Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Có tật giật mình... xôn xao quanh ngáo ộp Quan làm báo

Trang mạng ra đời mới vài tháng nhưng đã khiến độc giả phát sốt lên với những thông tin “không đụng hàng”. Có thể nói, nó đã thổi một luồng gió đặc biệt vào thế giới mạng. Chưa bao giờ có một trang thông tin thu hút độc giả mãnh liệt như thế. Nó nhanh chóng bỏ xa trang Ba Sàm về độ hot, vươn lên thành trang mạng hot số 1 Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, pháp luật.
Nhưng cư dân mạng lại phản ứng theo nhiều cách khác nhau trong đó có không ít người bán tín bán nghi với thông tin của trang mạng. Phải mất một thời gian, nó mới làm cho người ta tin dần vào độ chính xác của thông tin, khi có dịp kiểm chứng thực tế. Vì sao lại như vậy? Có lẽ đó là do cái cách thông tin của trang mạng này.
Trang mạng Quan Làm Báo dùng một cách thông tin thiếu sự lịch lãm, đạo mạo, đôi lúc trẻ con. Đó là điều mà Quan Làm Báo cần học tập trang Ba Sàm. Trong khi Ba Sàm luôn ăn nói chuẩn mực, nhận xét tinh tế, bình luận dí dỏm sâu cay, biết tôn trọng danh dự cá nhân của người bị đề cập thì Quan Làm Báo phang như bửa củi. Nhớ hồi mới ra đời, trang này dùng tấm hình ghép đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào mình một cô gái trên bander khiến nhiều người thấy khó chịu vô cùng. Đành rằng là phê phán, nhưng việc phê phán theo cách nghiêm túc vẫn đem đến hiệu quả tốt hơn. Có lẽ trang mạng đã nhận thấy sai lầm của mình trong tấm hình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên về sau đã thay đổi.
Giao diện QLB hôm nay 23/8 đã nghiêm túc hẳn
Vui nhất mấy hôm nay từ lúc tin Kiên bạc bị túm, thiên hạ lao nhao "lật lại hồ sơ" anh QLB, một vài tờ báo, phóng viên "chính thống" sợ... "chết đứng" nên vội vã thanh minh thanh nga, rằng thì là "em chã, em chã..." Rõ nhục!

Và đây là phản hồi của Quan Làm Báo: “Vậy Thanh Niên ám chỉ Quan làm báo bịa đặt sao? Bịa đặt hay không thì hồi sau sẽ phân giải, chờ xem ai là kẻ ‘ngậm đô la’ của Kiên để bẻ cong ngòi bút sắp tới sẽ cùng đi theo hầu bố già Kiên thì sẽ rõ…” BTV: Rõ ràng là, cho dù bị đặt ngoài lề, nhưng thông tin từ các trang mạng “không lề” đã có tác động không nhỏ, đến độ chỉ ít dòng trên blog Quan Làm Báo nhưng cũng đã làm cho tờ báo lớn của nhà nước, báo Thanh Niên, lo ngại, nên đã phải đưa ra một thông báo phản bác. Bà con đang nín thở chờ blog QLB đưa ra bằng chứng vụ này.
- Báo Thanh Niên Giấu đầu hở đuôi – (Đông A).
- Luật gia Trần Đình Thu: VÀI NHẬN XÉT VỀ TRANG MẠNG QUAN LÀM BÁO (Ba Sàm). - Lê Nguyên Hồng: Một vài dự đoán về trang blog Quan Làm Báo - (Công dân). “Có 2 tình huống giả định được đưa ra: Thứ nhất … là chủ trương của nhóm … do Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đứng đầu. Thứ hai, … có thể là tình báo Trung Quốc.”

7 nhận xét:

  1. Điều gì sẽ xảy ra, nếu Di chúc Chính trị mà Lenin viết trên giường bệnh cuối năm 1922 và bổ sung lần cuối đầu năm 1923 về vấn đề nhân sự ở tầng cao nhất của ĐCS Liên Xô được tung lên mạng ngay tại thời điểm đó? Và chủ blog “Lenin Làm báo” không ai khác, chính là Varlam Šalamov [1]? Rất có thể toàn bộ lịch sử thế giới cận hiện đại sẽ thay đổi. Và lịch sử văn học cũng vậy, không có tác gia Varlam Šalamov, nhà văn Nga yêu thích nhất của tôi cạnh Maxim Gorky. Song không có gì chắc chắn là phong trào cộng sản quốc tế vì thế sẽ bớt tai họa hơn, bớt đẫm máu hơn. Bị đánh bật khỏi đế chế của Stalin, lý thuyết “Cách mạng thường trực” của Trotsky tìm được chỗ đứng nơi học thuyết của Mao Trạch Đông. Hậu quả của cuộc thanh trừng định mệnh ấy, không dân này thì dân kia gánh chịu. Trong hệ thống toàn trị, phe nào thắng nhân dân cũng bại.

    Thanh trừng nội bộ là một trong những truyền thống lâu đời và khét tiếng nhất của các đảng cộng sản. Số phận những nạn nhân của nó không có gì đáng ghen tị. Các đồng chí của họ không bao giờ quên viết hàng chữ “kẻ phản bội” lên ngực họ trước khi đâm nhát dao kỉ luật của tổ chức vào đó, và điều chua chát là bi kịch được biểu quyết trong bóng tối của họ cũng khép lại trong bóng tối, nếu họ vẫn giữ lòng trung thành với cái tổ chức mà họ dường như đã phản bội. Cho đến khi qua đời, một người như ông Nguyễn Hữu Đang vẫn không hé răng về những oan khuất trong vụ án “gián điệp phản cách mạng” đã đày ải ông mười lăm năm trời. Một người từng thâu tóm mọi cương vị chủ chốt của hệ thống quyền lực vào mình như ông Hồ Chí Minh cũng lặng thinh diễn nốt vai biểu tượng khi đã bị vô hiệu hóa. Luật omertà, của Cosa Nostra Đỏ.

    Những người đang nín thở xem vở tuồng nội chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam được quảng cáo rầm rộ trên sân khấu ảo rồi sẽ rất bực mình. Màn một, với diễn viên nổi tiếng Nguyễn Đức Kiên trong một vai phụ, hứa hẹn kịch tính tiếp nối kịch tính, và công chúng đang đòi quyền được xả tất cả những bất mãn dồn nén với thực trạng xã hội của mình vào một hồi kết nếu không có đầu rơi máu chảy thì ít nhất cũng loảng xoảng tiếng gông cùm. Nhưng tôi tin rằng ngoài vài ba nhân vật phụ khác mà số lượng không thể nhiều hơn trong các vở lừng danh như Năm Cam, Minh Phụng, PMU 18, Vinashin, Vinalines…, sẽ không có cao trào ngoạn mục nào cống hiến cho sự chờ đợi của công chúng nữa. Để biểu dương sức mạnh đoàn kết của mình và củng cố ấn tượng về ổn định chính trị [2], Đảng sẵn sàng trả một cái giá cao hơn sự ấm ức của khán giả rất nhiều. Các vai chính sẽ chỉ ra sân khấu để trình diễn một kết thúc có hậu.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cũng tin rằng cuộc hỗn chiến thông tin trên mạng hiện tại với ngôi sao vụt hiện là Quan Làm báo và những blog bí ẩn khác như Tư Sang, Anh Ba Dũng… nằm ngoài dự liệu của tất cả các phe đang tham chiến. Điều mà những người đứng đầu chế độ này, bất kể phe nào, ít cần đến nhất là sự rò rỉ thông tin về cuộc thanh trừng trong bóng tối của họ, áp lực của dư luận và cảnh hỗn quân hỗn quan. Việc bộ máy an ninh Việt Nam không triệt hạ nổi những kênh thông tin này có thể có một nguyên nhân rất đơn giản: bất lực, cũng như toàn bộ hệ thống đang bất lực trước phần lớn những vấn đề hệ trọng của đất nước. Từ nhiều năm nay một mạng lưới cả trăm website giả danh các quan chức Đảng và Nhà nước Việt Nam từ cỡ Phó Bí thư Tỉnh ủy và Thứ trưởng trở lên đã ung dung tồn tại, được chăm sóc và cập nhật hàng ngày [3]. Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có một chính quyền ma như vậy tháp tùng từng bước, với đầy đủ lệ bộ, đóng ngoài biên giới, ngoài tầm kiểm soát, mà chính quyền thật dường như cũng đành bó tay thây kệ.

    Vậy ai là người thủ lợi trong cuộc hỗn chiến thông tin này?

    Tôi không có hứng thú nào tham dự những phỏng đoán ngả nghiêng theo mỗi cơn bão tin tức thật giả lẫn lộn, đang gây nên một cơn cuồng tập thể cho những người Việt vốn đói sự thật dù không biết mặt mũi của nó và thiếu kinh nghiệm chọn lựa thông tin, vì xưa nay họ không có nhiều hơn một chọn lựa. Trong trường hợp đáng quan tâm nhất, khi người thổi nên trận cuồng phong này là một hay những thế lực đối lập với chính quyền cộng sản Việt Nam, với cái đích cuối cùng không phải là anh Ba hay anh Tư mà toàn bộ các anh đã được đánh số, thì tôi tin rằng một khởi đầu tử tế cho một xã hội sáng sủa hơn không thể đi từ sự lên ngôi của một quyền lực mờ ám. Lũng đoạn và mafia hóa thông tin không thể là công cụ cho một mục tiêu tốt đẹp.

    Một người bạn rất thân của tôi lại cho rằng bóng tối chỉ có thể xua bằng bóng tối, rồi ánh sáng sẽ khắc đến. Tôi không mong rằng anh có lí.
    Phạm Thị Hoài
    © 2012 pro&contra

    [1] Varlam Šalamov bị bắt khi đang in ronéo bản Di chúc này và bị kết án tù khổ sai 3 năm. Cùng với 5 năm tù lần thứ hai trong chiến dịch Đại Khủng bố của Stalin và 10 năm tù cải tạo tiếp theo vì đã tuyên bố rằng Ivan Bunin là nhà văn Nga kinh điển, ông đã trải qua tổng cộng 18 năm trong các Gulag Xô-viết. Các tác phẩm của ông chưa có trong bản dịch tiếng Việt.

    [2] Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện rất kịp thời với tư cách Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trái với dư luận rằng ông mất chức này vào tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như thông tin về việc chính ông đã “chỉ đạo chặt chẽ” việc khởi tố và bắt giam bầu Kiên, là những tín hiệu rõ ràng về điều này.

    [3] Nhân đây tôi cũng hi vọng bài viết này không bị tất cả các trang của chính quyền ma này đồng loạt đăng lại, như trường hợp bài “Báo quan” mới đây. Không thể tránh, nhưng tôi không mong có những đồng minh bất ngờ như thế.

    Đáng chú ý là mặc dù không phải thành viên chính phủ hay lãnh đạo Đảng cao cấp, con gái Thủ tướng là cô Nguyễn Thanh Phượng, người đang ăn mì tôm trong bếp nhà tôi theo tin mật do Quan Làm báo tiết lộ, cũng được dành riêng một website giả danh như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. TỚI LƯỢT CHÚ PHỈNH GIỰT MÌNH
    – Ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước..

    Qua xem xét các báo cáo số: 277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số 335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an; công văn số 78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông; công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.

    Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

    Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước ta, nhất là các vấn đề mà dư luận quan tâm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm việc thông tin, tuyên truyền không đúng sự thật. Khẩn trương trình Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

    Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước.

    Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.

    Trả lờiXóa
  4. Tờ lá cải Quân đội Nhân dân thừa nhận các web/blog đen đưa tin đúng đến 50 - 70% sự thực.
    Còn bản thân thông tin của các ảnh thì lươn lẹo như thế nàythế này

    Trả lờiXóa
  5. Mấy “đồng chí nhà báoC M” hôm nay đã đưa ra khái niệm thông tin sạch và thông tin bẩn. Theo suy nghĩ của mấy “đồng chí” này thì bất cứ thông tin nào mang nội dung chống đảng, chống chính phủ thì là bẩn. Bịa đặt, vu khống nói không thành có thì là bẩn…vv và chỉ có thông tin được định hướng chính thống Nhà nước là thông tin sạch.
    Ôi, mấy “ đồng chí nhà báo “ quên mất là bản chất của Thông tin chỉ có một tiêu chí : đó là SỰ THẬT ĐƯỢC THÔNG TIN. Và thuộc tính của Thông tin là sự đa dạng. Còn ở đâu mà có sự đồng nhất tuyệt đối ngự trị, thì sẽ không có sự xuất hiện của thông tin. Mấy đồng chí không tin định nghĩa đó,thì cứ giở lại tạp chí Triết học số tháng 8/2005, bài của’ đồng chí” TS Phùng Văn Triết, mà xem cho rõ.

    SẠCH HAY BẨN, là phải dựa vào hàm lượng SỰ THẬT của thông tin, dù góc nhìn có đa chiều và đa dạng. Lấy một thí dụ ở ngay tờ báo của các đồng chí. Khi phịa ra một bài báo phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc, dù hàm ý là ca ngợi ông nhà văn này, thì đó chính là Thông tin BẨN. Chưa nói đến việc có Đài truyền hình chính thống còn vu cáo một số trí thức,mà trong đó có nhà văn này là quấy rối trật tự công cộng, nhận tiền nước ngoài để đi biểu tình…vv, đó cũng là thông tin BẨN khi cố tình bóp méo sự việc, xuyên tạc bản chất một hành vi cụ thể.
    Một thí dụ khác của thông tin quá BẨN là khi một số truyền thông vu cáo bà cụ Lê Hiền Đức “gây rối” ở Sở 4T, ông TS Diện “vi phạm về internet”, nông dân Văn Giang ‘ vi phạm luật đất đai”, dù dư luận hiểu rỏ bản chất vụ việc không phải là vậy. Chưa nói đến những thông tin gây bức xúc cho người dân kiểu định hướng. Trong tình hình kẻ cướp tăng cường chiếm đoạt biển Đông bằng đường lưỡi bò, thì các “đồng chí” rất mặn mà cố nhét vào đầu óc của bà con hàng ngày đại loại như: tình hữu nghị hai anh em đời đời bền vững, không để biển Đông ảnh hưởng đại cục, 4 tốt- 3 song phương…thì đó là những thông tin cực BẨN.
    Rất nhiều thông tin mà các “ đồng chí” đưa ra, không chỉ bẩn mà còn đen thùi lùi, kiểu như “thu phí là yêu nước, hãy tin thống đốc để mua ngoại tệ, chứng khoán đang lên, kinh tế ổn định, lạm phát vẫn kiểm soát được…vv” đã làm cho đời sống người dân điêu đứng, kinh tế suy sụp, an ninh quốc phòng bị suy yếu. Các “ đồng chí” có biết tác hại của thông tin một chiều, chính là thông tin mà không có tin tức, là cố ý bưng bít thông tin, là “ công” của các “ đồng chí” đó.
    Ở thời đại này, thông qua xa lộ thông tin thì Dân trí của nhân dân không phải là “ thấp” như mấy thằng nghị Đương, nghị Phước, Thống đốc Bình đã nhận xét. Nên người dân rất tinh tế và nhanh nhạy để biết ra đâu là BẨN, đâu là SẠCH, và đâu là món ăn tinh thần cần thưởng thức. Sự ế ẩm của hàng loạt tờ báo chính thống, việc nhiều trang mạng điện tử chính thống phải“ lá cải “ hóa để câu khách, là sự trả lời thẳng thắn của nhân dân. Vì người dân rất hiểu quan điểm, cách tác nghiệp báo chí chỉ có định hướng MỘT CHIỀU của hệ thống báo chí “ các đồng chí”. Nên người dân phải tự làm báo, làm blog, làm web… chỉ đế thỏa mản nhu cầu thông tin ĐA CHIỀU, không phiến diện và chủ quan. Đó là cái quyền tối thiểu của nhân dân, mà bất cứ xã hội văn minh nào cũng tôn trọng.
    Nói để các “đồng chí QĐND” nghe, khi mà 700 báo đài chính thống tự nhận mình ‘ là công cụ đắc lực, chiến sĩ xung kích trên mặt trận thông tin”, thì chính các đồng chí đã xác định chiến tuyến, đã đạp vào yêu cầu KHÁCH QUAN- TRUNG THỰC – CHÍNH XÁC mà Luật Báo chí của “ các đồng chí” đã ban hành từ năm 1992.
    Các “ đồng chí” đừng viết tiếp nữa. Vì qua hai bài đầu, người đọc chỉ thấy NỖI SỢ HÃI của hệ thống báo chí chính thống, như bầy dơi trước ánh sáng mặt trời. Từ việc “ chửi đổng” cả làng như Chí Phèo mà không dám tranh luận công khai với báo lề Dân, thấy rõ là “ các đồng chí” đã thua trắng, khi thất bại trước cuộc cách mạng thông tin toàn cầu, khi không phát huy tác dụng được “ tính Đảng, tính thời sự, tính trung thực, tính chiến đấu của báo chí cách mạng Việt Nam”… vì không có độc giả.
    Trực Ngôn

    Trả lờiXóa
  6. Tiệc ta vẫn có thói quen, khi có điều gì trái ý mình đều cho rằng đó là “luận điểm của các thế lực thù địch.” Những năm cuối 70s, đầu 80s của thế kỷ trước, cái thời kỳ gọi là “Tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”, Tiệc ta huy động cả hệ thống chính trị tiêu diệt nền kinh tế thị trường. Thời đó, một lực lượng đông đảo cán bộ công chức thiết lập hàng trăm trạm kiểm soát ngăn sông cấm chợ khiến đời sống dân chúng ngột ngạt, đói khổ đến kiệt quệ.

    Để tồn tại và sống sót qua thời kỳ đó, một bộ phận dân chúng vẫn âm thầm phát triển kinh tế gia đình. Những làng nghề truyền thống như Đình Bảng, Làng Vân (Bắc Ninh)… vẫn lén lút hoạt động để cung cấp cho thị trường những mặt hàng thiết yếu. Tiệc ta gọi đó là “những mầm mống của kinh tế tư bản”, cần phải tiêu diệt. Một số hãng truyền thông quốc tế như BBC, RFA, VOV đưa tin về các vụ đàn áp kinh tế tư nhân, về thực trạng nghèo đói ở các vùng nông thôn VN bị Tiệc ta gọi là “luận điểm của các thế lực thù địch” nhằm “cản trở công cuộc xây dựng CNXH” của dân ta.

    Thực tế cho thấy, nơi nào “quán triệt sâu sắc” chính sách cải tạo kinh tế của Tiệc đều trở nên đói kém, kiệt quệ, nơi nào “buông lỏng” chính sách quản lý thị trường của Tiệc đều khá giả và mở mày mở mặt. Điển hình là tỉnh Vĩnh Phúc của ông Kim Ngọc, nhờ áp dụng khoán chui mà hàng chục ngàn hộ nông dân đã thoát khỏi thiếu đói triền miên.

    Khi nhờ “luận điểm của các thế lực thù địch” mà Tiệc ta mới nhận ra rằng, cứ “kiên định đường lối” thì nền kinh tế sẽ lao xuống vực thẳm, chính Tiệc ta cũng chẳng còn đồng xu nào để in ấn văn kiện nghị quyết, chẳng còn đồng xu nào để in pano, áp phíc tuyên truyền cho sự lãnh đạo sáng suốt... Hết nghị quyết, Tiệc chỉ là cái thây ma. Bản năng tồn tại mách bảo, Tiệc thả rông cho các thành phần kinh tế tự do phát triển. Nhờ đó thoát khỏi đói nghèo. Điều này được gọi là “công cuộc đổi mới” do Tiệc “khởi xướng và lãnh đạo”.

    Trong bối cảnh nền kinh tế VN suy thoái, lạm phát tăng cao, nội bộ lục đục, nhiều tập đoàn KT nhà nước thua lỗ, một số trang blog như “dân làm báo”, “quan làm báo” phản ảnh thực trạng ấy, liền bị Thủ tướng cấm cán bộ truy cập những trang báo mạng và bị quy chụp là “phản động”, “bôi đen lãnh đạo”, “kích động chống Đảng”… và cho đó là luận điểm của “các thế lực thù địch”.

    Điều đáng nói là, Tiệc ta đang sở hữu một bộ máy an ninh đông như quân Nguyên, có mặt ở khắp mọi ngõ ngách của đời sống, nhưng tuyệt nhiên không thể tìm ra “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái biến chất” hay “các thế lực thù địch”. Cái gọi là “có nguy cơ tụt hậu” thực chất là tụt hậu thực sự nhưng Tiệc vẫn dùng những mỹ từ để che đậy.

    Cái gọi là “nền kinh tế suy thoái”, “tụt hậu”, “lạm phát tăng cao”, “đời sống nhân dân khó khăn”… được coi là “luận điểm của các thế lực thù địch” thực chất là những điều có thực, đang diễn ra. Nếu Tiệc ta thực lòng, làm một cuộc điều tra nho nhỏ sẽ thấy rằng, ít nhất là 90% dân chúng thừa nhận điều đó. Với tỷ lệ đó, có thể nói rằng đó là luận điểm của nhân dân. Vậy là, Tiệc ta đã đồng nhất “Nhân dân” với “các thế lực thù địch”.

    Không biết điều này có đúng hay không nhưng chỉ biết rằng, Tiệc ta vẫn chủ trương “phải giữ bằng được chế độ” như tuyên bố của anh Trọng. Còn chuyện dân kêu ca rên xiết, đó chẳng qua là “luận điểm của các thế lực thù địch”.

    Xin được tư vấn cho Tiệc: Muốn tiêu diệt được “các thế lực thù địch” thì tốt nhất hãy tiêu diệt hết 86 triệu người dân VN đi. Nếu không dẫu sử dụng bộ máy an ninh, các cơ quan công quyền với những chi phí khổng lồ cũng không thể tìm ra “các thế lực thù địch” là thằng nào.
    Phan Thế Hải

    Trả lờiXóa
  7. Sức hút dư luận xã hội về nhu cầu thông tin của "Quan Làm Báo" quá lớn và trong giai đoạn gần đây, tác động của nó lan toả mạnh lên tâm lý của xã hội, gây hoang mang và làm lung lay nghiêm trọng niềm tin của dân chúng vào bộ máy lãnh đạo nhà nước trước các vụ bê bối tài chính-ngân hàng. Không một nhà chức trách nào, ở bất kỳ quốc gia nào, lại có thể ngồi khoanh tay nhìn một trang thông tin đối lập với nhà cầm quyền có tầm ảnh hưởng lớn như thế, mặc sức tung tác. "Quan Làm Báo" không bị tấn công mới là lạ!

    "Quan Làm Báo" là ai, của ai, cho đến hôm nay vẫn là câu hỏi lớn. Từ khi ra đời, tờ "Quan Làm Báo" được dư luận cho là đứng về phía Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có mục đích tấn công phe phái và các nhóm lợi ích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nội dung của các bài trên "Quan Làm Báo" cũng thể hiện rất rõ nhận định này.

    Nghi ngờ bà Đặng Thị Hoàng Yến và em trai bà, ông Đặng Thành Tâm, (hiện là đại biểu quốc hội CSVN), đứng sau "Quan Làm Báo" đã có từ khoảng 2 tháng nay, qua thông tin của "Quan Làm Báo" và trong cuộc phỏng vấn bà Yến của BBC Việt ngữ ngày 4/10/2012, trong đó bà Yến đã bác bỏ cáo buộc này.

    Cho dù bà Yến có bị nghi ngờ đi nữa, dư luận nói chung thể hiện sự bất bình, đúng hơn là phẫn nộ, trước phương pháp thực hiện của thế lực tấn công "Quan Làm Báo".

    Trong bài đã dẫn, tôi đã nhận xét về "Quan Làm Báo" như sau:

    "Nhìn từ khía cạnh chuyên môn, tờ "Quan Làm Báo" không đạt tiêu chuẩn, có thể xem nó như một tờ báo vỉa hè (tabloid), thậm chí tệ hơn, do cách trình bày thiếu chuyên nghiệp, hành văn cẩu thả với nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Quan trọng hơn nữa, chủ nhân tờ báo là người giấu mặt, đồng nghĩa với sự phủi bỏ trách nhiệm trước dư luận và luật pháp".

    Nhưng dù sao, các bài được đăng tải trên "Quan Làm Báo" chủ yếu chĩa mũi nhọn vào các chính trị gia, các public figure (người của công chúng), những nhận vật mà ở các quốc gia có báo chí tự do, mặc nhiên phải hứng chịu búa rùa dư luận về bản thân, công việc và thậm chí cả những hành vi thiếu đạo đức trong đời tư khi bị phát hiện.

    Nếu sòng phẳng và đàng hoàng, trong trận đấu (dù giấu mặt) thì lẽ ra, thế lực tấn công "Quan Làm Báo" nên ra đòn với tinh thần võ hiệp, tấn công trực diện bằng cách cũng nêu lại các bê bối của đối phương.

    Kể cả trong trường hợp bà Đặng Thị Hoàng Yến là người có quan hệ thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, như dư luận nhìn nhận, việc thế lực tấn công "Quan Làm Báo" lấy bà Yến làm mục tiêu đầu tiên để nã đạn, thì quả là thấp cơ, cho thấy họ thiếu con tin vững chắc để phản công. Chưa kể, mang hình ảnh phòng the rất riêng tư của con gái bà Yến, hay của các thành viên khác trong gia đình bà Yến ra để bêu riếu là một hành vi thô bỉ, bẩn thỉu!

    Nếu trang "Quanlambao.info" của tin tặc cáo buộc bà Đặng Thị Hoàng Yến có các hành động "vu khống bỉ ổi, bịa đặt hèn hạ", có "mối thù đàn bà", thì qua phương pháp chơi bẩn, hạ cấp mà họ đang làm, họ đã nhổ thằng vào chính mặt mình. Họ mới là những người phạm pháp, đáng bị khinh bỉ.
    Lê Diễn Đức
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips