Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Giải mã mặt Chum như ngỗng ỉa khi tiếp Fuck

Hơn một năm sau cuộc gặp Donald Trump - Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, hai tác giả Simon Denyer và David Nakamura đã có một bài viết trên tờ Washington Post số ra ngày 11/10/2018, trong đó tiết lộ một sự thật mà có thể thủ tướng Việt Nam chưa hề biết, hoặc có biết cũng không hề dám hé ra.
Bài viết trên có tựa đề “Quyết định của Trump về thương mại đã trở thành một bước thụt lùi đối với nền dân chủ ở Việt Nam như thế nào?”:“Hồi tháng Năm năm 2017, Trump đã tiếp thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, tại Nhà Trắng. Osius, người cũng có mặt tại đó, cho biết rằng H.R McMaster - cố vấn an ninh quốc gia lúc đó, chỉ có năm phút để thông báo tóm tắt cho Trump. Một số nội dung của cuộc thông báo đó được Trump trao qua đổi lại với giọng điệu, sắc thái bỡn cợt. “Rõ ràng là tổng thống (Trump) không biết là ai sẽ đến gặp ông ta, không biết nội dung cuộc gặp là gì và thậm chí không quan tâm đến những vấn đề sâu xa”, ông Osius nói.
Các quan chức Nhà Trắng thì lại phủ nhận rằng Trump đã không mấy được chuẩn bị. Một trợ lý cao cấp của Nhà Trắng cho biết rằng tổng thống (Trump) được thông báo về các cuộc gặp sắp tới với các nhà lãnh đạo nước ngoài trong các phiên họp giao ban ngắn gọn về các hoạt động trọng điểm nhiều tuần trước đó. Việc chuẩn bị của McMaster chỉ là một sự đánh giá cuối cùng, quan chức này cho biết như vậy”.
Những tin tức trên là hoàn toàn trái ngược với thông tin tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo và báo đảng Việt Nam về ‘chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Mỹ đã thành công tốt đẹp’, và dẫn ra thái độ tiếp đón hết sức trọng thị của Tổng thống Trump dành cho Thủ tướng Phúc, cũng như những ‘cam kết’ của Trump với Việt Nam về thương mại và đầu tư…
Cần nhắc lại, vào tháng Ba năm 2017 đột nhiên xảy ra một động tác “bắn tiếng” chưa từng có tiền lệ: trang Facebook của chính phủ Việt Nam đăng tải những thông tin về ý nguyện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “sẵn sàng đi thăm Mỹ”.
Tính chất khác thường của “Thủ tướng sẵn sàng thăm Mỹ” cần được đối chiếu với việc trước đây các hoạt động vận động và thỏa thuận về những chuyến thăm cao cấp Việt - Mỹ đều thông qua kênh ngoại giao, và thường gần đến lúc “đi” mới công bố thông tin trên báo chí nhà nước, chứ hoàn toàn không có chuyện bày tỏ mong muốn như vừa đây trên trang Facebook của chính phủ.
Cần lưu ý rằng động tác “bắn tiếng” từ phía Việt Nam diễn ra trong bối cảnh chưa rõ phía Mỹ đã chính thức mời Thủ tướng Phúc công du Hoa Kỳ hay chưa. Nhưng theo một số tin tức ngoài lề thì cho tới giờ này, người Mỹ còn đang quá bận rộn với công việc nên “chưa có thời giờ nghĩ đến Việt Nam”.
Nhưng khi Phúc đến Mỹ và có cuộc gặp với Trump trong vỏn vẹn 1 giờ đồng hồ vào ngày 31/5/2017, đã không có bất kỳ từ ngữ nào được Trump sử dụng, dù chỉ mang tính hàm ý, nói về “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”, bất chấp món quà 10 tỷ USD giá trị thương mại (nhưng  lại chẳng có cơ sở nào chứng minh rằng con số đó là có thật) mà ông Phúc cho biết các doanh nghiệp Việt đã ký kết với giới doanh nghiệp Mỹ.
Trong khi đó, bản hiệp định trên mới chính là chủ đề mà phía Việt Nam quan tâm nhất và trở thành mục tiêu lớn nhất của chuyến sang Mỹ của Thủ tướng Phúc. Nếu có được dù chỉ một thỏa thuận sơ bộ về Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, phía Việt Nam sẽ có hy vọng duy trì được số xuất siêu hơn 30 tỷ USD hàng năm vào thị trường Mỹ, đồng thời mở ra hy vọng vay mượn thêm tín dụng từ các chủ nợ lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu. Thậm chí trước chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Phúc, một chuyên gia nhà nước đã “bắn tin” rằng Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ đã được được chuyên viên hai nước đàm phán xong và đã được đặt lên bàn thủ tướng (Việt Nam), chỉ còn chờ mang sang Mỹ ký chính thức.
Không những không đề cập gì đến “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”, Trump lại xoáy vào một vấn đề cực kỳ khó chịu và khó khăn đối với phía Việt Nam: trong phần phát biểu ngắn gọn tại cuộc gặp song phương tại Nhà Trắng hôm 31/5, Tổng thống Hoa Kỳ đã nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại 'lớn' với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ 'sớm được cân bằng'. Ngay trước đó, Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ cũng không bỏ quên vấn đề này trong cuộc gặp với Thủ tướng Phúc.
Vào tháng 3/2017, Trump đã liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia “gây hại kinh tế” cho Mỹ và đe dọa sẽ có thể mạnh tay trong “chế tài”.
Không bao lâu sau cuộc gặp Trump - Phúc, Mỹ đã thực hiện một số động tác bảo hộ thương mại cứng rắn để hàng Việt Nam không thể ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ như trước đây, tạo nên một cơn chấn động không nhỏ đối với giới chóp bu Việt Nam và có thể dẫn đến chuyến đi Mỹ sắp tới của ‘tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng… (Viet Nam Thoi Bao)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips