Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

"Hot boy" "Hot News" bầu Kiên bị bắt

Basamnews9h10′ – Một nguồn đáng tin cậy từ báo giới cho biết: bầu Kiên bị bắt tối qua tại một quán cà phê… (sẽ cập nhật tiếp thông tin…)
9h15′ – A! Đây rồi … Tuổi trẻ có khác: Bắt bầu Kiên. – VNExpress sau chút: Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Hơi lạ là cảnh sát bắt chứ không phải an ninh. Và… rất đáng lo, là nghe tin Phạm Chí Dũng bị bắt trước đó là thủ phạm trang QLB, mà sao ở trong tù mà chả đã đưa ngay được tin lên blog rồi nè: BỐ GIÀ KIÊN ĐÃ BỊ BẮT! Đề nghị cơ quan chức năng cho kiểm tra ngay tình trạng giam giữ! - Rúng động thông tin bắt giữ bầu Kiên (VNN). - Tiếp đến là Tiền phong: Bắt tạm giam, khám xét nơi ở của ‘bầu’ Kiên.
9h45′… Tin tiếp: chiều qua, sau khi trả lời phỏng vấn báo chí suốt mấy giờ đồng hồ tại KS Hilton, Hà Nội, “bầu” Kiên ra về thì bị bắt, rồi đưa về khám nhà tại Hồ Tây luôn. Nhưng vậy không phải bị bắt tại TPHCM như VNN đưa. – BBC cũng lẹ quá: Bầu Kiên’ bị bắt. “Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước... Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin… sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin ‘bịa đặt’ về bữa ăn tối nói trên.” Mời xem: 647. Chuyện các “đại gia” bóng đá mời cơm Thủ tướng là bịa đặt ? (Ba Sàm/13-01-2012).
- Cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh sau tin bầu Kiên bị bắt (TC). Hơi lạ là có một thông tin “Sau khi bắt ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt giữ ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB trong sáng nay 21-8″, nhưng đã bị gỡ bỏ. Hiện chỉ còn lưu lại trên một trang mạng (Tin tức 24h).
12h – Nóng nữa!!! Đã bắt tất cả là… 5 (đại gia?)… Chờ thông tin 3 vị kia là ai.
12h7′ – VTV-Thời sự trưa đã đưa tin.
12h35′ – Tin tài chính VTV: Tội danh cho bầu Kiên là “kinh doanh trái phép, chỉ liên quan tới hoạt động của 3 Cty của NĐK thôi. Sàn TPHCM giảm khủng khiếp 20,72 điểm! Lượng hàng bán tháo không tưởng tượng được… Sàn Hà Nội, sụt 3,76 điểm.
14h15′ – Phiên chất vấn. Một ông nghị hỏi vị đại diện Viện kiểm sát về chứng cứ, tình tiết vụ bầu Kiên. PCT Kim Ngân gạt luôn, biểu là sẽ trả lời bằng văn bản.
Thống đốc Bình ngó bộ vẫn tươi tỉnh, bình tĩnh trả lời các câu hỏi.

9 nhận xét:

  1. CHOÁNG VÌ NGUYỄN ĐỨC KIÊN BỊ BẮT
    Vụ bắt Nguyễn Đức Kiên đã gây ra choáng.
    Trước hết là choáng do cách giữ bí mật tuyệt đối cho đến lúc bắt. Do đích thân bộ trưởng Công an chỉ đạo bắt và khám xét nhà, không một thứ trưởng nào biết. Bên Viện Kiểm Sát thì cũng chỉ có hai người biết. Đây là chuyện hiếm có từ trước đến nay.
    Choáng vì vụ bắt xảy ra ngay trong lúc chỉnh đảng đang đến hồi cao trào. Bộ chính trị và trung ương đảng đang đóng kín cửa để "tự tắm rửa, tự chữa bệnh" một cách bí mật gây ra không ít lời thị phi và những đồn đoán trong dân chúng về thực hư chuyện đấu đá nội bộ. Trên cái nền của những lời đồn đoán ấy, việc bắt Kiên đã gây choáng.

    Choáng vì suốt trong một thời gian dài, kể từ khi xuất hiện, blog Quan Làm Báo đã liên tục đưa tin bài về những vụ thâu tóm ngân hàng và thao túng, lũng đoạn tài chính liên quan đến Nguyễn Đức Kiên và một số đại gia ngân hàng khác. Nay thì Kiên bị bắt. Nhiều kẻ đang trong cơn choáng váng, chưa biết sẽ ra sao về sau với mình.
    Choáng lớn nhất là cái choáng của thị trường. Vàng vùn vụt tăng giá, đã lên xấp xỉ 43 triệu mỗi lượng. Giá cổ phiếu rơi tự do, đa số đều xuống mức sàn, thị trường bốc hơi 36,5 tỷ đồng (1.8 tỷ USD). Mặc dù ngân hàng Nhà Nước và ngân hàng ACB đã ra thông báo trấn an, việc bắt Kiên không liên quan gì đến hoạt động của ACB nhưng trong ngày hôm nay (21.8), khách hàng đã kéo đến các chi nhánh của ACB để rút tiền nhất là sau khi nghe tin tổng giám đốc Lý Xuân Hải cũng được công an mời làm việc. Hy vọng ACB sẽ vượt qua cơn choáng này.
    Tại sao việc bắt Nguyễn Đức Kiên lại gây ra những cơn choáng như vậy?
    (Click tiêu đề xem tiếp)
    Nóng không kém:
    Sáng nay, hơn 2 ngàn bà con Văn Giang đến bộ TNMT tại Nguyễn Chí Thanh để đối thoại với Bộ trưởng.
    Ngay từ 8h sáng đã có hơn 1.000 nông dân Văn Giang có mặt tại 83 Nguyễn Chí Thanh – Bộ TNMT. Đã có rất nhiều CSGT, cảnh sát, xe 113 tại đây. Như lịch hẹn đúng 8h30 sáng nay Bộ TNMT tổ chức buổi đối thoại trực tiếp của Thứ Trưởng với bà con, bên cạnh đó theo yêu cầu của bà con Bộ sẽ mời nhiều cơ quan bộ, ban, ngành trung ương cùng tham dự.(BASAM)

    Trả lờiXóa
  2. Sáng nay làng báo nhộn nhịp hẳn lên với tin nóng ông Nguyễn Đức Kiên (còn gọi là bố già Kiên, bầu Kiên) bị bắt. Dư luận ồn ào, nhiều ý kiến trái chiều. Theo thông tin do công an xì ra cho các báo thì ông Kiên được nhà chức trách “hỏi thăm” do có những “sai phạm về kinh tế”. Lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền thông đang rốt ráo chỉ đạo, tung phóng viên đi tìm cơ quan điều tra xin thông tin mới liên quan đến vụ việc. Lâu lâu lại có thứ nóng sốt thế này, không khai thác tối đa để tăng tia-ra, để câu bạn đọc, để báo khác nó giành mất, có mà ngu.

    Lúc sớm, theo thói quen sau khi ngủ dậy, tôi vào mạng điểm tâm thời sự thì đã thấy vụ việc, tất nhiên là không phải từ báo chính thống, quốc doanh. Đến cơ quan, một người bạn tôi, anh Hiếu Dũng thư ký tòa soạn phàn nàn báo TN online nhà mình bây giờ mới post bài lên, sau “thằng” Tuổi Trẻ gần cả tiếng đồng hồ. Tôi hiểu một người có trách nhiệm như anh Dũng không thể chấp nhận sự chậm trễ ấy. Hơn nhau từng phút từng giờ nhiều khi quyết định giá trị của tờ báo. Lại nhớ hồi vụ Mỹ bị bin Laden tấn công 11.9, báo Thanh Niên chỉ hơn các báo khác có vài giờ mà tạo được chấn động lẫy lừng, đến nay vẫn còn ăn theo ánh hồi quang ngày ấy.

    Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể, sẽ thấy ngay báo chí quốc doanh xứ mình chả mấy khi đóng được vai trò phát hiện, tìm tòi, chủ động lật ra những mặt trái xã hội. Hầu hết tờ báo, với hầu hết vụ việc, chỉ là ăn theo.
    Mà ăn theo ai, theo công an chứ còn theo ai nữa. Phóng viên nội chính chủ yếu tạo mối quan hệ với công an, khi có vụ việc gì thì a lô cho nhau, đến lấy kết luận điều tra. Hiếm hoi lắm mới có những loạt bài do phóng viên tự lăn mình vào cuộc sống hiện thực, tự điều tra, ví dụ Phương Thanh (PV Thanh Niên) điều tra về xăng dầu bẩn; Hoài Nam (PV Thanh Niên) phanh phui những đường dây buôn lậu, dầu ăn bẩn, rau muống bẩn; PV báo Tuổi Trẻ bóc trần bọn lưu manh luộc đồ xe máy ở bệnh viện Nhi đồng, bọn rải đinh trên xa lộ; PV Hoàng Khương (Tuổi Trẻ) tố đường dây giải cứu xe vi phạm luật… Những trường hợp như thế, họ không phải chạy theo công an, cơ quan điều tra để xin xỏ thông tin mà ngược lại, chính công an phải xin tư liệu của họ. Làm báo thế mới đích thực vinh quang.

    Vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên, nếu cần tuyên dương, nhặt nhạnh trong các nhà báo quốc doanh ký tên vào bài vở đăng bữa ni không tìm ra được người nào. Tất cả đều là ăn theo, xin xỏ. Vậy mà có “tờ báo” rất đáng được ghi nhận, khen ngợi, đó là “tờ” Quan làm báo trên mạng internet. Suốt nhiều tháng nay, báo quan đã chỉ đích danh những sai phạm của ông Kiên và nhiều cá nhân liên quan nhưng hình như những người có trách nhiệm coi nó là thứ phản động nên cứ lờ đi. Nay ông Kiên bị bắt, tôi đâm ra hồ nghi, hay chính cơ quan điều tra đã một phần dựa vào hệ thông tin không chính thống ấy mà củng cố được hồ sơ để bập còng số 8 vào cổ tay mũm mĩm của ông Kiên.

    Chợt liên tưởng đến vụ tiền polymer tận bên Úc. Không có cặp phóng viên Richard Baker – Nick McKenzie của báo The Age cất công điều tra, tìm tòi, phanh phui, công bố trên mặt báo suốt 2 năm trời thì chắc chắn vụ tham nhũng, tiêu cực xuyên quốc gia liên quan đến in tiền polymer, đến công ty Securency, đến bà quan chức cấp cao đại diện thương mại Úc tại Việt Nam Elizabeth Masamune, đến đại tá Lương Ngọc Anh… vĩnh viễn chìm trong bóng tối. Những nhà báo ấy làm nhà cầm quyền (nhất là bộ máy tham nhũng, tệ hại) cảm thấy khó chịu, nhưng xã hội, đất nước, nhân dân, và những nhà lãnh đạo có lương tri sẽ mãi mãi biết ơn họ. Khi bộ máy điều tra của nhà nước bất lực hoặc yếu kém thì chính những con người như thế thay mặt cho công lý, cho ước nguyện của nhân dân.

    Cứ mải miết chạy theo công an để xin tin tức, nhà báo salon chả bao giờ lớn được.
    Nguyễn Thông

    Trả lờiXóa
  3. Vụ Bầu Kiên bị tóm:
    “Bắt gà sống”, “Bắt gà chết”

    “Quanlambao – Chúng tôi là người đầu tiên đã đưa tin đến bạn đọc lưc 0 giờ 21/8/2012 về việc bố già Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt vì hàng loạt những tội phạm mà Quan làm báo đã phanh phui, đó chính là cơ sở để hình thành chuyên án đặc biệt do trực tiếp Bộ Trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo với sự kết hợp giữa Bộ Công An và Tổng cục 2 (an ninh quân đội – VVT) thực hiện trong suốt 01 tháng qua … “


    Trên đây là mấy dòng mở đầu của bài “Baogiờ đến lượt những kẻ khác “theo hầu” bầu Kiên” trên trang “quanlambao.blogspot.com” sáng 21-8-2012. 9 tiếng đồng hồ sau bản tin đầu tiên của quanlambao, hàng loạt báo “lề đảng” mới lục tục đưa tin Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) bị bắt lúc tối 20-8, mà cũng chỉ vắn tắt “chưa rõ nguyên nhân”, hoặc “sai phạm về kinh tế”.

    Khác với bạn đọc các báo “lề đảng” – hầu hết lâu nay chỉ nghe danh Bầu Kiên ở trò bóng đá, hoặc loáng thoáng là kẻ phất nhanh trong lĩnh vực ngân hàng, từ nhiều tháng nay, bạn đọc các báo “không lề” không lạ gì Bầu Kiên – một bố già mafia, một phù thủy trong giới ngân hàng, nhờ bàn tay nhám nhúa của một vài kẻ có thế lực trong chính giới mà bòn rút không biết bao nhiêu nghìn tỷ đồng ngân sách, lũng đoạn nền tài chính quốc gia.

    Rõ ràng, trong vụ Bầu Kiên, báo “lề đảng” đã không làm nổi chức năng phát hiện, dự báo của mình như lâu nay đảng vẫn yêu cầu, răn dạy; bạn đọc vẫn đòi hỏi. Trong nghề báo, người ta gọi hiện tượng chỉ làm được cái việc mô tả lại sự kiện đã rõ như ban ngày (công an đã bắt đương sự, tòa án đã kết án, đảng đã ra quyết định kỷ luật, thanh tra đã có kết luận… ) là “bắt gà chết”. Con gà chết, đã nằm ngay đơ, thằng con nít mới biết đi nào chẳng bắt được? Lúc nó còn sống, chạy nhảy lanh lẹ, chẳng phải ai cũng bắt được!

    “Bắt được gà sống”. Hoan hô báo “không lề”! Vụ này, lẽ ra Ban Tuyên giáo, thực hiện chức trách của mình, phải kịp thời biểu dương, khen thưởng, đề nghị các báo “lề đảng” học tập các báo “không lề”, ít nhất cũng về nghiệp vụ chuyên môn (!).

    Qua đây, báo giới “lề đảng” và giới chức quản lý có tự vấn: thua xa báo “không lề” – vì sao? Rộng hơn, không chỉ lĩnh vực kinh tế, vấn đề an nguy của vận mệnh đất nước hiện nay, nếu các báo “lề đảng” vẫn trong “vòng kim cô” “bắt gà chết”, một một buổi sáng không đẹp trời nào đó, mở tờ báo ra đọc, thấy dòng tin sững sờ: Quân xâm lược… (không viết nổi nữa).
    Nhà báo Võ Văn Tạo

    Trả lờiXóa
  4. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, thường gọi là “bầu” Kiên, ngay lập tức đã thu hút sự chú ý lớn của các tờ báo và hãng tin quốc tế. Các báo nước ngoài bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của vụ bắt giữ này đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

    Một loạt tờ báo và hãng tin quốc tế tên tuổi như Bloomberg BusinessWeek, Reuters, AP, Financial Times, Straits Times… hôm nay đều đăng tin về vụ “bầu” Kiên bị bắt.

    Báo Financial Times chạy dòng tít “Arrest of Vietnam tycoon unnerves markets” (tạm dịch: “Vụ bắt giữ doanh nhân Việt Nam gây hoảng hốt cho thị trường”), trong khi hãng tin AFP giật tít: “Vietnam arrests high-flying banking mogul” (tạm dịch: “Việt Nam bắt giữ ‘đại gia’ giàu có ngành ngân hàng”), dòng tít trên Reuters thông báo: “Vietnam arrests banking tycoon, bank shares fall” (tạm dịch: “Việt Nam bắt giữ ‘đại gia’ ngân hàng, giá cổ phiếu ngân hàng sụt giảm”)…

    Hầu hết các bản tin đều ghi nhận vị thế đáng nể của ông Nguyễn Đức Kiên trong lĩnh vực kinh doanh và thể thao tại Việt Nam như “một trong những doanh nhân giàu có nhất trong ngành ngân hàng ở Việt Nam”, “đại gia” ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, “nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực bóng đá ở Việt Nam”...

    “Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ một trong những ‘đại gia’ ngân hàng giàu có nhất về những sai phạm trong hoạt động kinh tế chưa được nêu rõ, khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm giữa lúc nước này đang gặp nhiều khó khăn kinh tế”, hãng tin AP cho biết.

    Tờ Financial Times thì viết: “Vụ bắt giữ một trong những doanh nhân nổi bật nhất ở Việt Nam đã gây rúng động trên thị trường chứng khoán của Việt Nam”.

    Tương tự như thái độ lo ngại của Financial Times, các tờ báo và hãng thông tấn nước ngoài có đưa tin về vụ việc đều đặt vụ bắt giữ trong bối cảnh những khó khăn kinh tế hiện nay ở Việt Nam.

    Vụ bắt giữ ông Kiên “châm ngòi trở lại cho những lo ngại về ngành ngân hàng của Việt Nam”, bản tin của Reuters có đoạn viết.

    “Tin tức về vụ việc một lần nữa làm dấy lên quan ngại về một hệ thống ngân hàng đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của 4 năm lạm phát cao, giá tài sản sụt giảm mạnh và những mối liên hệ tới khu vực kinh tế quốc doanh”, Reuters nhận xét.

    Hãng tin AP nhấn mạnh: “Thông tin về vụ bắt giữ đăng tải trên các báo vào ngày thứ Ba đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh, với chỉ số VN-Index giảm khoảng 5% vào buổi trưa”.

    Hãng tin này còn nói thêm rằng: “Việt Nam từng được xem là một nền kinh tế ‘con hổ’ mới ở khu vực châu Á, tương tự như Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng những lo lắng về sức khỏe của hệ thống ngân hàng, quan ngại về lạm phát, sự mất giá đồng nội tệ, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự sa sút của lượng vốn đầu tư nước ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế”.

    Trả lờiXóa
  5. Trong một bài viết dài và chi tiết về vụ bắt giữ ông Kiên, báo Financial Times nhấn mạnh rằng: “Vụ bắt giữ ông Kiên là động thái đầu tiên thuộc thể loại này đối với một người thuộc thế hệ doanh nhân cỡ bự mới phất lên sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã đi kèm với sự bất ổn kinh tế, những thời kỳ lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá và các vụ bê bối tham nhũng ở các công ty quốc doanh, làm phương hại tới địa vị của Việt Nam với tư cách là một nền kinh tế mới nổi hấp dẫn”.

    Năm nay 49 tuổi, ông Nguyễn Đức Kiên là người trong nhóm sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch của Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội.

    Dù không còn giữ chức vụ gì ở ACB và đã giảm cổ phần nắm giữ trong ngân hàng này xuống dưới mức 5%, ông Kiên được cho là còn nắm cổ phần ở nhiều ngân hàng khác của Việt Nam. Ngân hàng Standard Chartered của Anh hiện đang nắm cổ phần 15% tại ACB.

    Theo cơ quan cảnh sát điều tra, ông Kiên bị khởi tố về tội "kinh doanh trái phép" theo điều 159 Bộ luật Hình sự. Bước đầu điều tra sai phạm chỉ liên quan đến ba công ty là Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội do ông Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Vụ bắt giữ ông Kiên diễn ra vào ngày hôm qua, 20/8.

    Trả lờiXóa
  6. - Có nhiều tin kỹ thuật từ mạng lưới Tổng cục 2 quân đội cho thấy âm mưu soán Đảng, lật đổ chế độ chưa bao giờ rõ như lúc này.
    – Chuyên án bảo vệ chế độ (thực chất là một kế hoạch) mang bí số riêng, được một Tổ Công tác âm thầm thực hiện việc chuẩn bị, trinh sát, củng cố chứng cứ. Tổ Công tác, gồm những cán bộ có phẩm chất chính trị ưu tú nhất, trung kiên nhất, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cao nhất trong Quân ủy.
    – Yêu cầu cao nhất là phải bí mật vì sẽ đụng chạm đến nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính phủ, cùng mạng lưới của họ.

    “Nhóm lợi ích” đã thế chỗ của “Thế lực thù địch” trong báo cáo

    Lợi dụng sự yếu kém về tổ chức nhà nước, sự chậm chễ có nguyên nhân khách quan, chủ quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh dân chủ hóa, “Nhóm lợi ích” trong đó có những cán bộ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ, đã vơ vét tài nguyên, của cải của nhà nước và nhân dân, trở thành thế lực nguy hiểm nhất đe dọa sự sống còn của Đảng từ bên trong.

    Được cảnh báo về mối hiểm họa từ bên trong đe dọa trực tiếp sự sống còn của Đảng, đẩy đất nước đến khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, trước Hội nghị Trung ương, Tổng bí thư đã làm việc nhiều lần với:
    - Tổng cục 2, khẳng định lại cơ quan tình báo quân đội là chỗ dựa của chế độ.
    - Thăm Bộ Công an, Tổng bí thư nhấn mạnh Công an là thanh kiếm bảo vệ chế độ.

    Sau Hội nghị Trung ương vừa qua, ông Trọng làm việc hẳn bên VP của Quân ủy Trung ương trong Bộ QP mà ít khi về ngồi bên Trụ sở Trung ương Đảng, trừ lúc cần.

    “Nhóm lợi ích” lũng đoạn và đã chiếm đoạt trên 50% tài sản quốc gia:

    - Lũng đoạn toàn bộ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, xương sống của kinh tế quốc gia
    - Thao túng hệ thống tài chính, ngân hàng
    - Làm rối loạn chính sách tiền tệ.
    - Chiếm đoạt và bán rẻ tài nguyên thiên nhiên.
    - Làm tê liệt nền sản xuất
    - Huy động lực lượng vũ trang “thu hồi” đất bừa bãi phục vụ lợi ích cá nhân.
    - Làm rối loạn nhiều chính sách khác về giáo dục, y tế, văn hóa.
    - Quan hệ trái phép với nhiều nhóm lợi ích nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  7. Đánh án Kiên-bạc chỉ là một phần của chuyên án chính trị bảo vệ chế độlúc 10:26 23 tháng 8, 2012

    Âm mưu lớn

    “Nhóm lợi ích” đã cùng nhau mưu toan lớn nhằm phá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
    - Tiếp tục lũng đoạn các cơ quan Đảng, chính quyền.
    - Mua chuộc, làm tha hóa bộ máy cảnh sát, an ninh, quân đội tại nhiều cấp.
    - Làm tê liệt các nguyên tắc tổ chức từ bên trong.
    - Làm vô hiệu hóa các cơ quan chức năng của Đảng Cộng sản.
    - Biến công cụ chuyên chính thành những cỗ máy phục vụ lợi ích của các bố già.
    - Biến nền báo chí cách mạng, các cơ quan quản lý báo chí thành những người đưa tin, tuyên truyền cho các nhóm lợi ích.
    - Những chủ trương lớn về xây dựng Đảng, dân chủ hóa chỉ được triển khai qua loa, đại khái.
    - Tiến hành các hoạt động tinh vi đặt Đảng vào thế đối đầu với nhân dân, hướng sự bất bình của nhân dân vào Đảng.
    - Mưu toan ám sát một số cán bộ cao cấp (nếu cần).

    Xây dựng cương lĩnh chính trị lật đổ

    Cùng với việc vơ vét, lũng đoạn, phá hoại tổ chức Đảng, “Nhóm lợi ích” ráo riết tiến hành xây dựng cương lĩnh chính trị phục vụ “giai đoạn mới”.

    Mục tiêu cương lĩnh không phải là xây dựng một chế độ dân chủ thực sự mà “Nhóm lợi ích” toan tính dựng lên một nhà nước với chế độ tổng thống độc tài lãnh đạo do ”Nhóm” kiểm soát. “Nhóm lợi ích” công khai cổ vũ mô hình của Nga thời hậu Cộng sản, đồng thời không giấu diếm bàn bạc về “sự chuyển tiếp” trong hòa bình. Một số bố già được “Nhóm” cử đi tham quan, nghiên cứu nhằm hoàn thiện cương lĩnh chính trị.

    Theo cương lĩnh chính trị, một nhà nước tư bản độc tài sẽ được dựng lên với tổng thống do các bố già thao túng. Bộ máy an ninh quân đội, truyền thông sẽ phục vụ lợi ích của các bố già này, toàn bộ tài sản quốc gia sẽ tập trung vào tay các Soái, các Bố.

    Những ai đứng sau cương lĩnh này là câu hỏi lớn nhất mà những người thực hiện Kế hoạch tạm gọi là “Bảo vệ chế độ” đang ráo riết tìm câu trả lời và câu trả lời chắc chắn sẽ được sử dụng để Đảng thực hiện thanh trừng nội bộ. Quy mô và phạm vi thanh trừng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có tin là không loại trừ cả Thủ tướng. Trong những ngày tới cuộc đấu tranh nội bộ này của Đảng Cộng sản sẽ diễn ra rất gay gắt nhưng thầm lặng.

    Có tin là đoàn Chính phủ đã xin vào chúc mừng sinh nhật Đại tướng nhưng vẫn chưa được “sắp xếp”.

    Trả lờiXóa
  8. Tin ông trùm ngân hàng Nguyễn Ðức Kiên (bầu Kiên) bị bắt tối 20 tháng 8 gây chấn động dư luận và trở thành đề tài bàn tán xôn xao của nhiều người dân Việt Nam, trong đó có Sài Gòn.

    Sau xôn xao là 'im lắng bất thường'

    Thật khó mà đoán trước được mức độ của ngọn lửa vừa bùng lên trong lòng chóp đỉnh quyền lực kinh tế “đỏ và đen” của chế độ cộng sản Việt Nam. Nhưng có thể nhận định sớm rằng đám cháy lần này vượt hẳn những lần đốt trụi các đại gia trước đó như Nguyễn Văn Mười Hai, Phạm Huy Phước, Minh Phụng...

    Ở một quán cà phê hẻm trên đường Lãnh Binh Thăng, một ông chủ cơ sở nhựa, vừa nói vừa đưa bàn tay lật qua lật lại: “Ông bầu Kiên bự thiệt, nhưng làm ăn dưới chế độ này họ ngửa tay ra thì sống, úp tay xuống là chết. Làm ăn với mấy ông cộng sản như ở gần cọp dữ, ăn thịt nó đâu có được, nó ăn thịt mình thì có. Biết bao nhiêu người bị rồi. Có người đỡ đầu hả, cũng bị phản cái rụp.”

    Khi được hỏi là ông có tiền gởi ngân hàng của bầu Kiên không, ông chủ này nói: “Có chớ, nhưng chút chút, bây giờ có nhiều ngân hàng mà, gởi-vay mỗi chỗ chút chút chắc ăn.”

    Ở Việt Nam hiện nay, việc bày ra dầy đặc các ngân hàng thương mại là một cách rút rỉa niềm tin và tiền tiết kiệm của người dân

    Một số người không có quyền lợi liên can đến ngân hàng ACB, Eximbank, Vietbank... nơi bầu Kiên là cổ đông lộ và ngầm chủ chốt thì cho rằng sẽ không có biến động lớn, vì truyền thông nhà nước liên tục tuyên truyền Ngân Hàng Nhà Nước đã chuẩn bị bơm tiền cứu nguy ngân hàng ACB và các ngân hàng liên quan nếu có biến động.

    Nhưng dân kinh doanh thì hoài nghi. Một chủ đại lý mỹ phẩm Hàn Quốc nói: “Kêu là sẵn sàng bơm vài ngàn tỉ để phòng biến động, năm ba ngàn tỉ có là bao nhiêu nếu cả đám ngân hàng bể ổ.”

    Ông chủ đại lý mỹ phẩm này cho biết thêm, bạn làm ăn của anh là khách hàng lớn của ngân hàng ACB và rằng: “Thằng bạn tôi rút hết tiền rồi, rút trước khi bầu Kiên bị bắt, người ta báo cho nó biết trước cả nửa tháng là trong tháng 8 ngân hàng sẽ có sự cố nhưng không ai biết là chuyện gì, hóa ra là chuyện ông bầu Kiên bị bắt.”

    Bất thường

    Ngoài ngành ngân hàng và giới tư sản đỏ, ghi nhận dư luận về chuyện bầu Kiên bị bắt là bất thường.

    Một ông trùm, thần thế gần như huyền thoại “bất khả xâm phạm,” vậy thì ai dám bắt?

    Yếu tố bất thường được giải thích là không ai tin tầm cỡ bầu Kiên mà để bị bắt vì ba cái công ty nhỏ xíu là: Công ty CP Ðầu tư Thương mại B&B; Công ty CP Ðầu tư ACB Hà Nội; và Công ty TNHH Ðầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội; cả 3 công ty này đều do ông Kiên làm chủ tịch HÐQT và đã kinh doanh trái phép như tống đạt truy tố của công an.

    Cánh phóng viên các báo nhà nước bàn tán rằng, việc bắt bầu Kiên là tìm chứng cớ cho chuyện thanh toán chính trị nội bộ cung đình hơn là do ông Kiên đứng đầu một nhóm lợi ích kinh tế thứ dữ.

    Một tay nhà báo trẻ tâm đắc với cách gọi “bố già Kiên” hơn là bầu Kiên. Anh ta nói nghiêm chỉnh, “Ai có đọc Quan Làm Báo thì có thể đoán biết bố già Kiên là người có thể cạnh tranh chức thủ tướng nếu Nguyễn Tấn Dũng làm tổng thống.”

    Dạo một vòng qua chi nhánh ngân hàng ACB, Eximbank, Vietbank và hệ thống ngân hàng thương mại ở Sài Gòn, mặt tiền hào nhoáng thị trường tài chánh vẫn có vẻ ngoài bình thường, nhưng nhiều người quan tâm thì cho rằng phải thêm một khoảng thời gian nữa mới biết chuyện bầu Kiên bị bắt có gây ra cơn bão tài chánh hay không.

    Nhưng ngay lúc này người ta đã nhìn thấy sự phòng thủ của Ngân Hàng Nhà Nước và ngân hàng ACB khi ra thông báo rằng các chi nhánh chỉ cho khách hàng rút tiền dưới năm trăm triệu đồng Việt Nam, trên số tiền đó là khóa lại chờ lệnh.

    Trả lờiXóa
  9. Dư luận ở Sài Gòn sau vụ trùm ngân hàng bầu-Kiên bị bắt -lúc 11:17 23 tháng 8, 2012

    Nhiều người rút tiền

    Một chị bạn đang làm tại công ty nước ngoài cho chúng tôi biết, sáng ngày 21 tháng 8 cùng vài người bạn cùng công sở đang ăn sáng, một người trong nhóm nhận tin nhắn, đọc xong mặt mày thất sắc quay qua mọi người cho biết: “Bầu Kiên bị bắt tối qua rồi!” vài người đứng dậy bỏ dở bữa ăn sáng, họ mau chóng về lấy sổ ngân hàng đi rút tiền tại ACB và Eximbank...

    Ngân hàng vẫn làm việc bình thường, các ngân hàng có “liên quan” tới bầu Kiên trong ngày 21 tháng 8 đều ra thông báo việc bầu Kiên bị bắt chỉ là chuyện cá nhân, không liên quan gì tới ngân hàng, đồng thời thống đốc ngân hàng cũng “khẳng định” sẽ hỗ trợ các ngân hàng có liên quan, trong trường hợp mất khả năng chi trả để đảm bảo sự an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.

    Tin tức trong ngày 21 đã gần như “phủ khắp” những ai quan tâm tới thế sự, thời cuộc, cũng như kinh tế, tài chánh, ngân hàng...

    Cho nên, khi chúng tôi hỏi bất kỳ ai bằng câu :”Có biết vụ bầu Kiên bị bắt chưa?” Thì bị phản ứng rất mạnh: "Trời! Vụ này cả nước biết, sao tôi lại không biết?”

    Khi được hỏi là vụ “bê bối” này có kéo theo sự “sụp đổ” của hệ thống ngân hàng do tâm lý hoảng loạn của đám đông như vụ nước hoa Thanh Hương giữa thập niên 80 của thế kỷ trước hay không. Một bác sĩ tên T. cho biết, tâm lý hoảng loạn của đám đông thì chắc chắn ít nhiều đều có, nhưng hiện tại họ mới chỉ “dao động” thôi chứ chưa hoảng loạn.

    Anh Q, có một thời gian đã ra mở công ty quảng cáo, cho biết ngắn gọn hai điểm. Thứ nhất, đang có một vụ “tự phê” lớn trong đảng cầm quyền, do vậy có nhiếu “chú,” nhiều “bác” rút tiền, rút tên khỏi các cổ phiếu công ty, ngân hàng để “tẩu tán” đi, khỏi phải trả lời câu hỏi tiền đâu mà nhiều thế?

    Thứ hai, bầu Kiên lập ba công ty con mà bị bắt thì các công ty “bình phong” đó hoặc “rút tiền” hoặc “rửa tiền” hoặc “tẩu tán” tiền, vấn đề là số tiền đó đã đi đâu?

    Về chuyện dư luận cho rằng có sự “đấu đá” nội bộ giữa các "anh Ba Dũng" với "anh Tư Sang," thi sĩ C, bình luận: "Bên kia mới ăn được một con tốt, thì bên này không ngờ xuống tay quá thần sầu, 'quất' ngay lại một con xe. Bàn cờ thế thượng phong nay thuộc về bên nào xem ra đã quá rõ!”

    Trao đổi với chúng tôi vụ bầu Kiên, chú M, một cựu chiến binh VNCH, hiện đang hành nghề xe ôm và nghiên cứu tử vi, tướng số cho chúng tôi biết: "Bầu Kiên có cái tướng đoản mệnh, năm nay y lại năm tuổi, sanh năm Giáp Thìn, cổ nhân có câu - 49 chưa qua, 53 đã tới. Cho dù hai phe phái có 'đình chiến' thì bầu Kiên vẫn sẽ là con dê 'tế thần.'”

    Vai trò của ông Nguyễn Ðức Kiên không trực tiếp can hệ đến hệ thống quyền lực chóp bu của chế độ công sản Việt nam. Nhưng qua sự kiện bắt bố già Kiên, mắt xích chính của một phe phái cực kỳ quan trọng trong Bộ chính trị đảng cộng sản thì những người quan tâm đến thế sự lại chờ đón coi một cơn bão tranh giành quyền lực cung đình. Mà sức gió của cơn bão này được dự đoán là chạm tới sự an nguy thể chế độc tài hiện hành.

    Thế nên cho đến lúc này không ai thấy lạ trước không khí im lắng bất thường của cả Việt Nam sau sự việc bắt bầu Nguyễn Ðức Kiên.
    Phan Chánh-Văn Lang/Người Việt

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips