ngày càng khó bền vững. Trong hầu hết mọi đối tác với các quốc gia châu Phi, Bắc Kinh chủ yếu quan tâm duy trì quyền tiếp cận liên tục với các tài nguyên chiến lược của châu lục này.
Những hành động này gồm có việc Trung Quốc ào ạt đầu tư vào các công nghiệp khai thác dầu lửa tại Angola và Sudan; vào nguồn lợi to lớn về đồng (copper) tại Zambia và thậm chí nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm nắm một số cổ phần từ các mỏ dầu lửa mới tìm được tại Ghana và Uganda. Việc TQ tham gia vào các khu vực chiến lược này đã đẩy vốn đầu tư lên cao trong nỗ lực cạnh tranh và can thiệp vào nội bộ nước khác khi mà các lợi ích đối nội và đối ngoại chồng chéo lên nhau trong việc thu mua và khai thác các tài nguyên.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Trung Quốc: Biểu tình phản đối nhà máy hóa chất thắng lợi

Sự chiến thắng của người biểu tình phản đối việc mở rộng một nhà máy hóa học mới đây cho thấy chính quyền độc tài Trung Quốc lo ngại thành phần trung lưu sẽ nổi dậy và sẽ nhượng bộ nếu đòi hỏi của họ không quá đáng và không có tính cách chính trị công khai.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Nghị thích đòm

Nghị này khá cao cấp: Phó chủ tịch Quốc Hội khóa 13, nguyên trung tướng tư lệnh quân khu 5, theo tin từ VnExpress, nghị này cho biết: Hiện số tử tù đã đến mức phải thi hành án lên đến gần 500 người. Nhiều tử tù làm đơn xin được chết sớm vì không muốn kéo dài cuộc sống, một số người đã chết trong trại giam vì bệnh tật và chờ đợi thi hành án quá lâu. Các giám thị gặp nhiều khó khăn và áp lực khi giám sát những người này.
Nghị phán: "Nếu không thi hành được việc tiêm thuốc độc thì không thể kéo dài mãi tình trạng này. Như vậy sẽ không mang tính răn đe và giáo dục...", và nghị kiến nghị để sửa đổi luật thi hành án bằng việc quay lại hình thức xử bắn.
Luật thi hành án hình sự (có hiệu lực từ 1/7/2011) cho phép thay đổi từ xử bắn tử tù sang tiêm thuốc độc và Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cũng đã ban hành và có hiệu lực từ 1/11/2011. Luật chưa ráo mực lão nghị này đã muốn sửa rồi?
Xem th
êm: Không nhập được thuốc thì xử bắn
Xử bắn ở Trung Quốc

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Trong vương quốc của Kim Jong Un

Giới lãnh đạo của đất nước nghèo nàn này không còn có thể tránh né sự toàn cầu hóa được nữa. Người dân mong chờ chế độ mở cửa và cải cách. Người trẻ tuổi đứng đầu nhà nước ra vẻ ân cần với dân chúng, nhưng bộ máy của ông ấy vẫn còn giám sát tất cả mọi việc.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Nóng lại vụ Tiên Lãng

Chiều 25/10, Thượng tá Phạm Duy Diên, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Công an thành phố Hải Phòng trong buổi trả lời phỏng vấn của báo chí đã  nói về lý do bắt ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên PCT huyện Tiên Lãng:
Ngày 5/1/2012, khi tổ chức cưỡng chế, ông Khanh là người chỉ đạo trực tiếp, ra lệnh cho tổ cưỡng chế phá dỡ các công trình trên tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn. Ông Khanh còn là người gọi điện thoại thuê máy ủi đến hiện trường để phá dỡ nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Đến nay, ông Khanh vẫn chưa nhận thức được hành vi của mình, loanh quanh chối tội, đổ tội cho người khác; không cộng tác với cơ quan điều tra. Trong khi đó, tội “Hủy hoại tài sản” theo khoản 3, Điều 143 Bộ luật Hình sự là rất nghiêm trọng, mức án rất cao (từ 7 đến 15 năm). Do vậy, cần phải bắt giam để điều tra theo quy định của pháp luật.
Trả lời câu hỏi vì sao không bắt 3 đồng phạm Phạm Xuân Hoa (Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường Huyện), Phạm Đăng Hoan (Bí thư Xã) và Lê Thanh Liêm (Chủ tịch xã) Ngài Thượng tá cho biết:
Ngay khi có quyết định khởi tố vụ án, các ông Hoa, Hoan, Liêm đã có thái độ thành khẩn khai báo, nhận rõ hành vi phạm tội của mình và sẵn sàng tự giác bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Kết quả điều tra cũng cho thấy ông Hoa, Hoan và Liêm cùng một số người khác chỉ là người thực hiện chỉ đạo của cấp trên. Do vậy, không cần thiết phải tạm giam. Đất Việt
Cấp trên là những con sâu nào? Phải mấy "đồng chí X" này không:

Ngải Vị Vị còng tay nhảy Gangnam

"Video Gangnam Style mới do ông Ngải Vị Vị và đồng nghiệp sản xuất được đưa lên hôm thứ Tư đã có hàng trăm ngàn lượt xem nhưng cũng bị nhà nước Trung Quốc cho gỡ bỏ. L‎ý do chính quyền đưa ra là đoạn phim có nội dung nhạy cảm và tục tĩu do ông Ngải Vị Vị đặt tên video này là Caonima, khi phát âm nghe gần giống với một câu chửi thề trong tiếng Trung" (Tỉu nà ma # ĐM mày)
"Nhưng nếu tách ra từng từ, nó chỉ có nghĩa là, Cỏ, Bùn và Ngựa". (Ngải tiên sinh chửi cha bọn Hào cầm đ khéo thiệt)

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Thế giới Tự do muốn có một “Malala-Day” quốc tế

Theo tin hôm 24/10 của nhật báo The Guardian, cựu Thủ Tướng Anh Gordon Brown đang chuẩn bị một chuyến công tác đến Pakistan để gia tăng áp lực đối với chính quyền nước này nhằm thực hiện giấc mơ của nữ sinh Malala Yousafzaicon gái cũng được quyền đi học.
Gordon Brown hiện là đặc sứ về Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc. Ông đề nghị tán đồng một ngày toàn cầu nhân danh thiếu nữ Pakistan này và cả 32 triệu bé nữ trên khắp thế giới vốn không được cắp sách đến trường. Ngày được đề ra là 10 tháng 11, một tháng sau khi những loạn quân Taliban chủ mưu sát hại nhà hoạt động trẻ tuổi này và làm hai người bạn gái của em bị trọng thương.

Cựu Thủ Tướng Brown viết: “Chiến dịch của cá nhân Malala đã tạm thời ngừng lại, nhưng hàng triệu người nay phát biểu về công việc của em, phải cùng tiến đến ngày 10 tháng 11 như thể chúng ta không cần chờ đợi lâu nữa sự hành động cho việc học vấn”.
Malala bị bắn hôm 09/10

Người Việt săn Tê giác

Trước đây báo National Geographic đi bài điều tra giết tê giác đã đăng những “lời oán hận người Trung Hoa và Việt Nam” chỉ vì cái sừng mà giết tê giác không gớm tay của một đọc giả.
Giờ đây tin tức về vụ giết tê giác khiến nhiều người phẫn nộ tỏ ra không quá đáng khi chính báo chí VN phải thừa nhận chỉ riêng khoản tiền mua giấy phép đi săn tê giác, người Việt đã bỏ ra đến 22 triệu đô la từ năm 2003 đến tháng 4 năm 2012.
Chính phủ Nam Phi đã từ chối không cấp giấy đi săn tê giác cho tất cả người VN nữa.
Các tổ chức thế giới về động vật cho hay từ năm 2007 đến 2009, các tay súng VN chỉ đứng sau các tay súng Hoa Kỳ, trong số lần bắn hạ tê giác ở Nam Phi. Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 4 năm 2012, có tổng cộng 185 người VN trong tổng số 384 tay săn ngoại quốc đến Nam Phi săn tê giác.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Cậu cả nhà Romney đòi uýnh Obama

 
Tagg Romney, một trong năm người con trai của ông Mitt Romney, đã ng lời xin lỗi TT Obama, sau khi đã tuyên bố là “đã muốn đấm vào mặt ông Tổng Thống” trong lần tranh luận thứ nhì giữa hai ứng cử viên.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Hungary: Cựu Thị trưởng Budapest bị khóa bánh xe

"Tôi muốn đăng một tấm ảnh nực cười. Trong ảnh, Demszky Gábor đang loay hoay trong chiếc Skoda vì xe bị khóa bánh ở góc phố Ó. Ông ấy tìm cách thuyết phục các nhân viên của Công ty quản lý việc đậu xe cho tháo khóa, nhưng vô hiệu" Một bạn đọc trang Index.hu cho biết.

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi

 Tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị và xin thành thật nhận lỗi

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

"Cuộc sống thật ngắn, hãy ngoại tình"

Mới đây, trong một chương trình quảng cáo của trang Ashley Madison, dịch vụ hẹn hò trực tuyến dành cho những người… đã có gia đình, xuất hiện hình ảnh 4 vị tổng thống Pháp gần đây nhất, bao gồm cả ông Hollande, với chú thích: “Họ có điểm chung”.
Ashley Madison là trang web chuyên phục vụ các cặp vợ chồng muốn quan hệ ngoài hôn nhân, được mệnh danh là “công ty hủy hoại gia đình” nhưng lại thu hút đông đảo người tham gia với 16 triệu thành viên, hoạt động trên địa bàn Úc và Ireland.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Obama và Romney trêu nhau

Tổng thống Barack Obama và ứng viên tranh cử Mitt Romney đã có thời gian trêu ghẹo nhau vui vẻ trong bữa tiệc Al Smith đêm 18-10.
Al Smith là một bữa tiệc 'white-tie' (Nam mặc áo tuxido, thắt nơ trắng, như trong các buổi 'đại yến') tổ chức hằng năm để gây quĩ giúp trẻ em và các bà mẹ nghèo khó. Buổi tiệc luôn được tổ chức tại nhà hàng Waldorf-Astoria Hotel ở New York vào ngày Thứ Năm tuần thứ ba trong tháng 10. Hội Alfred E. Smith Memorial Foundation là người đứng ra tổ chức, hội được thành lập để vinh danh ông Al Smith cựu Thống Đốc New York 3 nhiệm kỳ, và là người Công Giáo đầu tiên ra tranh cử Tống Thống. Buổi tiệc đầu tiên diễn ra năm 1945, một năm sau khi Al Smith qua đời (ngày 4 tháng 10 năm 1944).
Kể từ khi có Richard NixonJohn Kennedy cùng được mời hồi năm 1960, thì bữa tiệc trở thành một tục lệ cho các ứng viên Tổng Thống xuất hiện. Gerald FordJimmy Carter đã có mặt năm 1976. CarterRonald Regan, 1980. Michael DukakisGeorge H.W. Bush, 1988. Al GoreGeorge W. Bush, 2000. John McCainBarack Obama, 2008. Tục lệ là các ứng viên sẽ pha trò châm biếm mình và địch thủ một cách hài hước ý nhị. Đây thường là lần cuối cùng mà cả hai ứng viên xuất hiện với nhau trước ngày bầu cử.
1.600 khách mời dự tiệc, vốn là những nhân vật thành đạt trong giới truyền thông và Phố Wall, đã quyên góp được 5 triệu USD.
Hai ngày sau cuộc tranh luận truyền hình lần 2 đầy căng thẳng và quyết liệt, ông Obama và ông Romney đã chào nhau một cách nồng nhiệt tại buổi tiệc. Hai ông ngồi gần nhau trong bữa ăn, chỉ cách nhau bởi đức Hồng y Timothy Dolan, tổng giám mục của New York. Tuy nhiên, không khí nóng bỏng của chiến dịch tranh cử vẫn hiện diện trong bài phát biểu của hai ông.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Bùi Chí Vinh một tên khùng...


Chân dung tự họa
“Ngày Sinh Của Ngựa” triển lãm tranh Bùi Chí Vinh tại Bảo Tàng Thành Phố
Bùi Chí Vinh sinh ngày 23-10-1954 tại Sài Gòn, chính vì thế nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 58, kẻ được gọi là nhà thơ, nhà văn, nhà biên kịch kiêm họa sĩ tự phát đã quyết định cho ra mắt cuộc triển lãm đầu tay đầy cao hứng của mình tại Bảo Tàng Thành Phố số 65 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh – kéo dài từ 9 giờ sáng ngày 01-11-2012 đến hết ngày 05-11-2012.

Đồng loại

Ông Ké ra bãi rác

"Sáng chủ nhật đi ăn phở, vợ bảo anh ơi người ta vứt cái tượng bác Hồ to lắm ở đống rác. Lật đật chạy về lấy cái máy ảnh. Chụp xong nhìn lại rồi ngẫm nghĩ về câu chuyện gìn giữ, tuyên truyền và chuyển giao những giá trị xã hội. Vẫn nhớ mãi câu chửi của bà cụ ”Tiên sư chúng nó chứ! cơ quan đấy cháu ạ!” Mình cũng không biết nói gì hơn, chỉ giúp được bà quay tượng Bác lại với đời rồi về" - Nguồn Google
Nhìn mấy tấm hình không khỏi xúc động thành thơ:
Thui roài thần tượng của tui ơi
Hà cớ làm seo lại lủng đầu?
Vai thời vỡ vụn như búa nện?
Con cháu đi qua thấy phát rầu
 Tượng nài hẽm có "ngự" nhà dân
Chỉ ở cơ quan chúng mới xài
Nay hư chúng đập e phạm thượng
Lặng lẽ cho ra bãi rác nài

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Xem tranh Phạm Huy Thông

Phạm Huy Thông: Những nhân vật trong bộ tranh này đều không có đầu, mặt; thay vào đó là những bàn tay với đủ các dáng điệu. Tôi chọn tay để lắp vào những cái cổ không đầu bởi tay là bộ phận cơ thể rất đặc thù chỉ có ở loài người, tay có khả năng rất linh hoạt để biểu hiện thái độ (vui, buồn, tức giận...) và thể hiện biểu tượng (biểu tượng chiến thắng, đồng ý, chửi thề…). Như vậy mỗi nhân vật trong tranh tôi, dù trông bí ẩn hay tinh quái, không chỉ đại diện cho cá nhân mà còn có thể đại diện cho nhóm người, cho một nhóm lợi ích hoặc cho một cộng đồng và lối ứng xử cộng đồng.

“Tiền ơi về đâu” (“Money-go-round”), 2011, sơn dầu, 160x140cm. Đây cũng là tác phẩm tôi thích nhất trong số những tranh vẽ ở Malaysia. Tựa đề bức tranh được đặt dưới sự gợi ý của giám tuyển Anum Noor, dựa trên cụm từ “merry-go-round” vốn dùng để chỉ vòng quay ngựa gỗ. Tôi cũng muốn giải thích về ý nghĩa tác phẩm lắm, nhưng lần trước làm thế rồi bị chê là không tin vào trình của khán giả nên giờ đành thôi.

"Hot boy" đồng chí Mr X

Sau hôm nhiều tờ báo chí đồng loạt đăng bài Phát biểu bế mạc HNTW 6 của ông Tổng Nguyễn Phú Trọng thiên hạ xôn xao bình lựng; nhiều nhất là cái đoạn nì:
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết địnhkhông thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.
Cái "một đồng chí" thiên hạ đều biết (là ai) nhưng vẫn muốn Bê Xê Tê phải bêu rõ "quý danh"... và tình cờ hay có chủ ý mà chỉ vài hôm sau, anh S chủ tịch đã "thỏa lòng" dân bằng cách tuyên bố "một đồng chí" đó chính là đồng chí... X.
Bù trớt !!!

Đám đông dư luận lần này chạy bám theo đồng chí S, "đồng chí X" mà ai cũng rõ họ tên nhưng... vẫn muốn anh S (hay anh T, anh H... gì gì đó)
phải nói ra cho nó chính danh chứ. Cứ úp úp mở mở như thía thì chẳng xứng tầm lãnh tụ. Tội thân đồng chí S một đồng chí B(logger) không kìm chế nổi đã phải thốt lên Không nêu tên đồng chí X là hèn hạ?

Bắc Hàn cải cách chậm chạp, dân đói

Bảng quảng cáo xe hơi xuất hiện khá nhiều ở th đô Bình Nhưỡng
Từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền cách đây mười tháng, thủ đô Bình Nhưỡng có vẻ đã trở mình, theo như các nhà ngoại giao, các tổ chức từ thiện và các giảng viên đại học có dịp đến đây. Nhưng cuộc phỏng vấn những người dân Bắc Triều Tiên hiếm hoi chịu trả lời, đã cho thấy không hề có một tiến triển nào. Trên thực tế cuộc sống còn khó khăn hơn, dù nhà lãnh đạo trẻ tuổi có hứa hẹn cải thiện điều kiện sống người dân. Kim Jong Un cũng đã làm cho thế giới hy vọng là Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ tham vọng quân sự, tập trung cho cải cách kinh tế.
Một thiếu niên làm việc trên cánh đồng
Cuộc phỏng vấn hiếm hoi bốn người dân Bắc Triều Tiên sống tại Đan Đông, thành phố Trung Quốc giáp ranh cho thấy trên thực tế, cuộc sống vẫn rất chật vật, hầu như không thay đổi mấy từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

34 triệu USD một bức tranh

Họa sĩ người Đức Gerhard Richter vừa trở thành nghệ sĩ còn sống có tranh bán đắt nhất trong lịch sử sau khi 1 bức tranh sơn dầu của ông được trả tới 34 triệu USD chỉ sau 5 phút.
Tác phẩm Abstraktes Bild được Gerhard Richter vẽ năm 1994. Chưa có một nghệ sĩ còn sống nào có tranh được mua với giá cao như vậy trong lịch sử đấu giá của nhà cái Sotheby's.
Gerhard Richter năm nay đã 80 tuổi (ảnh trên) Ông sinh ra tại Dresden và hiện đang sống tại Cologne. Tranh của Gerhard Richter theo cả phong cách trừu tượng và tượng trưng.

Chuyện làm đường và những kẻ giết người

Một người nước ngoài đến Việt Nam cách đây khoảng 20 năm chắc thấy khá ngại vì hệ thống đường giao thông không đạt tiêu chuẩn. Nhưng nhìn cảnh một số nơi đang sửa đường hoặc làm đường mới, ông ta chắc sẽ cho là nếu mình quay lại sau 5 năm thì sẽ được đi trên những con đường khá đẹp, tuy chưa theo kịp các nước khác nhưng nhìn chung là ổn.
5 năm sau quay lại, ông ta rất ngạc nhiên nhận thấy đường bị đào bới nhiều hơn. Cứ đi được dăm bảy km đường bằng thì lại đến hàng chục km đường ổ gà và đầy bụi.
Còn nếu bây giờ, vào những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI này, mà ông ta quay lại Việt Nam thì chắc sẽ thấy kinh hoàng không lời nào tả nổi.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Cải cách mới ở Cuba

Cuba vừa ra thông báo bãi bỏ giấy phép xuất cảnh công dân phải xin khi ra nước ngoài. Đây là động thái mới nhất trong công cuộc cải cách của Chủ tịch Raul Castro. Những người Cuba có thẻ định cư tại đảo quốc này sẽ được phép ở nước ngoài tới 24 tháng, thay vì 11 tháng như hiện nay, mà không cần phải gia hạn giấy tờ.
Người dân Cuba hiện phải đi qua nhiều khâu thủ tục nhiêu khê và tốn kém để có giấy phép xuất cảnh.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Mông Cổ hạ tượng Lê Nin cuối cùng

Sau hàng mấy thập niên sừng sững giữa thủ đô Ulan Bator, ngày 14/10 vừa qua chính quyền Mông Cổ đã chính thức "khai tử" bức tượng Lê Nin cuối cùng trên đất nước. Thị trưởng Bat-Uul Erdene cho biết bức tượng cao 4 mét này sẽ được đem bán đấu giá với giá khởi điểm là 400.000 tugrik (tương đương $285)
...hạ tượng, chính là để đem lại công lý cho chừng 30 nghìn nạn nhân bị đàn áp khi Mông Cổ trực thuộc sự chỉ đạo của Moscow.
Nói một cách chính xác, đây là những nạn nhân Mông Cổ bị trấn áp thời Stalin, và Lenin, như một số báo Nga viết, chính là người đã “trao trả độc lập cho Mông Cổ” năm 1921.
Nhưng với người Mông Cổ thời nay, nhắc đến Stalin thì đã quá xa và kéo đổ tượng Lenin là hành động biểu tượng cuối cùng họ làm.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

William Heath Robinson và những biếm họa bất hủ


Chủ đề: Phát minh sáng chế:
 Máy huấn luyện đạo chích
 Phương tiện hảo hạng cho đại gia đạo chích

Mợ Ủn bị cấm cung?

Một tờ báo Nam Hàn hôm 15/10 đưa tin đã hơn 40 ngày nay không thấy Đệ nhất Phu nhân Triều Tiên mợ Ri Sol-ju xuất hiện trên truyền thông nhà nước. Nguyên nhân của sự "biến mất" này có thể là do kiểu cách thời trang trẻ trung "quá mức cho phép" của mợ dẫn tới sự lơ là về ý thức chính trị. Gần đây, Ri Sol-ju xuất hiện trước công chúng mà không đeo huy hiệu tỏ lòng tôn kính với 2 cố Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.
Khi mới ra "công khai", lúc nào sánh đôi mợ cũng đeo huy hiệu, ăn mặc thì nom rất "cổ kính" như cậu...
Thời gian sau, thiên hạ thấy mợ thay đổi hung, huy hiệu đã đành không đeo, quần áo hợp thời trang hơn; váy có thể cũng ngắn hơn; hàng tuyền hàng hiệu. Thật tội mợ còn quá trẻ, ăn mặc như vậy cũng có gì là quá đáng đâu vậy mà... “Các quan chức Triều Tiên đã tỏ ra lo ngại về phong cách tự do của Đệ nhất Phu nhân. Thế nên một chiếc huy hiệu cũng trở thành cả một vấn đề.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Hạ nhục, đánh đập và hành quyết trong CMVH Trung Quốc

Những bức ảnh tư liệu chưa từng được công bố thời Cách mạng Văn hóa Trung Quốc do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lý Chấn Thanh (Li Zhensheng) chụp đang được trưng bày tại Trung tâm triển lãm Barbican ở London. Các chuyên gia nói triển lãm đem lại cơ hội hiếm hoi, không qua kiểm duyệt, để được nhìn vào thời kỳ biến động nhất trong lịch sử thế kỷ 20.
Những bức ảnh đen trắng của ông Lý cho thấy những cuộc tuần hành tập thể, việc hạ nhục, đánh đập, các cuộc hành quyết và cả tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết. Nó cho thấy Cách mạng Văn hóa là như thế nào tại các tỉnh lỵ Trung Quốc và nỗi kinh hoàng của người dân khi bị đấu tố trước đám đông.

Chuyện Cuba: Phi-đen còn sống, 4 cầu thủ biến mất

Cựu chủ tịch Phi-đen vẫn khỏe qua... truyền khẩu:
Nghĩa là từ tháng 3 năm ngoái, thiên hạ không thấy cụ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Đồn đoán đủ kiểu về ông cụ (mới) 86 xuân xanh đã về chầu Chúa hay đi đã đi gặp cụ Mác?
Một phóng viên báo "lề phải" tờ Venceremos của Cuba, bà
Arlin Alberty Loforte đã gặp và được con trai cụ Đen là ông Alex Castro (ảnh trên) cho biết ông cụ vưỡn khỏe, vưỡn hàng ngày đọc sách báo và tập thể dục...
Ảnh cụ Đen chụp gần đây nhất, tấm trên tháng 2/2012 tấm dưới 4/2011
Best Blogger TipsBest Blogger Tips