Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Đáng lẽ...

Một sản phụ ở xã Phong An, huyện Phong Điền có dấu hiệu trở dạ nên thuê thuyền đi sinh. Thuyền đi được một đoạn thì sản phụ bị rơi xuống nước và bị nước lũ cuốn trôi. Người chồng gào khóc tại hiện trường vụ việc.
Sao không đứng trong nhà mà trao nhỉ?

Suy nghĩ từ vụ cứu nạn ở thủy điện Rào Trăng 3

Đáng lẽ không bao giờ xảy ra vụ thủy điện Rào Trăng
Phái đoàn tìm kiếm công nhân mất tích lại tự mình… mất tích
Đáng lẽ chỉ cần vài chiếc trực thăng
Là việc cứu người trong sạt lở không rơi vào bi kịch

Đáng lẽ trẻ con vùng núi đến trường không đu dây qua sông như diễn xiếc
Người chồng đáng thương không phát điên khi vợ đi đẻ bị chìm xuồng
Đáng lẽ chỉ cần một chiếc cầu cho học sinh và một chiếc ca nô trong bão lũ
Là cuộc đời sẽ bớt những tang thương

Đáng lẽ những nhà hát, tượng đài, cổng chào ngàn tỉ xuống mồ chôn
Và được tái sinh bằng cầu cống giao thông, bằng trực thăng, bằng ca nô cứu nạn
Đáng lẽ những cuộc thi nhan sắc búp bê, thời trang, hoa hậu vô hồn
Được thay thế bằng những bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư xứng đáng

Đáng lẽ con người sẽ chết không uổng mạng
Nếu bọn quan tham không vẽ mánh, moi tiền
Và đáng lẽ đất nước thoát gông cùm Đại Hán
Nếu bọn cõng rắn cắn gà nhà nhớ lại gốc Rồng Tiên …

BÙI CHÍ VINH 14-10-2020

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt giữ

CTV Danlambao - Vào tối ngày 6/10, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt giữ khi đang lưu trú tại Tp.HCM với cáo buộc về tội “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống NN" theo điều 117 BLHS.

Bà Phạm Đoan Trang, sinh năm 1978 tại Hà Nội. Bà là một nhà báo, nhà hoạt động xã hội dân sự và người đối lập nổi tiếng tại Việt Nam.

Trong thời gian hoạt động, bà đã nhiều lần bị đánh đập phi lý và bắt giam vô cớ nhiều lần. Kết quả của những lần bị hành hung khiến 1 chân của bà mang tật, đi lại khó khăn.

Trong 3 năm gần đây, bà Trang dành nhiều thời gian viết và xuất bản sách. Các ấn phẩm của bà như: Chính trị bình dân, Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù… đã nhận được quan tâm lớn từ độc giả. Gần đây, vào tháng 09, bà Trang đã ra mắt bản Báo cáo Đồng Tâm về vụ công an Hà Nội đầu năm nay tấn công khủng bố dân làng Đồng Tâm.

Vào năm ngoái, bà Trang được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), trong mục “Gây Ảnh Hưởng” (Impact).

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Ông Trump sao ngon bằng ông Chân vịt

Ông Chân vịt lệnh cho công an bắt người khẩn cấp, một tờ báo bị đình chỉ hai tháng và bị phạt 50 triệu đồng.
Tờ New York Times hôm 27 tháng 9 ngày 2020 đưa tin ông Trump né thuế. Một bài điều tra dài trên 6.000 từ trình bày những khía cạnh mà không mấy ai biết được trong chuyện làm ăn của vị Tổng Thống cường quốc số một.

Ngay lập tức, tin tức về vụ việc được hàng loạt báo chí các quốc gia khác đăng tải lại, kể cả báo chí Mỹ. Báo chí Việt Nam cũng rất nhanh chóng cho dịch lại từ nhiều nguồn khác nhau.

Ông Trump đã bị soi giấy tờ khai thuế từ hai chục năm qua cho tới nay. Tờ New York Times tiết lộ ông Trump nộp rất ít thuế thu nhập trong hai năm 2016 và 2017. Chưa hết, họ còn phanh phui ra nào là công ty nào của ông làm ăn thua lỗ, lỗ bao nhiêu, hay thậm chí là công ty nào nghi ngờ bị dính vào cáo buộc xung đột lợi ích với chức vụ tổng thống của ông.

Ngay hôm đó, ông Trump đã có liền buổi họp báo với báo chí Mỹ và tuyên bố các phát hiện của tờ New York Times là tin giả. Báo chí lại có dịp phê phán tiếp với phản ứng này của ông Trump.

Điều đáng nói là vụ việc lại diễn ra trong lúc cuộc đua vào Nhà Trắng ở Mỹ đã vào giai đoạn cuối chỉ chỉ còn chưa tới 40 ngày nữa sẽ diễn ra bầu cử và cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống sẽ diễn ra chỉ 2 ngày sau đó.

Tờ New York Times cũng tuyên bố thẳng họ sẽ không đưa ra thông tin ai là người đã tuồn thông tin nhưng họ có nhiệm vụ đưa thông tin cho công chúng biết vì lẽ họ tin rằng “công dân nên hiểu càng nhiều càng tốt về các nhà lãnh đạo và những người đại diện cho họ về những ưu tiên, kinh nghiệm và tài chính. Mọi tổng thống kể từ giữa những năm 1970 đều công khai thông tin thuế của mình nhằm đảm bảo rằng một quan chức có quyền lực làm rung chuyển thị trường và thay đổi chính sách không tìm kiếm lợi ích tài chính từ hành động của mình.”

Vậy thôi, chuyện đúng sai chưa ai biết vì chưa có minh bạch hồ sơ, phía ủng hộ Trump thì cho đó là tin giả, phía không ủng hộ thì cho đó là một vụ bê bối lớn.
Hãy thử tưởng tượng chuyện này xảy ra ở thiên đường xã hội chủ nghĩa thì sẽ có chuyện gì xảy ra?
Chỉ một ông quan cấp tỉnh mà đã có thể có quyền điều động công an bắt người tố cáo khẩn cấp mà không cần thông báo cho gia đình, cho đình chỉ một tờ báo trong hai tháng và phạt hành chính 50 triệu đồng chỉ vì dám tố cáo và đăng bài tố cáo ông ta đạo văn trong luận án tiến sĩ.
Vậy nếu động tới tổng thống thì sẽ còn động trời tới cỡ nào?

Chiếc bập bênh của lịch sử

Năm nay Đức vẫn loay hoay với tượng đài kỷ niệm công cuộc thống nhất đất nước 30 năm trước. Như mọi dự án công cộng ở Đức, công trình này bị nâng lên đặt xuống đủ kiểu, rồi cuối cùng cũng được Quốc hội phê chuẩn cách đây 13 năm, nhiều lần bị hoãn thi công, lần cuối cùng vào mùa Thu năm ngoái, vì dưới trụ đỡ tượng đài có một bầy dơi cư trú, giấc ngủ đông của chúng được luật pháp che chở. Dân chủ, pháp trị thật kềnh càng đắt đỏ.
Mô hình được chọn trông như chiếc khay cong, diện tích 700 m2, nặng 150 tấn, đủ chỗ cho 1400 người cùng đứng. Tùy tương tác giữa những người trên đó, nó sẽ nghiêng dần tùy phía, mức nghiêng tối đa là 1,5m. Mặt trên khắc khẩu hiệu nổi tiếng “Chúng ta là nhân dân. Chúng ta là một dân tộc”. Mặt dưới chạm hình ảnh của những ngày sôi động ba mươi năm trước.

Dân chủ cũng là chín người mười ý, khen thì ít, chê thì nhiều, một đặc trưng nữa của người Đức. Người này lo tượng đài thành cái bập bênh để nghịch ngợm vô bổ, người kia e dấu ấn sâu đậm của lịch sử bị thẩm mĩ đại chúng làm phẳng, người khác nữa thấy ý tưởng tương tác vận động để xoay chiều chuyển động ở đây chẳng qua là một thứ Kitsch chính trị, tầm thường hóa những nỗ lực khổng lồ và trải nghiệm đau thương, trước hết của dân Đông Đức… Tượng đài Tự do và Thống nhất, như tên gọi chính thức, được dân chúng gọi là Khay chuối Thống nhất, hoặc phổ biến hơn: Chiếc Bập bênh Thống nhất.

Trong hơn 500 phương án dự thi thiết kế tượng đài này, cá nhân tôi thấy chiếc bập bênh không đến nỗi dở, ít nhất là hơn đứt những thứ cố uy nghi, hào hùng, hoành tráng, lẫm liệt, gây ấn tượng, cố vươn đúng tầm lịch sử. Chẳng có gì có thể sánh vai lịch sử. Thống nhất thành công, tượng đài thất bại, thế còn hơn là ngược lại, tượng đài bóng nhoáng mà hiện thực đục ngầu.

Ba mươi năm tất nhiên chưa đủ để hàn gắn bốn mươi năm chia cắt. 90% dân chúng hài lòng với chất lượng sống hiện tại. 73% thấy mình là người Đức không phân biệt Đông Tây. 64% hài lòng hoặc rất hài lòng với sự vận hành của các thiết chế dân chủ. Song 2/3 thấy công cuộc thống nhất vẫn chưa hoàn thành. Quá nửa người bên Đông thấy mình vẫn là công dân hạng hai. 10% bên Đông và 3% bên Tây vẫn muốn phục hồi CHDC Đức. Lịch sử vẫn là một chiếc bập bênh, dù nó đã dành cho nước Đức nhiều may mắn.
PHẠM THỊ HOÀI

Best Blogger TipsBest Blogger Tips