Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

Tự do ngôn luận: Chính quyền Cuba đối thoại với giới văn nghệ sĩ độc lập

Đêm qua, 27/11/2020 là một ngày lịch sử đối với Cuba. Suốt ngày hôm qua, hơn 200 thanh niên đã tập hợp trước trụ sở bộ Văn Hóa để đòi chính quyền tôn trọng tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Đến 21 giờ, giờ địa phương, bộ Văn Hóa Cuba đã chấp nhận đối thoại với đại diện phong trào. Cuộc đối thoại diễn ra trong hơn 4 giờ.
Phong trào đã bùng lên sau khi an ninh can thiệp vào đêm hôm trước, thứ Năm 26/11, để trục xuất 14 thành viên và người ủng hộ phong trào San Isdro, đang tuyệt thực tại một cơ sở nằm tại trung tâm thủ đô La Habana. Phong trào San Isdro bao gồm các nghệ sĩ, giảng viên đại học và phóng viên, đấu tranh đòi tự do ngôn luận, tự do sáng tác tại Cuba.

Một báo cáo không thể bỏ qua về vấn đề tra tấn tù nhân ở Việt Nam

Khái niệm tra tấn có thể rộng hơn những gì bạn hình dung
Khi nghe hai chữ “tra tấn”, bạn nghĩ đến cái gì? Đánh đập? Dí dùi cui điện? Rút móng tay móng chân? Kỳ thực, khái niệm tra tấn rộng hơn và xảy ra thường xuyên hơn thế nhiều.
Báo cáo “Tra tấn và đối xử phi nhân tính đối với tù nhân chính trị Việt Nam 2018 – 2019” của tổ chức phi chính phủ The 88 Project cho chúng ta những dữ liệu và phân tích đáng tin cậy về những hình thức tra tấn khác nhau xảy ra với một đối tượng đặc biệt: những người bị giam giữ vì phạm các tội an ninh quốc gia hoặc bị cho là chống lại chính quyền.
Các tội này thường là tội tuyên truyền chống nhà nước, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội phá rối an ninh, tội gây rối trật tự công cộng, v.v.
Các hành vi tra tấn và đối xử phi nhân tính với tù nhân mà báo cáo đề cập đến bao gồm:
• Kéo dài thời gian giam giữ tiền xét xử mà không cho người bị giam giữ liên lạc với bên ngoài;
• Không cho người bị giam giữ tiếp cận luật sư và không xét xử công bằng;
• Không điều trị y tế đầy đủ cho người bị giam giữ;
• Điều kiện giam giữ tồi tệ;
• Không cho người bị giam giữ gặp người thân, chuyển trại đến nơi không thuận lợi cho việc thăm nuôi/hỗ trợ;
• Tra tấn thể xác và tinh thần;
• Biệt giam.
Phạm Đoan Trang
Tổ chức The 88 Project, đơn vị sản xuất báo cáo này, là ai?
Đây là một tổ chức nhân quyền ra đời năm 2012, xây dựng uy tín của mình với việc thu thập và tổ chức dữ liệu một cách khoa học và đáng tin cậy về các vụ việc liên quan đến tự do ngôn luận ở Việt Nam. Sản phẩm được biết đến nhiều nhất của họ là một cơ sở dữ liệu công phu về tù nhân chính trị Việt Nam.
The 88 Project là một tổ chức phi lợi nhuận đăng ký ở Hoa Kỳ. Người sáng lập và đứng đầu tổ chức này là một luật gia quen thuộc với giới hoạt động nhân quyền Việt Nam: Tiến sĩ Luật Hiến pháp Nguyễn Thị Hường, người lấy bằng cử nhân và thạc sĩ luật ở Pháp và bằng tiến sĩ luật ở Mỹ. Cùng với cô đóng vai trò đồng giám đốc là cô Keylee Uland, một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ từng lãnh đạo chi nhánh của tổ chức Ân xá Quốc tế tại Đại học Indiana.
Báo cáo dựa trên dữ liệu thu thập được về 19 tù nhân chính trị trong tổng số 257 tù nhân chính trị mà The 88 Project ghi nhận trong cơ sở dữ liệu của họ. Nhóm tác giả cũng lưu ý đây chỉ là dữ liệu thu thập được trong hai năm 2018 – 2019 đối với những người đang bị giam giữ, còn nhiều cựu tù nhân khác bị giam trước đó cũng cung cấp nhiều thông tin về hành vi tra tấn trong tù.
Tất cả những hành vi kể trên diễn ra trong bối cảnh Việt Nam có đầy đủ các quy định pháp luật hết sức rõ ràng về việc cấm tuyệt đối các hình thức tra tấn trong toàn bộ tiến trình tố tụng.
“Khuôn khổ pháp lý là rõ ràng. Song, việc không có một hệ thống tư pháp độc lập cũng như các cơ chế khác nhằm kiểm soát quyền lực của cơ quan công an, cộng với sự thiếu vắng một thủ tục khiếu nại có ý nghĩa thực chất đã tạo điều kiện cho việc tra tấn và đối xử phi nhân tính với các nhà bất đồng chính kiến và nhà hoạt động chính trị diễn ra như cơm bữa ở Việt Nam”, báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng trình bày rõ các căn cứ pháp lý chống tra tấn trong luật Việt Nam, cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết/tham gia, trong đó đặc biệt phải kể đến Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 2015.
Đây là một tài liệu hiếm hoi phân tích một cách đầy đủ về hoạt động tra tấn tù nhân ở Việt Nam dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy. Bạn đọc có thể tải báo cáo này (tiếng Anh) tại đây.
Bạn đọc cũng có thể tham khảo bài viết “Bảo vệ khỏi bị tra tấn, hạ nhục” trên trang nhanquyen.vn để tìm hiểu thêm về khái niệm tra tấn. - Trần Hà Linh

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Dona mà rất Y Vân

Ông ấy tên là Dona
Mà sao em thấy rất là Y Vân
Hỏi rằng sống có bao lăm
Thì Y Vân bảo 60 năm cuộc đời
Hôm nay ông ấy về giời
Bày tay Chúa tặng ổng chơi ngon lành
Trên trời nếu có đá banh
Thánh Pierre ráng giữ thành nghe hơm
Vỹ thanh: Chơi bóng kiểu thiên tài, ăn gian kiểu thiên sứ, hư hỏng kiểu quỷ sứ hơn hẳn anh Platini Nhạc Bất Quần.
ĐỖ TRUNG QUÂN 26.11.2020

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Bi hài kịch trong xã hội Việt Nam thời hậu cộng sản

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm
Thuở nhân loại còn lý tưởng siêu hình
"Từ thuở Tiên đi, sầu cũng nhỏ
Nhân gian thôi nhớ chuyện trên trời."
Đó là hai câu thơ của Huy Cận trong Lời mở đầu của Bùi Văn Nam Sơn cho bản dịch "Hiện Tượng Học Tinh Thần" của G. W. F. Hegel (Văn Học-2006). Khi trích dẫn hai câu thơ này, chàng học giả họ Bùi muốn nói đến một không khí triết học đã trở nên trống vắng và không còn mang cao vọng lớn lao sau tác phẩm lừng danh này của Hegel.
"Tiên" ở đây không phải là nàng tiên, hay là tiên sinh, mà là một nhà tiên tri cho thời đại và nhân loại. Khi nhà tiên tri đã ra đi, con người trần gian không còn màng đến việc tày trời. Họ chỉ còn biết chuyện trên Trái Đất, cho một cuộc sống thuần kinh tế vật chất.
Nhìn lại lịch sử thế giới trong cả một trăm năm qua, từ "duy tâm luận" của Hegel, nhân loại lại hăm hở chạy theo "duy vật chủ nghĩa" của Marx để rồi hệ quả là con người càng lún sâu vào cõi vật thể. Không còn ai nhìn lên cao để "nhớ chuyện trên trời". Ngay cả nỗi sầu muôn năm, nay cũng còn rất nhỏ.
Khi con người đã bỏ lại đằng sau mình hai thời quán giáo điều của tôn giáo và ý thức hệ từ chủ thuyết chính trị thì hắn không còn gì siêu hình để tin vào, không còn lý tưởng vượt trần gian để sống và chết cho. Lịch sử nay đã không còn cứu cánh tính; cuộc đời cá nhân không còn cưu mang nội dung bản thể - hắn cũng mất luôn niềm xác tín vào ý nghĩa hiện hữu. Đây là thời điểm mà hắn bỏ rơi tôn giáo và chính trị để ra đi. Bi kịch là hắn không biết đi về đâu.
Khi thoát khỏi thần linh và ý hệ, ở giai đoạn đầu, con người cảm thấy bị chấn thương và bơ vơ. Nhưng nay thì nỗi cô đơn cũng đã không còn - khi ý thức lịch sử cũng đã biến mất. Tất cả nhân loại này, từ đông sang tây, từ giàu đến nghèo, nay đã trở nên những chiếc máy thuần kinh tế. Tiền bạc, vật chất là cứu cánh duy nhất, mối bận tâm tối hậu cho cuộc đời.
Hai nhà tiên tri mâu thuẫn
Hãy đọc lại Hegel. Lịch sử là sự "khai mở Tinh thần vào thời gian", cũng như "Vũ trụ là sự khai mở Tinh thần vào không gian." Thế giới, theo Hegel, là một hiện tượng Tinh thần, mà trong đó, cá nhân tính chỉ là một hình thái tha hóa đang vươn mình tìm về lại chân lý vốn đang chờ đón ở cuối hành trình lịch sử. Cứu cánh tính của lịch sử và nhân loại là Tự do. "Lịch sử thế giới là một tiến trình trong ý thức Tự do," Hegel tuyên bố.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Để xem Chum còn tuyệt chiêu nèo?

Nỗ lực, mà truyền thông Mỹ cho là Tổng thống Donald Trump đang thực hiện để đảo ngược kết quả bầu cử tại nhiều bang, đang không mang lại hiệu quả.
Kế hoạch giờ chót của Tổng thống Trump nhằm tác động đến nghị viện nhiều bang để xoay chuyển thế cuộc đang không cho thấy kết quả khả quan... (Thanh niên)

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Giải Chum

Cựu Tổng Thống Barack Obama nói đùa rằng Tổng Thống Donald Trump có thể bị Hải Kích của Hải Quân lôi khỏi Tòa Bạch Ốc nếu không chịu rời khỏi đây vào ngày tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức, theo Business Insider.
Ông Obama nói đùa như vậy trong chương trình truyền hình “Jimmy Kimmel Live” của đài ABC tối Thứ Năm, 19 Tháng Mười Một.
“Ông biết rành Tòa Bạch Ốc,” ông Kimmel nói. “Ông sống ở đó tám năm. Trong đó có chỗ nào để người ta trốn không? Chẳng hạn, nếu họ sẽ bị lôi ra?”
Ông Obama cười nói: “À, tôi nghĩ chúng ta lúc nào cũng có thể đưa Hải Kích đến lôi người đó ra.”
Đoạn phỏng vấn này liên quan việc Tổng Thống Trump tiếp tục không chịu chấp nhận thất cử trước ông Joe Biden.
Từ xưa đến nay, chưa có tổng thống Mỹ nào bị ép rời Tòa Bạch Ốc, và không có thủ tục nào được quy định cho trường hợp đó.
Trước đây, các chuyên gia và cựu giới chức chính phủ cho Business Insider hay công việc đó có thể là trách nhiệm của Sở Mật Vụ, nếu ông Trump không chịu ra đi.
Đại diện của ông Biden cũng từng nhắc đến khả năng buộc ông Trump dọn ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Chính phủ Mỹ “hoàn toàn đủ khả năng áp giải người xâm phạm ra khỏi Tòa Bạch Ốc,” đại diện này nói.
Ông Trump vẫn là tổng thống đến ngày tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức, 20 Tháng Giêng. Đến nay, ông Trump vẫn tuyên bố ông là người chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua, và chưa công khai cho biết ông sẽ làm đến đâu để được ở lại Tòa Bạch Ốc - Bài gốc

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Bức bích họa tiên tri về Đô la Chum

Donald Trump tự nhận mình là thiên tài, cái gì cũng hơn người, hạng nhất về mọi phương diện. Hình trên đây, người viết chụp từ bức tường tại khu triển lãm lộ thiên ở Miami, vào dịp nghỉ lễ Giáng Sinh năm 2017. Qua chữ ký của họa sĩ, giống như ba chữ DNK ’17, có thể đoán là hình vẽ năm 2017, sau khi Trump đắc cử tháng 11, 2016. 
Một đứa trẻ còn mặc tã, phóng uế trên Hiến Pháp Mỹ, với những biểu hiệu chim Twitter bay ra từ miệng, phía sau là sọ người, tượng trưng nhiều người chết, và lửa cháy dữ dội, trên trời là địa cầu với bản đồ châu Mỹ. Bức hoạ mang tính tiên tri, vì vài ba năm sau mới có nạn cháy rừng ở Cali, và vài trăm ngàn người chết vì Covid-19.
Nét chính nổi bật về Trump, dưới mắt nhiều người, tuy thuộc nhiều thành phần khác nhau, nhưng có chung nhận xét, là tuy đã ở tuổi 74, Trump vẫn hành động như một đứa trẻ. Sau đây là một số nhân chứng, từ người trong gia đình, đến những cộng sự có cơ hội gần gũi Trump. (Xem bài)
Đinh Từ Thức

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Nỗ lực bám ghế của Đô la Chum

Hy vọng đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (như dự báo của truyền thông) của ông Donald Trump đang đối mặt thực tế rằng số phiếu bầu trong tầm ngắm có thể không đủ để giúp ông, ít nhất là cho đến giờ.
Trong vụ kiện đi xa nhất cho đến giờ, phe của ông Trump và đảng Cộng hòa đang tìm cách thuyết phục Tòa án Tối cao không tính đến số phiếu đến sau ngày bầu cử chính thức 3-11 ở bang Pennsylvania.
Hiện chỉ còn 4/67 hạt chưa báo cáo kết quả kiểm phiếu ở bang Pennsylvania. Số phiếu đến sau ngày 3-11 hiện dừng ở mức khoản 7.800 phiếu, theo phát ngôn viên của Tổng chưởng lý bang Josh Shapiro.
Trong khi đó, ông Biden dẫn trước ông Trump hơn 45.000 phiếu tính đến tối ngày 9-11 (giờ địa phương), không tính những phiếu bầu đến muộn nói trên.Bà Deborah Hellman, chuyên gia luật tại Trường ĐH Virginia (Mỹ), nói với trang Bloomberg rằng nếu số phiếu liên quan đến vụ kiện không làm thay đổi kết quả bầu cử ở bang Pennsylvania, nỗ lực của ông Trump sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố bác kết quả bầu cử, cáo buộc có gian lận trong cuộc bỏ phiếu. Thế nhưng, các quan chức bầu cử trên toàn quốc nói rằng không có bằng chứng về gian lận. Trong khi đó, các chuyên gia pháp lý nhận định nỗ lực của ông Trump khó có thể thành công.
Bà Emily Murphy, được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm Giám đốc GSA vào năm 2017, cho rằng cơ quan này vẫn chưa xác định được "người chiến thắng". Một nguồn tin thân cận với bà Emily Murphy cho biết bà luôn cẩn trọng, xem xét kỹ vấn đề trước khi đưa ra quyết định.
Một thành viên thuộc nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden nói với truyền thông đã đến lúc GSA có động thái trên, nếu không nhóm này sẽ xem xét hành động pháp lý.
Người này nói: "Hành động pháp lý chắc chắn là một khả năng. Thế nhưng chúng tôi cũng xem xét những lựa chọn khác".
Sự chậm trễ này khiến phía ông Biden chưa tiếp cận được hàng triệu USD ngân sách liên bang, cũng như chưa thể gặp quan chức tại các cơ quan tình báo và các cơ quan khác.
Nhóm của ông Biden không thể tiếp cận các khoản tiền để trả lương, tư vấn và đi lại cho đến khi có sự công nhận của GSA.
Ngoài ra, khi chưa được công nhận, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden không có quyền tiếp cận Bộ Ngoại giao, cơ quan chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp các cuộc điện đàm giữa lãnh đạo nước ngoài với tổng thống đắc cử.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Không cay cú không là Chum

Chiến lược của chiến dịch tranh cử của Trump đệ đơn kiện một loạt vụ, thách thức chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden là để cung cấp cho Tổng thống Donald Trump phần nhiều là lối thoát cho một tổn thất mà ông ta không thể nắm bắt, ít có lý do để thay đổi kết quả bầu cử.
Trump hứa sẽ có hành động pháp lý trong những ngày tới khi ông từ chối thừa nhận thua cuộc trước Biden, đưa ra một lời chào mời tích cực để các nhà tài trợ giúp tiền tài trợ cho bất kỳ cuộc chiến nào tại tòa án. Trump và chiến dịch tranh cử của ông ta đã đưa ra các cáo buộc gian lận bầu cử quy mô lớn ở Pennsylvania và các bang khác mà Biden thắng, cho đến nay các cáo buộc của Trump không có bằng chứng.

Chính quyền của Trump đã thúc đẩy các cáo buộc về gian lận bầu cử rộng rãi và bỏ phiếu bất hợp pháp mặc dù họ không đề cập đến việc Trump là người đưa ra các cáo buộc. Cục An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng là cơ quan liên bang giám sát an ninh bầu cử của Hoa Kỳ, cũng lưu ý rằng, các văn phòng bầu cử địa phương có các biện pháp phát hiện “khiến việc gian lận thông qua các lá phiếu giả rất khó xảy ra”.

Các quan chức bầu cử hàng đầu ở các bang chiến trường như Arizona, Georgia, Michigan, Pennsylvania và Nevada – cả Đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ – tất cả đều nói, họ không thấy có sự bất thường về chuyện bỏ phiếu phổ biến, không có trường hợp gian lận hoặc hoạt động bất hợp pháp nào.


 -Xem toàn bài

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Joe Biden - Tân tổng thống Hoa Kỳ

"Tôi cảm thấy vinh dự và khiêm nhường trước sự tin cậy mà nhân dân Mỹ đã đặt lên tôi và Phó Tổng thống tân cử Harris.
Bất chấp những trở ngại chưa từng có, người dân Mỹ vẫn đi bỏ phiếu với số lượng kỷ lục. Điều này lại chứng minh thêm một lần nữa là dân chủ vẫn thôi thúc trong trái tim của nước Mỹ.
Khi chiến dịch tranh cử này kết thúc, giờ là lúc để lại những giận dữ và giọng điệu nặng nề lại phía sau chúng ta, để cùng hợp lại như một dân tộc.
Đây là lúc nước Mỹ đoàn kết. Và hàn gắn.
Chúc ta là Hợp chủng quốc Mỹ. Và không có điều gì chúng ta không làm được nếu chúng ta cùng nhau thực hiện".


Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Về Donald Trump và cuộc bầu cử Mỹ

Khi tôi viết những dòng này thì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kì thứ 46 vẫn chưa ngã ngũ. Tôi không biết ai sẽ giành thắng lợi. Thật ra mà nói, tôi cũng không quan tâm đến nước Mỹ cho lắm. Nhưng tôi hi vọng Trump sẽ thua. Đây không cần phải là chính trị, đây có thể đơn thuần chỉ là sự căm ghét của cá nhân tôi đối với một thành phần mà sự thật tôi cũng không biết trong tiếng Việt nên gọi là gì cho phải. Ti tiện? Thổ tả? Quái thai? Trong cái thế giới mà tôi muốn sống, thành phần đó không nên tồn tại, và càng không nên tồn tại với vai trò là tổng thống của một nước lớn.
Tất nhiên sẽ có người cuồng Trump vào bẻ tôi “Nếu Trump tồi bại như những điều anh nói, tại sao vẫn được gần 50% phiếu bầu? Tại sao gần một nửa nước Mỹ vẫn tin tưởng ở Trump? Anh nghĩ anh giỏi hơn, anh khôn hơn, anh thông minh hơn 50% dân Mỹ sao?”
Câu trả lời hết sức đơn giản: Đúng là tôi giỏi hơn, khôn hơn, và thông minh hơn 50% dân Mỹ thật. Đó là điều đương nhiên. Một người có chỉ số trí tuệ trung bình là đã thông minh hơn 50% thế giới rồi. Nếu các bạn lấy con số ấy và đám đông ấy ra để làm luận cứ phản bác, các bạn không thắng được tôi đâu. Nên nhớ rằng cái chính thể mà các bạn chán ngán và căm ghét hằng ngày, một lúc nào đó trong lịch sử đã từng được hơn 90% dân chúng ủng hộ và tham gia cái gọi là “bạo lực cách mạng” để rồi có một ngày như hôm nay, khi không một ai quan tâm đến bầu cử trong nước mà chỉ quan tâm đến bầu cử đâu đâu bên Mỹ. Việc gần 50% người dân Mỹ bầu cho Trump và hầu như toàn bộ Facebook của tôi tôn sùng Trump, ngay cả việc Trump chiến thắng nếu điều đó xảy ra, đối với tôi và bạn bè tôi mà nói, chỉ có nghĩa là thế giới này chưa tốt đẹp hay tiến bộ đến như chúng ta vẫn tưởng, và rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. - PHAN AN – toàn bài

Best Blogger TipsBest Blogger Tips