Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Thủ tướng trẻ nhất châu Âu bị truất phế

Sebastian Kurz, 32 tuổi, từng là thủ tướng trẻ nhất châu Âu khi lên nắm quyền cuối năm 2017. Ông cũng là ngoại trưởng trẻ nhất châu Âu hồi năm 2013
Thủ Tướng Áo Sebastian Kurz và chính phủ bảo thủ của ông ngày thứ Hai đã bị phế truất trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội, chỉ vài ngày sau khi Phó Thủ Tướng Heinz-Christian Strache xin từ chức vì vụ tai tiếng trao đổi với đối tác Nga để đổi lấy sự ủng hộ trong bầu cử quốc hội Áo năm 2017.
Nhiều chính trị gia quốc hội Áo đã bỏ phiếu bất tín nhiệm với Thủ Tướng Kurz, trong đó có cả các thành viên đảng Tự Do Áo (FPO), vốn nằm trong liên minh cầm quyền của ông. Việc Phó Thủ Tướng Strache, cũng là lãnh đạo FPO, xin từ chức hôm 18 tháng 5 đã khiến Thủ Tướng Kurz chấm dứt liên minh và lãnh đạo chính phủ thiểu số.

Tìm lại được bí kíp làm bia sau 220 năm thất truyền

VietCatholic News - Đặng Tự Do: Hôm thứ Tư 21 tháng Năm, cùng với ông thị trưởng thành phố Grimbergen, cách thủ đô Brussels của Bỉ 13km về phía Bắc, cha Karel Stautemas là bề trên tu viện dòng Norbertine, đã giới thiệu với 120 ký giả của Bỉ và thế giới một loại bia lừng danh trong thời Trung Cổ do nhà dòng sản xuất và đã bị thất truyền hơn 220 năm qua.
Tu viện Grimbergen của các cha dòng Nobertine đã được xây dựng vào năm 1128 và đã bị tấn công đốt cháy 3 lần.
Trước đây, Grimbergen là một vùng trù phú nhờ kỹ nghệ làm bia của các cha dòng Norbertine. Dân chúng trong vùng toàn tòng Công Giáo này có công ăn việc làm thường xuyên và bia Grimbergen của tu viện nổi tiếng đến mức đi vào cả trong các sách văn học.
Trong cuộc Cách mạng Pháp vào năm 1798, tu viện bị đốt phá, các tu sĩ phải lánh nạn ở các nơi khác. Bia Grimbergen chính cống thất truyền từ đó cho đến nay.
Tu viện Grimbergen sau đó đã được xây dựng lại nhưng theo thời gian cần phải được trùng tu. Cách đây 4 năm, trong khi dọn dẹp để chuẩn bị cho việc trùng tu, các tu sĩ tình cờ chú ý đến những cuốn sách rất lạ đã được các vị tiền bối dấu kín trong một lỗ nhỏ bên trong bức tường của thư viện. Cuốn sách được viết bằng tiếng Latinh và tiếng Đức cổ vào thế kỷ thứ 12 chính là bí kíp chế bia của các vị tiền bối trong nhà dòng.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Từng có một nơi hoàn cảnh không thể làm hỏng con người

... Không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó, lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.
Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền bắc từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi, trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác có những niềm tin khác bị những quy luật khác chi phối và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai là niềm hi vọng của cả xã hội.
Có một sự việc xảy ra mấy ngày hôm nay, nó làm tôi thấy thêm cụ thể về cái kết luận trên.
Ngày 22/5 và mấy ngày sau trên mạng dày đặc những bài viết về cái chết của nhà thơ Tô Thùy Yên (1938 – 2019). Con người đã từng tham gia nhóm Sáng tạo bên cạnh Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, con người từng có mặt trong các trại tù cải tạo tổng cộng 13 năm và đã từ biệt cõi đời trên đất Mỹ xa xôi, con người đó có dịp hiện ra trước cả những người còn biết rất ít về ông như bản thân tôi một chân dung với niềm tin sâu sắc, bộc lộ ở những nét tình cảm như ủ kín mà vẫn tuôn trào, trong những dòng thơ miên man, đôi khi khúc mắc nhưng thật ra là từng dòng đều chắt lọc, nói lên cái khắc khoải cuối cùng của cuộc đời ông, đó là bài thơ “Ta về” mà rất nhiều người thú nhận rằng đã đọc lên là không thể bỏ xuống được.
Vương Trí Nhàn
Qua nhiều tài liệu về các trại tù cải tạo được thiết lập sau 75, tôi biết có một nguyên tắc chi phối các trại tù này là làm cho những người bị giam trong đó mất hết cảm giác và suy nghĩ của một con người bình thường, không còn đớn đau mà cũng không còn hy vọng, tóm lại là chỉ biết sống qua ngày như một thứ súc vật bị làm nhục.
Trường hợp con người trong Tô Thùy Yên sau khi ra tù bộc lộ qua bài thơ “Ta vềchứng tỏ mọi ý đồ loại đó đã phá sản đây không phải trường hợp cá biệt ở một hai người mà phổ biến ở rất nhiều người. Sau khi bị tù đầy trở về họ vẫn giữ được lòng khao khát yêu đời và có đủ khả năng gia nhập vào cuộc sống hiện đại khi ra sống ở hải ngoại. Chính họ là niềm hy vọng của dân tộc chúng ta. Mà điều đó không phải là ngẫu nhiên vì nó đã được chuẩn bị từ trong cuộc sống hai mươi năm 1955-1975.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Tôi sẽ làm tất cả để người dân không phải khóc

Phát biểu trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Zalensky
Sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, cậu con trai 6 tuổi của tôi bảo: Bố ơi, trên TV nói rằng Zelensky là tổng thống... Vậy con cũng là tổng thống hay sao ?!".
Khi đó nghe như một chuyện đùa, nhưng sau đó tôi chợt hiểu, đó thực sự là một chân lý. Bởi vì mỗi chúng ta đều là một tổng thống. Không chỉ còn là 73% nhân dân đã bầu chọn cho tôi mà là tất cả 100% nhân dân Ukraine.
Đây không phải là chiến thắng của tôi mà là chiến thắng của chúng ta. Và đó cũng là cơ hội chung của chúng ta nữa. Cơ hội mà chúng ta cũng cùng chung gánh vác trách nhiệm. Hôm nay không phải chỉ có mình tôi tuyên thệ mà mỗi người chúng ta đều đã đặt tay lên Hiến pháp và thề trung thành với đất nước Ukraine.
Hãy thử tưởng tượng những tiêu đề khủng khiếp trên báo chí: "Tổng thống trốn thuế", "Tổng thống say rượu lái xe vượt đèn đỏ" hay "Tổng thống đang trộm cắp vì ai cũng làm như thế cả"! Các bạn có cho rằng đó là điều nhục nhã không? Đấy chính là điều mà tôi ngụ ý - Mỗi người trong chúng ta là một tổng thống ! 
Xin một lời cuối. Nhân dân Ukraine yêu quý! Suốt cả cuộc đời đã qua, tôi luôn cố gắng làm tất cả mọi việc để mọi người được mỉm cười. Đó là sứ mệnh của tôi. Còn bây giờ tôi sẽ lại cố gắng làm tất cả để ít nhất người dân Ukraine không phải khóc!”
Hôm nay tôi xin kêu gọi 65 triệu người Ukraine trên toàn thế giới, đừng ngạc nhiên rằng chúng ta có những 65 triệu người. Với tất cả những ai sinh ra trên mảnh đất Ukraine hay những người Ukraine đang ở châu Âu, châu Á, bắc Mỹ hay nam Mỹ, châu Úc hay châu Phi, tôi đều kêu goi, đất nước đang cần các bạn! Tất cả những ai mong muốn xây dựng một Ukraine mới, vững mạnh và phồn thịnh tôi đều sẵn lòng trao quốc tịch Ukraine cho các bạn.-Xem toàn bài

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Chúng ăn chẳng từ cái gì, diệt thôi


Úc: Dùng xúc xích để tiêu diệt hàng loạt mèo hoang
Mèo tới xứ sở chuột túi cùng những người định cư châu Âu vào thế kỷ 18. Chúng dần thích nghi với môi trường hoang dã và hình thành một cộng đồng lớn bắt đầu từ những năm 1850. Kể từ đó, 34 loài động vật có vú đặc chủng ở Australia đã biến mất, và mèo hoang bị cho là đầu sỏ dẫn tới sự tuyệt chủng của 22 loài. Hiện nay, chúng đang bị xem là mối nguy tới 35 loài chim, 36 loài động vật có vú, 7 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư.

Cẩm nang nuôi tù

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

Cu cộng về lại thời "tem phiếu"

Ngày 10.5, Bộ trưởng Thương mại Cuba Betsy Diaz Velasquez nói với Hãng thông tấn Cuba rằng việc áp dụng định mức mua thịt gà, trứng, gạo, đậu cùng các loại nhu yếu phẩm nhằm đối phó tình trạng thiếu các loại thức ăn chủ đạo. Bà Diaz nói từ nay thịt gà sẽ được bán hạn chế ở những cửa hàng lương thực do chính phủ điều hành. Gạo, đậu và trứng sẽ chỉ bán hạn chế cho từng người dân, mà cách kiểm soát là vẫn sử dụng sổ lương thực, là loại sổ cho phép người dân mua một ít hàng hóa cơ bản như gạo, đậu, trứng, đường... trong từng tháng, với giá tương đương vài cent Mỹ.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Họ gọi bà là “anh hùng nhân dân”...

Đây là ngôi nhà nổi tiếng của bà Edith Macefield ở Seatle, bang Washington, Hoa Kỳ

Khi bà Macefield mới mua ngôi nhà này, vào khoảng năm 1950, thì con đường đó chỉ là con đường quê hẻo lánh. Nhưng nửa thế kỷ sau thì nó đã trở thành khu trung tâm phố thị đông đúc và 1 công ty thầu đã mua lại nguyên 1 khúc đường để xây khu đô thị và thương xá cao 5 tầng. Tất cả những hàng xóm của bà Macefield đều vui lòng bán nhà và dọn đi, nhưng bà thì nhất định không chịu đi. Thậm chí khi chủ đầu tư ra giá 1 triệu đô (căn nhà chỉ đáng giá khoảng $300 000) thì bà vẫn nhất định không chịu bán. Bà nói bà già rồi, sống ở đó cả đời rồi, bà lại không có con cháu nên bà không muốn đi đâu hết.

Sau nhiều tháng ra giá và thuyết phục bà không được. Công ty thầu đành sửa lại dự án của mình, xây vòng quanh nhà bà, như hình bên dưới. Chính quyền địa phương đương nhiên là không làm khó gì bà, càng không bao giờ nhận tiền hối lộ của chủ đầu tư để cho cảnh sát đến cưỡng chế khiêng bà đi như ở 1 số nước. Thái độ kiên quyết bảo vệ quyền làm chủ của mình của bà Macefield đã khiến cho người dân Mỹ cảm phục. Họ gọi bà là “anh hùng nhân dân” (folk Hero) và nói rằng đây chính là bằng chứng hùng hồn nhất cho tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng nhân quyền và quyền công dân của nước Mỹ.
Hãng phim Disney đã làm 1 bộ phim dựa trên câu chuyện của bà, mang tên “Up”, có nghĩa là “Lên” nói đến việc các tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm xung quanh 1 bà già nhưng bà vẫn không vì đó mà phải chịu áp lực. Mãi đến khi bà mất ở tuổi 83 vì bệnh ung thư thì căn nhà mới được dỡ đi. Bởi trước khi qua đời, bà Macefield đã viết giấy để hiến tặng lại căn nhà cho ông chủ đầu tư của khu đô thị, để cám ơn ông đã đối xử với bà rất tốt.
Bà đã viết trong di chúc: mặc dù việc bà nhất định không chịu bán nhà dọn đi đã gây cho ông rất nhiều phiền toái và cả thiệt hại về kinh tế, nhưng ông luôn đối xử với bà nhẹ nhàng và tôn trọng. Thậm chí sau khi thương xá đã xây xong, ông vẫn cho người thường xuyên sang giúp bà dọn vườn, quét sân, quét vôi lại mặt tiền nhà, cũng là để giữ cho bộ mặt thẩm mỹ chung của cả khu phố! Còn ở xứ An Nam này, chắc ai cũng biết câu trả lời. - Quý Mão (bài gốc)

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Mừng anh Ba Sàm

Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm - trái) và vợ, bà Lê Thị Minh Hà, trước Trại giam số 5, Thanh Hoá khi ông Vinh được trả tự do, ngày 5/5/2019
-
Xem bài

Bài cuối về Hương

Best Blogger TipsBest Blogger Tips