Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Nạn sát hại người bạch tạng ở Tanzania

Lâu nay, người bạch tạng ở châu Phi đã rất khổ sở vì luôn bị kỳ thị, xa lánh và giờ đây cuộc sống của họ càng trở nên nguy hiểm hơn, nhất là tại Tanzania. Theo tờ Daily Mail, gần đây ở nước này rộ lên tin đồn các bộ phận cơ thể người bạch tạng sẽ mang lại sự giàu có, quyền lực và thành công nên nhiều người thậm chí giết hại và buôn bán cả thân nhân của mình.
Những đồng tiền máu
Theo tờ Daily Mail, trong vài tháng qua, đã có gần 100 người bạch tạng bị sát hại và 59 người khác may mắn sống sót sau các vụ tấn công. Ngoài ra, còn phải kể đến hàng chục ngôi mộ bị phá hoại để lấy xác. Nhà chức trách cho biết đây chỉ là những trường hợp ghi nhận được và con số trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Gần đây nhất là vụ bắt cóc bé gái 4 tuổi Pendo Emmanuelle Nundi ngay tại nhà vào tháng 12.2014. Cha và chú của nạn nhân đã bị bắt giữ nhưng đến nay tung tích nạn nhân vẫn còn là bí ẩn dù cảnh sát treo thưởng đến 1.700 USD để có thông tin giúp làm sáng tỏ vụ việc.

Một xã hội cởi mở và bao dung

Có lẽ không có câu viết nào, chỉ có 4 chữ ngắn gọn, nhưng mang cả một thông điệp lớn được quảng bá rộng rãi nhất trên thế giới bằng câu In God We Trust. Vì đây là câu được in trên tất cả các loại giấy bạc hiện tại của Hoa Kỳ.
Là câu viết cô đọng Đức tin của người Hoa Kỳ từ ngày tìm được vùng Đất Hứa để lập quốc!
Ban đầu là cuộc di cư của một số người phản đối sự hà khắc của Thanh giáo ở Anh nên lần lượt tìm cách sang các nước lân cận để thực hiện quyền được tự do thờ phượng Thượng Đế theo đức tin của họ. Từ năm 1607, 1608 họ đã lần lượt đến Hòa Lan, rồi sau đó chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài bằng tàu để đi tìm một vùng đất mới, vùng đất mà họ hoàn toàn được Tự do.

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Tha thứ nhưng không thể quên

Nữ diễn viên Jane Fonda một lần nữa bày tỏ sự đau buồn của bà về những bức ảnh đã chụp ở Hà Nội, khi bà sang Việt Nam để phản đối vai trò của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời.
Bà Fonda phát biểu tại một trung tâm nghệ thuật ở bang Maryland mới đây rằng “bất cứ lúc nào có dịp ngồi xuống trò chuyện với các cụu chiến binh, bà cảm thấy buồn vì thấu hiểu được nỗi đau của các cựu chiến binh. Tôi đã phạm một lỗi lầm lớn khiến cho nhiều người nghĩ tôi chống đối binh sĩ Mỹ.”

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Charlie Hebdo số mới, đắt hơn tôm tươi

Số báo đầu tiên của tuần báo châm biếm Charlie Hebdo kể từ sau vụ khủng bố tuần trước đã được bán sạch ngay từ sáng sớm hôm 14/01/2015 tại toàn bộ các sạp báo ở Pháp, buộc nhà in phải phát hành thêm 2 triệu bản, tổng cộng là 5 triệu bản.
Nhiều độc giả Pháp rất thất vọng vì không mua được số báo mà trên trang nhất có đăng bức biếm họa mới vẽ nhà tiên tri Mohammed cầm biểu ngữ «Tôi là Charlie», được thực hiện bởi những thành viên ban biên tập Charlie Hebdo sống sót sau vụ tấn công khủng bố ngày 07/01, khiến tổng cộng 12 người thiệt mạng.

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Truồng chạy lông nhông, 3 anh chị Tây quá lố

Đối với người Campuchia, đi xe máy trong tình trạng không mặc quần áo là hành vi thiếu đứng đắn, vi phạm văn hóa truyền thống của đất nước.
Ba du khách này ngay lập tức bị cảnh sát Campuchia bắt giữ. Ba người này bao gồm một sinh viên 24 tuổi đến từ Scotland Crawford Brown, một người Phần Lan Catarina Aarnio, 22 tuổi và một người Ý Giancarlo Allocca, 30 tuổi.
Một viên cảnh sát của Campuchia, Chuon Chomkol trả lời phỏng vấn tờ Cambodia Daily cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy những du khách này trần truồng chạy qua phía trước đồn cảnh sát xã và sau đó, tôi đã ra lệnh cho nhân viên cảnh sát đuổi theo và ngăn chặn hành động kỳ quặc này”.

Suối nước mắt

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Charlie Hebdo tiếp tục quyền "báng bổ"

Số mới nhất của Tuần san bị tấn công khủng bố tại Pháp Charlie Hebdo lại đăng biếm họa về nhà tiên tri Muhammad và truyện cười về chủ đề chính trị và tôn giáo.
Bìa của tạp chí biếm họa Charlie Hebdo số mới có in hình Đấng Tiên tri đạo Hồi Muhammad với dòng chữ "tha thứ tất cả".
Trong tay Tiên tri Muhammad là tấm biển đề "Je suis Charlie" ("Tôi là Charlie").

Tài năng Việt - Hải ngoại

Một người máy có trí thông minh nhân tạo (AI) đã được trưng bày tại cuộc Triển Lãm Điện Tử Tiêu Thụ (CES) ở Las Vegas. Người máy robot này được gọi là Personal Robot, có khả năng hoạt động như là một phụ tá cá nhân, một nhà cố vấn thời trang, nhân viên bảo vệ an ninh, nhiếp ảnh gia và kỹ thuật viên thực tại ảo.
Người máy này được chế tạo bởi Robotbase, một công ty mới bắt đầu hoạt động, có trụ sở ở New York. Nhóm chế tạo gọi robot là một “sản phẩm mang tính cách mạng, làm thay đổi mọi sự.”
Robot này sử dụng những mạng thần kinh sâu để cho phép nó hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng hình ảnh, định hướng và học máy (tức tự động học được từ các dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể).
Nó cũng có khả năng làm việc kết hợp với các thiết bị được nối kết, như máy điều nhiệt thông minh Nest Google, cũng như những ứng dụng bao gồm Facebook, Twitter và Amazon.

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Cầu không móng kỹ thuật cao của Tàu cộng

Người dân phía Bắc Phnom Penh, Campuchia thường xuyên đi qua cây cầu Prek Tamak, còn gọi là cầu Hữu nghị Trung Quốc - Campuchia số 3 chạy qua sông Mê Kông tỏ ra rất lo lắng cho sự an toàn của mình khi nước lũ đã cuốn phăng đất quanh 1 chân cầu để lộ ra chiếc chân cầu không có móng.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Tự do và Sợ hãi

Một trong những bộ phim đáng nhớ của đầu năm 2015 này, đó là chuyện kể của đạo diễn Ridley Scott về cuộc di dân của gần 400.000 người Do Thái về miền đất hứa, khao khát thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Bộ phim vẽ lại một hành trình dài của con người muốn vượt thoát sự thống trị, thoát khỏi sợ hãi để đến bến tự do. Mọi thứ được đánh đổi, chấp nhận để cái có được mơ hồ nhưng kiêu hãnh: sự tự do của bản thân mình, dân tộc mình. Bộ phim Exodus: Gods and Kings có thể làm cho bất kỳ một dân tộc nào đang bị đàn áp trên thế giới phải rơi nước mắt cùng hy vọng.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Thế giới biếm họa chia buồn Charlie Hebdo

Stéphane Charbonnier chủ biên tờ Chalie Hebdo và bức ký họa định mệnh
Vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo đã được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới chia buồn và bày tỏ sự phẫn nộ. Riêng giới báo chí cũng có hàng trăm bức biếm họa bày tỏ sự thương tiếc đến những nhà báo Pháp bị giết chết...

Charlie Hebdo và đòn thù Hồi giáo

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Dân Sài Gòn

Năm 2015 đến với một loạt sự kiện làm người có theo dõi sinh hoạt chính trị của đất nước không ít băn khoăn. Có cái gì đó đang cuồn cuộn chảy bên dưới xã hội mà sức chấn động của nó không khó để nhận ra. Tháng cuối năm là sự bắt bớ liên tiếp các nhà văn, blogger và người viết bài nhận định chính trị. Qua năm mới là sự ồn ào của trang web “Chân dung quyền lực” với hình ảnh của Nguyễn Bá Thanh ngồi xanh xao trên giường bệnh chờ ngày về nước. Hình ảnh này chiếu lại những thước phim về Giáo Xứ Cồn Dầu về những gì mà con hùm Quảng Đà đã từng làm, từng nói khi chưa rời khỏi lãnh địa của mình.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Thằng Tám dân phòng

“Nó cảm nhận thấy một quyền lực vô hình, dù chưa có ai trao cho nhưng vô tình được chấp nhận, chuyển hóa thông qua bộ quần áo xanh, cái băng tay mầu đỏ, cái còi sắt và cái dùi cui nhựa, trên nền tảng nhận thức của một thanh niên học hết cấp hai, làm cho nó thấy khỏe hơn, tự tin hơn và cao lớn hơn bao nhiêu lần so với chính nó năm nào”.
Ngõ nhà tôi có hàng xóm là cu Tám. Tám học hết lớp tám, vì nhà nghèo, nó phải nghỉ học giúp mẹ. Tám hay đi mót cám, cái ngày đi học, chiều chiều nó vác cái xô đi quanh xóm, xin đồ ăn bỏ đi về để cho con lợn mấy mẹ con nó nuôi. Tám trông cũng trai tráng, so với các thanh niên cùng lứa thì nó thuộc loại “to cao”. Tám hiền lành như trám, ít nói, ít gây sự, ai có nặng lời thì nó cũng im ỉm chịu đựng.
Cha mất sớm, mẹ thì nghèo, lặn lội làm đủ nghề để nuôi chị em Tám. Khi cô chị mười chín tuổi, mẹ nó nghe người ta, đem gả cho ông Đài Loan. Số tiền ngàn rưởi đô-la bên nhà chồng tặng cũng không giúp mẹ nó thay đổi được cuộc đời, được hơn một năm sau thì chị nó bỏ về vì không chịu được anh chồng thần kinh và cảnh sống như người hầu, mang theo cái bụng to tướng. Thế là cu Tám phải nghỉ học sau lớp tám, ở nhà giúp mẹ và chị bán cháo lòng.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Triệu chứng Trái tim tan vỡ

Sự xúc động quá mức có thể gây tử vong. Nhưng vì sao cho đến nay ngành y học mới nhìn thấy bằng chứng cho điều này?
Năm 1986, một phụ nữ 44 tuổi được đưa vào bệnh viện đa khoa Massachusetts.
Bà vẫn cảm thấy ổn vào buổi sáng, nhưng đến chiều, bà cảm thấy đau nhói ở lồng ngực và bị tê cả cánh tay tránh.
Đây là dấu hiệu điển hình của một cơn đau tim.
Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên ở đây là bà không bị bệnh tim.
Best Blogger TipsBest Blogger Tips