Sân Old Trafford ở Manchester ngày 31/7 diễn ra trận
đấu bóng đá nữ được chú ý của dư luận giữa hai đội tuyển Bắc Triều Tiên và
Mỹ.
Trên sân bóng nổi tiếng thế giới đã chứng kiến biết bao thăng trầm của giải Ngoại hạng ở thành phố Manchester, tuyển bóng đá nữ của Mỹ phải đối mặt với một đối thủ “bí ẩn”, Bắc Triều Tiên.
Trên sân bóng nổi tiếng thế giới đã chứng kiến biết bao thăng trầm của giải Ngoại hạng ở thành phố Manchester, tuyển bóng đá nữ của Mỹ phải đối mặt với một đối thủ “bí ẩn”, Bắc Triều Tiên.
Sự bí ẩn của đội bóng đá nữ Bắc Triều Tiên không chỉ bởi vì báo chí nước
ngoài không biết gì, mà còn vì các thành viên trong đội đều là những gương mặt
mới rất trẻ, với độ tuổi trung bình chỉ mới 19 tuổi.
Thực tế là khi thấy phóng viên trước khách sạn trước giờ lên xe thi đấu, đoàn Bắc Triều Tiên đã luôn từ chối trả lời, đồng thời các nhân viên an ninh lập tức xuất hiện để đảm bảo khoảng cách.
Trận đấu được sự quan tâm của dư luận không chỉ vì ý nghĩa thể thao của nó, mà còn vì sự nhạy cảm đến từ căng thẳng trong quan hệ chính trị xưa nay giữa hai nước khiến người đến xem không khỏi tò mò trước những biểu hiện của cầu thủ hai đội trên sân.
Thực tế là khi thấy phóng viên trước khách sạn trước giờ lên xe thi đấu, đoàn Bắc Triều Tiên đã luôn từ chối trả lời, đồng thời các nhân viên an ninh lập tức xuất hiện để đảm bảo khoảng cách.
Trận đấu được sự quan tâm của dư luận không chỉ vì ý nghĩa thể thao của nó, mà còn vì sự nhạy cảm đến từ căng thẳng trong quan hệ chính trị xưa nay giữa hai nước khiến người đến xem không khỏi tò mò trước những biểu hiện của cầu thủ hai đội trên sân.
Những điều bất ngờ và không bất ngờ
Không có gì đáng bất ngờ khi phía trước sân Old Trafford tràn ngập những cổ động viên Mỹ; điều đáng bất ngờ là nhiều người trong số họ cầm theo lá cờ Bắc Triều Tiên trên tay.
Một gia đình đến từ Mỹ nói với BBC: "Chúng tôi mong Mỹ sẽ chiến thắng, nhưng cũng hi vọng được thấy một trận đấu đẹp giữa hai đội."
Một số người Anh cũng đến xem trận đấu; họ đến với những lá cờ Anh, Mỹ, Bắc Triều Tiên trong tay; một số khác thậm chí xuất hiện trong trang phục Scooby-Doo, Wonder woman nhưng sự có mặt của họ bắt nguồn chủ yếu từ sự hiếu kì hơn là mục đích cổ vũ.
Alex, một cô gái người Anh đi cùng bạn trai nói: " tôi ủng hộ Bắc Triều Tiên vì Joe (bạn trai cô) ủng hộ tuyển Mỹ. Chúng tôi đến đây cũng chỉ vì tò mò."
Trong đám đông, phóng viên BBC cũng bắt gặp một vài người Bắc Triều Tiên đến cổ vũ cho nước nhà; đây đều là những người đã trốn khỏi Bắc Triều Tiên từ những năm trước (từ khi ông Kim Jong-un đã trở nên mềm mỏng từ khi mới cưới vợ và ra quyết định cho phép người dân trong nước được xuất ngoại mà không ai biết).
Không có gì đáng bất ngờ khi phía trước sân Old Trafford tràn ngập những cổ động viên Mỹ; điều đáng bất ngờ là nhiều người trong số họ cầm theo lá cờ Bắc Triều Tiên trên tay.
Một gia đình đến từ Mỹ nói với BBC: "Chúng tôi mong Mỹ sẽ chiến thắng, nhưng cũng hi vọng được thấy một trận đấu đẹp giữa hai đội."
Một số người Anh cũng đến xem trận đấu; họ đến với những lá cờ Anh, Mỹ, Bắc Triều Tiên trong tay; một số khác thậm chí xuất hiện trong trang phục Scooby-Doo, Wonder woman nhưng sự có mặt của họ bắt nguồn chủ yếu từ sự hiếu kì hơn là mục đích cổ vũ.
Alex, một cô gái người Anh đi cùng bạn trai nói: " tôi ủng hộ Bắc Triều Tiên vì Joe (bạn trai cô) ủng hộ tuyển Mỹ. Chúng tôi đến đây cũng chỉ vì tò mò."
Trong đám đông, phóng viên BBC cũng bắt gặp một vài người Bắc Triều Tiên đến cổ vũ cho nước nhà; đây đều là những người đã trốn khỏi Bắc Triều Tiên từ những năm trước (từ khi ông Kim Jong-un đã trở nên mềm mỏng từ khi mới cưới vợ và ra quyết định cho phép người dân trong nước được xuất ngoại mà không ai biết).
Một điểm nhấn nữa ở đầu hiệp hai trận đấu đó là sự có mặt của hậu vệ
Manchester United Rio Ferdinand trên khán đài (ảnh minh họa trên), ngay phía sau ban huấn luyện
tuyển Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên anh này có rất ít khả năng chiếm được cảm tình của những người ngồi trước mình khi bước ra phía sau lưng các lãnh đạo Bắc Triều Tiên một cách âm thầm, khiến một số trong các vị này không hiểu tại sao hàng loạt camera và máy ảnh chĩa về phía mình nên cũng nở những nụ cười và vẫy tay theo một phong thái rất 'lãnh tụ'.
Cái không bất ngờ lớn nhất có lẽ là diễn biến trận đấu.
Tuyển Mỹ, tận dụng tối đa sức mạnh thể lực, tốc độ cũng như kinh nghiệm thi đấu đã áp đảo đối phương trong suốt hiệp một với chiến thuật phòng ngự chặt phản công nhanh khiến phía Bắc Triều Tiên hầu như không kiểm soát được bóng và phải phụ thuộc vào các pha chuyền bổng từ giữa sân kém hiệu quả lên cho số 10 Yun Hyon-hi, số 16 Kim Song-hui, vốn bị kèm chặt và bị cô lập bởi hàng phòng ngự Mỹ.
Tuy nhiên anh này có rất ít khả năng chiếm được cảm tình của những người ngồi trước mình khi bước ra phía sau lưng các lãnh đạo Bắc Triều Tiên một cách âm thầm, khiến một số trong các vị này không hiểu tại sao hàng loạt camera và máy ảnh chĩa về phía mình nên cũng nở những nụ cười và vẫy tay theo một phong thái rất 'lãnh tụ'.
Cái không bất ngờ lớn nhất có lẽ là diễn biến trận đấu.
Tuyển Mỹ, tận dụng tối đa sức mạnh thể lực, tốc độ cũng như kinh nghiệm thi đấu đã áp đảo đối phương trong suốt hiệp một với chiến thuật phòng ngự chặt phản công nhanh khiến phía Bắc Triều Tiên hầu như không kiểm soát được bóng và phải phụ thuộc vào các pha chuyền bổng từ giữa sân kém hiệu quả lên cho số 10 Yun Hyon-hi, số 16 Kim Song-hui, vốn bị kèm chặt và bị cô lập bởi hàng phòng ngự Mỹ.
Các cầu thủ trẻ của Bắc Triều Tiên tỏ ra thiếu kinh nghiệm trận mạc cũng như tốc
độ và thể lực khi đội hình phối hợp rời rạc và thiếu năng động.
Trong khi đó cặp bài trùng số 14 Abby Wambach và số 13 Alex Morgan của Mỹ lại
tỏ ra rất hiệu quả khi phối hợp ăn ý, tận dụng những pha chuyền chủ yếu từ cánh
trái để biến thành những tình huống nguy hiểm trước khung thành thủ môn O
Chang-ran của Bắc Triều Tiên.
Bàn thắng phút thứ 25' của Wambach được cho là cao trào của sự phối hợp đó.
Kết thúc hiệp 1, tuyển Bắc Triều Tiên bước vào hiệp hai với nguyên đội hình cũ, tuy nhiên từ những phút 60' trở đi, các cầu thủ của họ bộc lộ rõ sự xuống sức khi tốc độ di chuyển giảm xuống rõ rệt.
Bàn thắng phút thứ 25' của Wambach được cho là cao trào của sự phối hợp đó.
Kết thúc hiệp 1, tuyển Bắc Triều Tiên bước vào hiệp hai với nguyên đội hình cũ, tuy nhiên từ những phút 60' trở đi, các cầu thủ của họ bộc lộ rõ sự xuống sức khi tốc độ di chuyển giảm xuống rõ rệt.
Sự kiệt sức và bế tắc được thể hiện rõ hơn qua các pha kéo áo, vào bóng nguy
hiểm của tuyển Bắc Triều Tiên với các cầu thủ Mỹ; đỉnh điểm là thẻ đỏ của số 9
Choe Mi-Gyong đã khiến họ phải chơi với đội hình 10 người vào những phút cuối
trận đấu.
Tuy nhiên đội Mỹ cũng bị phê bình vì đã để mất đi đà của mình khi các pha tranh bóng trở nên thiếu quyết liệt hơn và họ cũng không tạo thêm được những pha nguy hiểm đáng kể trong hiệp hai.
Tỉ số 1-0 được giữ đến cuối trận đấu.
Khi sân cỏ sặc mùi chính trị
Trong lúc các cầu thủ và cổ động viên Mỹ dường như không mang theo những xung khắc chính trị giữa hai nước trong gói hành trang đến sân Old Trafford, các biểu hiện từ phía đoàn Bắc Triều Tiên chứng minh một góc nhìn hoàn toàn khác.
Khi quốc ca Mỹ vang lên, khuôn mặt các cầu thủ Triều Tiên hiện lên vẻ không thoải mái thực sự; họ đứng trong tư thế thả lỏng và ra vẻ cố ý cười cợt, ngó nghiêng.
Tuy nhiên khi đến lượt quốc ca Triều Tiên, các cầu thủ Mỹ lập tức đứng rất nghiêm, với hai tay khoanh sau lưng và mắt nhìn hướng về phía trước, chứng tỏ một sự tôn trọng đối thủ tuyệt đối và tinh thần thi đấu chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên đội Mỹ cũng bị phê bình vì đã để mất đi đà của mình khi các pha tranh bóng trở nên thiếu quyết liệt hơn và họ cũng không tạo thêm được những pha nguy hiểm đáng kể trong hiệp hai.
Tỉ số 1-0 được giữ đến cuối trận đấu.
Khi sân cỏ sặc mùi chính trị
Trong lúc các cầu thủ và cổ động viên Mỹ dường như không mang theo những xung khắc chính trị giữa hai nước trong gói hành trang đến sân Old Trafford, các biểu hiện từ phía đoàn Bắc Triều Tiên chứng minh một góc nhìn hoàn toàn khác.
Khi quốc ca Mỹ vang lên, khuôn mặt các cầu thủ Triều Tiên hiện lên vẻ không thoải mái thực sự; họ đứng trong tư thế thả lỏng và ra vẻ cố ý cười cợt, ngó nghiêng.
Tuy nhiên khi đến lượt quốc ca Triều Tiên, các cầu thủ Mỹ lập tức đứng rất nghiêm, với hai tay khoanh sau lưng và mắt nhìn hướng về phía trước, chứng tỏ một sự tôn trọng đối thủ tuyệt đối và tinh thần thi đấu chuyên nghiệp hơn.
Trong thủ tục bắt tay sau đó, tuyển Mỹ cũng tỏ ra rất cởi mở khi chủ động đưa
tay ra cùng những cái nhìn trực diện, thế nhưng sự đáp lại của Bắc Triều Tiên
dừng lại ở những cái chạm tay hờ hững, những khuôn mặt lạnh lùng cúi gầm xuống
đất như đang tìm cách tránh ánh mắt đối phương.
Trong cả trận đấu, mặc dù đang nằm sõng soài trên sân sau những cú ngã từ các pha tranh bóng, các cầu thủ Triều Tiên thường từ chối những bàn tay đưa ra từ các cầu thủ Mỹ để giúp họ đứng dậy.
Trong cả trận đấu, mặc dù đang nằm sõng soài trên sân sau những cú ngã từ các pha tranh bóng, các cầu thủ Triều Tiên thường từ chối những bàn tay đưa ra từ các cầu thủ Mỹ để giúp họ đứng dậy.
Một điều đặc biệt nữa đó là tuyển Bắc Triều Tiên có hẳn ba thành viên đi theo
chỉ với nhiệm vụ... giương cao quốc kì nước này trên khán đài.
Cả ba người này ngồi kế sát khu vực các nhân vật cao cấp trong đoàn Bắc Triều
Tiên; khi phóng viên BBC tiếp cận hỏi chuyện, họ không trả lời và sau đó các
nhân viên an ninh lập tức có mặt để yêu cầu giữ khoảng cách.
Thế nhưng cũng không hẳn người Mỹ nào cũng vô tư. Một vài người trong số họ
cũng khá "nghịch ngợm" khi mang theo những lá cờ Nam Triều Tiên vào sân.
Có thể họ cố ý, cũng có thể họ "nhầm" giống ban tổ chức Olympics hôm
26/7?
Tổn thương danh dự
Tổn thương danh dự
Trận đấu kết thúc, trong lúc các cô gái Mỹ nán lại sân để ăn mừng và bày tỏ
sự cảm ơn với cổ động viên của mình, tuyển Bắc Triều Tiên lập tức rời sân với
cùng một thái độ lạnh lùng, những khuôn mặt cúi gầm xuống đất như lúc mới đến và
có lẽ một chút tổn thương về danh dự.
Huấn luyện viên đoàn bóng đá nữ Bắc Triều Tiên, ông Sin Ui-gun phát biểu
trong buổi họp báo sau trận đấu, thể hiện sự chua chát rõ rệt:
"Chúng tôi đều nghĩ, trước người Mỹ, chúng tôi chỉ có thắng, không có thua."
Có thể rằng điều làm ông Sin nặng lòng nhất, đó là không thể dâng lên cho đại
tướng trẻ Kim Jong-un cái mà người Bắc Triều Tiên gọi là "chiến thắng năm 1953"
nữa, khi giờ đây trên sân bóng, họ đã không thể đẩy người Mỹ về phía nửa bên kia
ranh giới.
Tuy nhiên với một lãnh đạo tối cao luôn phải bận rộn phân bổ lịch trình một
ngày giữa công tác thăm nhà trẻ và cưỡi tàu nhào lộn với vợ mới cưới, có lẽ đại
tướng Kim cũng không có nhiều thời gian cho những nỗi buồn.
Bài
gốc trên BBC VietnameseBài trước:
Cầu thủ nữ Bắc Hàn: Xin đừng biến mất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét