Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Adieu Jacques Chirac

Chirac là tổng hợp đủ mọi mâu thuẫn. Không phải là một ông thánh, không phải là một Tổng thống không tì vết và trong 12 năm tổng thống, Chirac bị chống đối nhiều, như tất cả những người cầm quyền ở Pháp, nhưng mọi người nhìn nhận ông thực sự nhân bản, yêu đời, yêu người. Có lẽ chính vì vậy, mỗi người Pháp tìm thấy mình nơi Chirac, và xúc động nghe tin cựu Tổng thống từ trần. Như nghe tin một người thân ra đi.
Chirac là một nhân vật phức tạp, đầy mâu thuẫn. Là lãnh đạo phe hữu, ông ra luật cho phép phá thai, khi dư luận vẫn còn e dè. Là người sẵn sàng dùng thủ đoạn, kể cả phản bội đàn anh như Chaban Delmas, Giscard để nắm quyền, Chirac là người thực sự nhân bản. Có 2 Chirac, một chính trị gia không nương tay, bên cạnh một người chí tình trong đời tư. Sau này, chính Chirac cũng bị những người thân phản bội trong chính trường, hết Balladur tới Sarkozy.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Đạp mặt Hán nô

Hà Quân Nghiêu mất lòng dân đến mức Jockey Club, câu lạc bộ quản lý các trò đánh cược đua ngựa tại Hồng Kông đã phải hủy các cuộc đua hôm thứ Tư (18/09) vì một con ngựa thuộc sở hữu của ông cũng sẽ tham gia, dẫn đến nguy cơ cuộc đua sẽ bị những người biểu tình phá rối.
Trong số những người thân với chính quyền Bắc Kinh, nghị sĩ Hà Quân Nghiêu (Junius Ho) là một trong những chính trị gia bị người phản đối Hồng Kông căm ghét nhất.
Hà Quân Nghiêu chính là người đã kêu gọi huy động 30.000 tình nguyện viên thứ Bảy 21/09/2019, đến tẩy rửa tất cả «các bức tường dán đầy các mẫu giấy ghi chú» của thành phố, được mệnh danh là những bức tường Lennon. Bởi vì từ nhiều tháng nay, người dân Hồng Kông dán hàng ngàn thông điệp liên quan đến phong trào chính trị trên các bức tường tại nhiều nơi công cộng và nhất là trong các hành lang tầu điện ngầm hay các lối đi nhỏ. Và họ giữ chặt các hành động này nhân danh quyền tự do ngôn luận.
Trong số những người biểu tình, nhiều người đã chuẩn bị hàng ngàn ảnh phóng to in mặt Hà Quân Nghiêu và dán xuống nền đường tại nhiều lối đi cho phép người ta giẫm lên ảnh ông. Bởi vì, người biểu tình đã tận mắt nhìn thấy ông vỗ vai và bắt tay các thành viên Hội Tam Hoàng, ngay sau vụ hành hung bạo lực ngày 21/07 tại trạm tầu điện ngầm Viên Lãnh.
-RFI

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Cờ tàu cộng lại bị "bạo hành" ở Hồng Kông

Đầu tháng 8/2019 người biểu tình HK đã vứt xuống sông một lá cờ Trung cộng.
Ngày 22/9 vừa qua thêm một lá cờ bị ném vào thùng rác, tuy nhiên "số phận" lá cờ này "đen đủi" hơn...
Bị dẫm đạp, bôi lọ, đem bêu riếu trước khi yên nghỉ trong thùng rác.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Đừng sợ!

Chị ơi chị ngủ cho ngon
Đừng lo mấy vụ cỏn con làm gì!
Dân đen mắt toét, chân chì
Chúng ngu không hiểu mới đi kêu trời...
Kim Tiến yêu quý.
Lóng rày bạn thế nào? Hỏi thế cho phải phép chứ mình tin bạn vẫn ổn, thậm chí rất ổn. Cho dù ở xứ mình, “tiện dân” thường xuyên cảm thấy bất an vì đối diện với đủ loại bất ổn nhưng làm gì có… “thầy thuốc nhân dân” nào không ổn!
Theo dõi scandal đổi tên Đại học Y Dược TP.HCM thành Đại học Sức khỏe TP.HCM, thấy bạn vẫn còn hết sức vững vàng, mình mừng! Chẳng có bao nhiêu người đủ cả khả năng lẫn cơ hội khiến đám đông hoang mang, bất bình như bạn đâu. Cố lên Tiến nhé!

Bảo vệ thiên nhiên là trò rỗi việc của bọn nhà giàu...

Ảnh trên là voi Pắk Cú, 33 tuổi, voi đực nặng 3 tấn. Năm 2010, Pắk Cú bị bọn săn ngà rình được trong một đêm voi được thả cho ăn ngoài rừng. Chúng chém Pắk Cú tổng cộng 217 nhát vào đầu, chân, thân và mông. Để lấy ngà và chặt đuôi voi đi bán lông. Chém mãi không chết vì Pắk Cú khỏe  vùng chạy. Chúng lấy xăng đốt cả phần mặt lẫn mông voi, thịt rớt ra, da cháy đen, người voi rách tơi tả. PắK Cú chết sau gần 3 tháng chống chọi. (dưới)

Không tự nhiên mà Việt Nam được gắn với cái danh rừng vàng biển bạc. Việt Nam xếp hạng 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học. 10.500 loài động vật trên cạn. 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước.  1.000 loài cá nước ngọt. Khoảng 2.500 loài cá, khoảng 50 loài rắn biển, rùa biển và thú biển. Dưới biển có 7.000 loài động vật không xương sống. Khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật.
Đặc biệt, có 75 loài duy nhất chỉ Việt Nam mới có.
Nói không ngoa, Việt Nam hoàn toàn có thể bán vé cho du khách, học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu khắp thế giới để ngắm nghía, quan sát và nghiên cứu các loài động vật, thực vật sinh sống trong tự nhiên mà đại đa số quốc gia khác không có.
Nhưng chúng ta không làm thế. Chơi vậy dễ quá, Việt Nam anh hùng không thèm chơi!
Chúng ta chọn cách chơi sốc cho thiên hạ sợ.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

"Cách mạng" Venezuela thắng lợi?

ĐẢNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỐNG NHẤT VENEZUELA TRỞ LẠI QUỐC HỘI, BỎ PHIẾU BẦU ÔNG GUAIDO LÀM TỔNG THỐNG LÂM THỜI DUY NHẤT.
Việc bỏ phiếu này đồng nghĩa với việc phế truất Maduro. Bởi vì Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela chính là đảng cầm quyền hiện nay ở Venezuela được sáng lập bởi Hugo Chavez và hậu thuẫn Maduro lâu nay.
Đảng này đã tẩy chay quốc hội đối lập do ông Guaido đứng đầu từ năm 2016 nhưng vào hôm qua 55 nghị sĩ của đảng này đã trở lại quốc hội cùng với một số nghị sĩ đảng cánh tả khác để tiến hành bỏ phiếu bầu ông Guaido làm tổng thống lâm thời, chờ bầu cử tổng thống lại.
Tòa án Tối cao Venezuela hôm qua cũng ra lệnh phóng thích Phó chủ tịch quốc hội Edgar Zambrano, trợ lý thân tín của ông Guaido. Ông Edgar Zambrano bị bắt hôm 8/5 cùng nhiều nghị sĩ đối lập khác với cáo buộc ủng hộ cuộc đảo chính bất thành hồi cuối tháng 4.
Tòa án Tối cao Venezuela trước đây ủng hộ nhà độc tài Maduro, đã tước quyền lập pháp của quốc hội và trao quyền này cho Hội đồng Lập hiến mới thành lập, tồn tại song song với quốc hội.
Nhưng với những động thái này thì Tòa án Tối cao Venezuela lẫn Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela đều không còn ủng hộ sự cầm quyền của Maduro nữa.
Chúc mừng nhân dân Venezuela!
Hoan hô nền dân chủ mới đang thiết lập ở đất nước tuyệt vời này! (Toàn bài)

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Vĩnh biệt người chụp "Tank Man"

Phóng viên ảnh Charlie Cole – người mà sự nghiệp đã vĩnh viễn dính liền với tấm hình biểu tượng của “Tank Man”, một người đã tay không chặn một đoàn xe tăng trong cuộc đàn áp năm 1989 ở Thiên An Môn) – vừa qua đời ở Bali, Indonesia. 
Cole, 64 tuổi, đã cư ngụ ở Bali từ hơn 15 năm nay, là một trong bốn phóng viên ảnh đã chụp những tấm hình về cùng một sự việc này. Ông đã dùng ống kính “tele” chụp từ trên balcon của một khách sạn, nhưng có lẽ chính việc ông đóng khung rất chặt tấm hình đã khiến ông được giải World Press Photo năm 1989.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Quốc ca Hong Kong

Bài hát “Vinh quang cho Hương Cảng” có tên đầy đủ tiếng Hán Việt là: “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”, tiếng Anh là “Glory to Hong Kong”, được viết khoảng vào cuối tháng 8/2019. Người viết bài hát là “Thomas”, một nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp ở độ tuổi hai mươi; anh giấu tên thật và yêu cầu chỉ ghi tên tiếng Anh của mình.
Thông điệp bài hát gửi đến người nghe là bất chấp sự bất hạnh và không chắc chắn trong thời đại chúng ta, người Hồng Kông sẽ không đầu hàng, nhà soạn nhạc nói... (Toàn bài)

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Bà Merkel với Hong Kong, dân chủ và nhân quyền

Thư ngỏ của người biểu tình Hong Kong
Trước khi bà Merkel có chuyến thăm ba ngày tới Trung Quốc, bắt đầu từ hôm thứ Năm 5/9/2019, người biểu tình Hong Kong đã kêu gọi bà hãy ủng hộ họ khi có các cuộc họp với giới lãnh đạo Trung Quốc.
Bà Angela Merkel trong chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh nói rằng các quyền và sự tự do của người dân Hong Kong "phải được đảm bảo".
Những bình luận của bà Thủ tướng Đức được đưa ra vào tối thứ Sáu, sau cuộc gặp của bà với Thủ tướng chủ nhà Lý Khắc Cường, và lại được nhắc lại vào hôm sau, thứ Bảy.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Chuyện nhỏ mà không nhỏ: Đặt tên cho cặp gấu

Ngày 2/9 vừa qua, Vườn thú Berlin (Đức) đã vui mừng thông báo gấu trúc mẹ Meng Meng (Mạnh Mạnh) đã sinh đôi, trường hợp đầu tiên gấu trúc sinh con tại Đức.
Gấu mẹ Meng Meng đã sinh hai con cách nhau 1 tiếng trong tối 31/8. Hai chú gấu trúc con được sinh ra khoẻ mạnh, có màu hồng, nặng lần lượt 136 và 186 gram.
Được biết, gấu trúc Meng Meng được vườn thú Berlin mượn của Trung Quốc từ tháng 6/2017 với chi phí 15 triệu USD cho hợp đồng 15 năm.
Hai chú gấu trúc con sẽ được nuôi dưỡng tại vườn thú Berlin từ 3 – 4 năm và sau đó sẽ được trả về Trung Quốc. Mặc dù sinh ra ở Berlin nhưng chúng vẫn là “tài sản” của Bắc Kinh.
Kể từ khi cặp gấu trúc sinh đôi ra đời, truyền thông tại Đức đã rộ lên việc đặt tên cho chúng. 
Theo tờ Der Tagesspiegel, một trong những tờ báo hàng đầu của Berlin, hai cái tên được bình chọn nhiều nhất là “Hong” và “Kong”.
Một cặp tên được gợi ý khác là “Joshua Wong Chi-fung” (Hoàng Chi Phong) và “Agnes Chow Ting” (Chu Đình), hai nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hồng Kông.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Trên tuyến đầu chống cộng...

Trong cuộc vận động dân chủ vô tiền khoáng hậu của người dân Hong Kong năm nay, có một lực lượng đặc biệt chưa từng xuất hiện ở những phong trào trước đó.
Khác với đa số người Hong Kong thuộc kiểu “hòa lý phi” (hòa bình, lý trí, phi bạo lực), nhóm “dũng vũ” này chủ trương sẵn sàng sử dụng vũ lực đáp trả chính quyền. 
Họ là những người bị truy đuổi đàn áp khốc liệt nhất trong số những người biểu tình. Họ cũng là hình ảnh được “vinh danh” trên những chiếc loa kèn tuyên truyền của Bắc Kinh, xem đó là tiêu biểu cho “bản chất phá hoại” của phong trào.
Họ đồng thời cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong chính nội bộ những người tham gia biểu tình, vì lo sợ các hành động cực đoan, ăn miếng trả miếng này làm mất đi tính chất hòa bình, mất đi sự ủng hộ của người dân trong lẫn ngoài nước. 
Nhiều người, công khai hay âm thầm, trách họ hữu dũng vô mưu, không có đầu óc, dễ dàng bị kích động, rơi vào những chiếc bẫy chính trị, là cái cớ để chính quyền tăng cường đàn áp khốc liệt phong trào.
Trong số những nhóm “dũng vũ”, có một nhóm còn nhỏ hơn và gây tranh cãi hơn nữa. Nhóm này dường như không theo chiến thuật phổ biến của lực lượng tiền tuyến là “thủ” (dựng chướng ngại vật giữ trận địa) và “lui” (khi cảnh sát chống bạo động càn quét).
Thay vào đó, họ chủ động “công” có mục tiêu lẫn mục đích, và không ngần ngại mặt đối mặt với cảnh sát. Những người “dũng vũ của dũng vũ” này được gọi bằng cái tên “đội Đồ Long”.
Người biểu tình viết dòng chữ “Chính các người đã dạy tôi rằng biểu tình hòa bình chẳng được cái gì” trên cây cột trong Tòa nhà Quốc hội Hong Kong vào ngày 1/7
Michael Kadoorie (ảnh trên), đại diện cho gia tộc Kadoorie nổi tiếng, vào tuần trước đã đăng một thư ngỏ trên các tờ báo lớn ở Hong Kong.
“Tôi đã nhiều lần nói rằng những người trẻ tuổi là tương lai của Hong Kong. Chúng ta không thể để cho họ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm gầy dựng lại niềm tin trong cộng đồng, tạo dựng lại hy vọng cho thế hệ trẻ.”
Kadoorie là một trong những gia tộc có ảnh hưởng lớn ở Hong Kong. Họ là những người Do Thái, đặt chân đến thành phố này từ 140 năm trước. Gia tộc Kadoorie làm chủ tập đoàn CLP, một trong hai doanh nghiệp kinh doanh về điện lớn nhất của Hong Kong, có mạng lưới rộng khắp châu Á.
Trong cơn bão chính trị tồi tệ nhất của thành phố này kể từ năm 1997, nhà Kadoorie cũng lên tiếng như nhiều doanh nhân tại đây.
Nhưng khác với nhiều doanh nghiệp lớn, chịu sức ép từ Bắc Kinh, buộc phải đồng thanh ủng hộ chính quyền, phản đối các hành vi “trái pháp luật”, gia tộc Kadoorie nhận phần trách nhiệm của mình trong đó.
Stephen Shiu, nhà truyền thông kỳ cựu của Hong Kong (ảnh trên) đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho phong trào. Là một người chủ trường hòa lý phi, phản đối mọi hình thức đấu tranh dùng vũ lực, ông biết những hành động vũ lực của người biểu tình, cho dù “nâng cấp” đến đâu, cũng chỉ như trứng chọi đá, không thể đọ lại với một chính quyền có nguồn lực khổng lồ gần như vô hạn, lại chẳng từ bất kỳ thủ đoạn nào áp bức dân.
Nhưng ông cũng khẳng khái chia sẻ với những người như George, “cho dù các bạn với những hành động của mình kéo Hong Kong đến bờ hủy diệt, kể cả hủy diệt hết những thứ mà bản thân tôi nhiều năm gây dựng, tôi cũng không trách các bạn.” Ông biết là xét tới cùng, những con người trẻ tuổi này đang tuyệt vọng. Những người như nhà Kadoorie, như Stephen Shiu, có lẽ nhìn thấy được hình ảnh của chính mình qua chân dung của những con người tuyệt vọng đó. Họ biết soi gương...

Đã quá muộn...

Ngày 4/9, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã có bài phát biểu đến toàn bộ người dân Hồng Kông, chính thức tuyên bố rút lại luật dẫn độ, nhân sĩ dân chủ Hồng Kông đã hồi đáp lại phát biểu của là Lâm, nói rằng quyết định của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đến “quá muộn”, điều người dân Hồng Kông cần là cả 5 yêu cầu chính được thực hiện, còn rút lại dự luật dẫn độ chỉ là một trong 5 yêu cầu đó. 

Hoàng Chi Phong: Đừng bị chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh lừa dối

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) Tổng thư ký đảng Demosistō Hồng Kông, người tích cực tham gia các hoạt động kháng nghị phản đối dự luật dẫn độ trong thời gian qua, đã đáp lại tuyên bố của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, nói rằng bà Lâm biểu đạt thái độ “quá muộn”, và hy vọng bà Lâm có thể giải quyết cả 5 yêu cầu của người biểu tình, chứ không chỉ là rút lại dự luật dẫn độ. Trên Twitter, Hoàng Chi Phong đã viết 5 tuyên bố: 

  1. Cam kết quá ít, và đến quá muộn, 7 sinh mạng đã phải hy sinh, hơn 1200 người kháng nghị bị bắt, trong đó có nhiều người bị ngược đãi trong sở cảnh sát, thì bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga mới đưa ra hồi đáp. 
  2. Những hành vi tàn bạo của cảnh sát trong mấy tuần trước, đã lưu lại vết thương không thể xoá nhoà trong xã hội Hồng Kông. Do đó, lúc này, khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rút lại dự luật, mọi người sẽ không tin đây là hành động “chân thành”.
  3. Ngược lại, người Hồng Kông hiểu rất rõ rằng, tiếng xấu của bà đã được ghi lại. Mỗi lần bà phát đi tín hiệu hoà bình, luôn đi kèm đó là sự hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với dân quyền. Cũng trong hôm 4/9, Thang Gia Hoa (Ronny Tong Ka-wah, một luật sư lâu năm trong chính phủ Hồng Kông) đã kiến nghị sử dụng cảnh sát mật. 
  4. Chúng tôi cũng thúc giục toàn thế giới cảnh giác với mánh khoé này, chớ để bị chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh lừa dối. Thực tế, họ không hề có bất cứ nhượng bộ nào, và đang tiến hành trấn áp toàn diện.
  5. Nói một cách đơn giản, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tiếp tục phán đoán sai tình hình, điều này khiến cho tuyên bố của bà hoàn toàn không có cơ sở, bà ấy cần phải đáp ứng tất cả những yêu cầu: Dừng tố cáo và buộc tội người biểu tình! Dừng việc định nghĩa chúng tôi là bạo đồ, tiến hành điều tra độc lập đối với cảnh sát, và bầu cử một cách tự do! - (Toàn bài)
Một phụ nữ bị cảnh sát bắn hư mắt
Việc bắt bớ sẽ không ngăn được quyết tâm của chúng tôi. Trước mặt chúng tôi là rất nhiều tháng dài nữa của nước mắt và đau khổ, trong khi bóng đen của cuộc thanh trừng đe dọa không chỉ những ai đổ ra đường phố, mà còn trên khắp các ngành kinh tế, giáo dục, y tế và giao thông của Hồng Kông.
Toàn bộ thành phố này đang đứng trên một mặt trận thống nhất chống lại chính phủ, nhưng mỗi ngày chính quyền của bà Lâm lại tiếp tục thêm dầu vào lửa bằng những lời đe dọa. Nỗ lực của bà trong cái gọi là “đối thoại” không thuyết phục được ai. Ở trong bất kỳ một nền dân chủ nào, mức độ đối kháng kéo dài trong một thời gian lâu như thế này đã phải đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của một lãnh đạo giống như bà Lâm. Nhưng bởi vì chúng tôi không sống trong một chế độ dân chủ, bà ta có thể ngắm nhìn chiến trường từ trong tòa tháp kính của mình, và chế độ của bà ta – dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh – tiếp tục ngấu nghiến những đứa con của Hồng Kông. 
Thành phố của chúng tôi đang oằn mình trong một vị thế không mấy dễ chịu: ở mặt trận giữa tự do và độc tài. Nhưng chúng tôi đã bị dồn đến chân tường và nếu bây giờ chúng tôi run sợ, sẽ không còn cơ hội thứ hai để lên tiếng. Đằng sau những hàng rào chắn, chúng tôi khát khao một Hồng Kông thoát khỏi ách độc tài và chính phủ bù nhìn. Chúng tôi khát khao có một một quê hương nơi tự do dân sự được tôn trọng, nơi con cái của chúng tôi không phải là đối tượng bị giám sát toàn diện, bị tước đoạt nhân quyền, kiểm duyệt chính trị và bắt bớ bừa bãi. Chúng tôi đang đứng lên cùng tất cả những dân tộc tự do trên thế giới và hy vọng các bạn sẽ đứng cùng chúng tôi trong cuộc chiến tìm kiếm công lý và hòa bình này.” Bài viết của Hoàng Chi Phong, đăng trên tạp chí Economist của Anh Quốc.
Tập Cận Lọ muôn năm
Best Blogger TipsBest Blogger Tips