Chẳng biết có người dân nào khi hát Quốc ca lại rưng rưng nước mắt hay
không, thế nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là từ lâu nay
nhiều người dân Việt Nam, trong đó có cả những học sinh, sinh viên không
coi trọng việc hát Quốc ca.
Đất nước nghèo triền miên là do đám tội đồ này: Hét quốc ca mà chẳng chịu rưng rưng? |
Hát Quốc ca là một nghi thức quan trọng để thể hiện lòng yêu nước, khơi
dậy quốc hồn trong mỗi người dân, nhưng bản Quốc ca hiện nay của Việt
Nam bị lên án là quá bạo lực, thiếu tính nhân văn. Nếu những ca từ như
“Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca”; “đường vinh quang xây xác quân
thù”; “tiến mau ra sa trường”… được hát bởi những học sinh cấp tiểu học
thì lại có hiệu ứng ngược lại. Có thể phần nào ít nhiều những bạo lực
trong xã hội Việt Nam gia tăng như hiện nay cũng bởi từ bài Quốc ca mà
người dân phải hát từ lúc còn nhỏ.
Hét to đấy nhưng thiếu cái rưng rưng là trái ý mít-tờ Vũ Đức ma-Đam rùi |
Chỉ bởi vì không hát Quốc ca mà đất nước không giàu mạnh thì nước Tây
Ban Nha chắc chắn phải là một nước nghèo. Quốc ca Tây Ban Nha chỉ là
nhạc không lời và người dân xứ sở bò tót không hề biết hát quốc ca là
gì. Vậy nhưng đất nước họ nếu so sánh với Việt Nam thì vẫn là một trời,
một vực. Để được giống như Tây Ban Nha thì chính quyền Việt Nam còn phải
nỗ lực lâu lắm.
Rưng rưng như thế này, đất nước mới mau giàu, mít-tờ ma-Đam bẩu thế |
Ông Vũ Đức Đam có thể là người hoài cổ, ưa khổ sở, vậy nên trong lần nói
chuyện của mình, ông bồi hồi: “Thời đi học của học sinh ngày trước là
phân công nhau trực nhật, hàng tuần có tham gia hoạt động trồng cây.
Nhưng hiện nay công việc đó các trường thuê dịch vụ, như vậy con cháu
chúng ta không biết lao động là gì. Quan trọng hơn, không biết lao động
thì không yêu lao động, không yêu lao động thì không yêu người lao động.
Vấn đề này ngành Giáo dục-Đào tạo có làm được không?”. Câu hỏi của ông
Đam khiến cho nhiều người làm giáo dục phải hoảng hồn, khó xử. Cái thời
của ông Đam có thể phải đội mũ cối, ăn bo bo hoặc cơm độn khoai mì để
tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Trong khi thời của học sinh ngày nay đã khác,
ông muốn học sinh phải lao động, phải trồng cây giống như cách đây mấy
chục năm là điều không thể chấp nhận. Thời buổi đổi thay, thế nhưng cái
tư duy ăn bo bo, đội nón cối của ông Đam cũng không thay đổi. Học sinh
thì nhiệm vụ của các em là phải học, còn ông Đam lại muốn họ phải lao
động để yêu lao động rồi từ đó yêu người lao động là một điều hết sức...
lạc đề, đi ra khỏi nhiệm vụ chính (học tập giỏi) của các em.
Trong khi chờ "tiến mau ra sa trường" ta chơi tiến lên vậy
đánh nhau trước cho quen để mai lớn đi "xây xác quân thù" |
Nếu việc hát Quốc ca trong nhà trường như là khơi dậy, giáo dục
lòng yêu nước đối với học sinh, sinh viên thì có lẽ nhà trường đang làm
khó học sinh của mình. Việt Nam không còn là một nước chiến tranh, thế
nên đường vinh không thể nào “xây xác quân thù” hoặc “tiến mau ra sa
trường” được. Mà đó phải là những thứ nhân bản, phấn đấu bằng cả sức lực
và trí óc. Đó là chưa nói, yêu nước vào thời điểm này là nguy hiểm.
Biết bao nhiêu người chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước, xuống đường biểu tình
chống Trung Cộng liền bị Công an và mật vụ chìm nổi đánh đập, trả thù và
thậm chí là bắt nhốt tù. Phải chăng đó cũng là lý do vì sao có rất
nhiều thầy cô ngại không khuyến khích học sinh mình hát Quốc ca là vậy,
vì họ muốn tránh những rắc rối sẽ đến với học trò của mình...
Nếu nói không giáo dục con cháu hát Quốc ca thì đất nước không giàu mạnh, đó là sự ngụy biện của ông Phó Thủ tướng. Bài Quốc ca Việt Nam ngày nay được viết bởi nhạc sỹ Văn Cao, trước đây nó có tên là Tiến Quân ca, được chính thức trở thành Quốc ca vào năm 1945. Kể từ đó đến nay đã gần 70 năm, đã gần 3 thế hệ hát Quốc ca thế nhưng Việt Nam vẫn là một nước nghèo, vẫn chịu cảnh đi vay mượn quốc tế để phát triển đất nước. Khoảng từng đó thời gian biết bao lớp học sinh đã hát Quốc ca thế những dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, đất nước vẫn không thể giàu mạnh. Như ví dụ Tây Ban Nha ở trên, vấn đề không phải hát Quốc ca hay không hát, mà nó nằm ở vấn đề quản lý, trình độ của những người trong chính quyền Cộng sản. Một chế độ mà không vì dân, cán bộ nhà nước chỉ mãi tìm cách đục khoét, moi tiền của dân, tham nhũng thì đất nước không thể nào giàu mạnh được. Cách đổ thừa cho việc không hát Quốc ca chính là cách để lấp liếm đi những yếu kém trong cách lãnh đạo, quản trị của mình mà thôi.- Người quan sát/calitoday
Nếu nói không giáo dục con cháu hát Quốc ca thì đất nước không giàu mạnh, đó là sự ngụy biện của ông Phó Thủ tướng. Bài Quốc ca Việt Nam ngày nay được viết bởi nhạc sỹ Văn Cao, trước đây nó có tên là Tiến Quân ca, được chính thức trở thành Quốc ca vào năm 1945. Kể từ đó đến nay đã gần 70 năm, đã gần 3 thế hệ hát Quốc ca thế nhưng Việt Nam vẫn là một nước nghèo, vẫn chịu cảnh đi vay mượn quốc tế để phát triển đất nước. Khoảng từng đó thời gian biết bao lớp học sinh đã hát Quốc ca thế những dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, đất nước vẫn không thể giàu mạnh. Như ví dụ Tây Ban Nha ở trên, vấn đề không phải hát Quốc ca hay không hát, mà nó nằm ở vấn đề quản lý, trình độ của những người trong chính quyền Cộng sản. Một chế độ mà không vì dân, cán bộ nhà nước chỉ mãi tìm cách đục khoét, moi tiền của dân, tham nhũng thì đất nước không thể nào giàu mạnh được. Cách đổ thừa cho việc không hát Quốc ca chính là cách để lấp liếm đi những yếu kém trong cách lãnh đạo, quản trị của mình mà thôi.- Người quan sát/calitoday
Chưa hát, chỉ mới đọc bài báo VTC là đã thấy nấc nghẹn rưng rưng. Nghĩ mà thương Đam nhà mình quá sức: Nhớ từng lúc xà-lỏn may-ô ra sân lừa bóng. Lại lắm khi cổ cồn cà vạt lên bục vờn dân.
Trả lờiXóaĐã có lần ngoáy rốn lãnh đạo: “Ngoại ngữ quan trọng không kém Văn, Toán”. Cũng chưa ai quên lời chặt mưa chém gió: “Phải xác định du lịch là ngành công nghiệp không khói”. Rồi nữa: “Đào tạo nghề lao động nông thôn phải có địa chỉ cụ thể”… Thế, chẳng phải Đam nhà ta vừa là tiền đạo vừa là hậu vệ kiêm thủ môn đó sao?
Thế, chẳng phải đó là nền tảng vững chắc để Đam nhà ta nâng ghế với lên tầm cao mới, ngay trong Hội nghị tổng kết năm học 2013-2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 này sao: “Không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh”?
Rõ là một bước đột phá tư duy vĩ đại! Chưa thời nào, và cũng chưa nơi nào, nhân loại từng khám phá ra mối liên hệ hữu cơ giữa lời hát quốc ca rưng rưng gắn liền với đất nước giàu mạnh. Cứ nghe qua tiết tấu và lời nhạc quốc ca Mỹ, hay Đức, hay Nhật, đầy chất rưng rưng nấc nghẹn, khắc biết do đâu mà bọn chúng đứng đầu thế giới.
Lại cũng là một thông điệp hùng hồn nhắc nhớ cho toàn dân toàn quân ta về mối liên hệ (loang loáng) máu (và nhầy nhụa) thịt, giữa bài Tiến Quân Ca với một đất nước Việt Nam lụn bại (51 năm sau Indonesia, 95 năm sau Thái Lan, 158 năm sau Singapore): Nguyên nhân cốt lõi không đâu xa, chính là bởi dân quân ta đã không (và sẽ còn tiếp tục không) biết tìm đâu ra chỗ rưng rưng!
Thế thì, trước khi quá trễ, phải giáo dục cho con cháu biết khúc rưng rưng khi hát quốc ca (giống như biết chỗ vỗ tay khi nghe lãnh đạo cầm giấy đánh vần bài diễn văn):
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc (rưng rưng, rưng rưng)
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước (rưng rưng, rưng rưng, ực ực)
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang xây xác quân thù (rưng rưng, rưng rưng, ực ực)
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường (rưng rưng, rưng rưng)
Tiến lên, cùng tiến lên (rưng rưng, rưng rưng)
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Người kỹ tính còn nghĩ xa hơn: Phải giáo dục sâu sát thêm để con cháu đừng lầm lẫn rưng rưng với xưng xưng, thậm chí, tưng tưng.
Nhất định là chỉ có thể (duy nhất) rưng rưng, để có cái chứng minh: Nếu đất nước chưa mạnh đi nữa thì chí ít, lãnh đạo đảng và nhà nước này đã cực giàu!
Lưu Tấn Đông
Cả xã hội sau 1954 cũng chẳng may mắn gì hơn, bị ném ngay vào các chiến dịch cải tạo với đầy máu, nước mắt, và nhất là sự sợ hãi ngày đêm, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến cải tạo công thương nghiệp đến bài trừ văn hóa đồi trụy, .... Ai còn rưng rưng nổi khi hát quốc ca?
Trả lờiXóaRồi thế hệ kế tiếp lại hát Tiến Quân Ca, lại bị ném vào cuộc chiến “Giải phóng Miền Nam, chống Mỹ cứu nước”, để đến khi chiến thắng thì chính lãnh đạo tối cao Lê Duẫn thừa nhận "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc". Và đến phiên nửa nước còn lại đi qua giai đoạn cải tạo con người mới XHCN, bài trừ văn hóa đồi trụy, cải tạo công thương nghiệp, lập vùng Kinh tế mới. Cả nước lao vào nạn đói và sợ ngày đêm. Khi nhìn lại, ai cũng chỉ cảm thấy lợm giọng, buồn nôn chứ không sao rưng rưng hát quốc ca nổi.
Và càng gần với hiện tại thì càng khó hát quốc ca.
Hát sao nổi khi bia mộ của những bộ đội hy sinh trong 10 năm chống Trung Quốc xâm lược (1979 - 1989) bị đục bỏ? Sử sách, kể cả quân sử, bị tẩy xóa. Các thế hệ tương lai không còn biết ai giết họ, không biết lý do họ hy sinh. Lãnh đạo đảng ở các vùng biên giới chỉ tổ chức các phái đoàn đưa vòng hoa "Đời đời nhớ ơn Liệt sĩ Trung quốc" qua bên kia biên giới hàng năm.
Hát sao nổi khi toàn bộ anh hùng dân tộc, mà tuyệt đại đa số là lãnh tụ chống ngoại xâm từ Phương Bắc, theo chỉ thị năm 2014, đã bị hất ra khỏi danh sách những ngày quốc lễ. Ngay cả Quốc Tổ Hùng Vương cũng rớt xuống hàng "tỉnh lễ" mà thôi. Lòng yêu nước chống ngoại xâm truyền thống của dân tộc đang là điều lo lắng cho lãnh đạo và họ đang cố trấn áp bằng mọi giá. Thế thì lấy ai rưng rưng hát quốc ca?
Và hát sao nổi khi lãnh đạo vẫn cương quyết không cho dân giữ nước, và cũng nhất định không kiện Trung Cộng, không liên minh phòng thủ Biển Đông, và không bảo vệ ngư dân Việt. Sau mùa biển động năm nay, cảnh giàn khoan mọc như nấm quanh vùng Hoàng Sa gần như là chuyện đương nhiên. Ai còn thực sự yêu nước đều lo tìm cách Thoát Trung chứ chẳng ai muốn đóng kịch đứng hát quốc ca.
Đó là chưa kể vừa hé mắt nhìn vào tương lai đã thấy cảnh các con ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Chi, Tô Huy Rứa, Nguyễn Bá Thanh, Lê Thanh Hải, ... đang cùng bước lên ghế lãnh đạo. Nghĩa là tương lai đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục con đường hiện tại, tiếp tục lùi xa hơn các nước trong vùng, mà nay đang thua cả Miến lẫn Miên. Rõ ràng không chỉ quốc ca, mà mọi thứ "quốc" lớn, "quốc" nhỏ khác, đặc biệt là Quốc Mạng (vận mạng quốc gia), đều chưa hề là của dân.
Thực tế đó chỉ để lại 2 loại rưng rưng thật trên đất nước Việt Nam hôm nay.
Một là loại rưng rưng như của TBT Nguyễn Phú Trọng khi đọc diễn văn kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vì thất bại quá đau đớn. Với các sát phạt nội bộ kịch liệt trong cuộc chạy đua trước Đại Hội Đảng 2016, cảnh rưng rưng này sẽ còn nhân lên nhiều.
Hai là loại rưng rưng của những nạn nhân của chế độ: từ những người đang vào tuổi cuối đời nhớ lại các bạn mình đã bị cướp đi cả cuộc đời; đến những người trung niên cạn nước mắt, thẫn thờ nhìn đoàn công an đến cướp đi phương tiện kiếm sống duy nhất của gia đình; đến những cháu bé nhìn bạn chết trôi trên đường băng sông đi học hàng ngày.
Không ai buộc hết trách nhiệm các cảnh rưng rưng đó vào cổ ông Vũ Đức Đam, nhưng cũng không ai quên thực tế ông Đam là một trong những con ốc chính trong guồng máy đang tiếp tục tạo ra những cảnh rưng rưng này. Nếu thực sự muốn "đất nước giàu mạnh", ông Đam dư biết cần phải làm gì. Chính các cựu ủy viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách, Nguyễn Văn An đã chỉ con đường ra từ lâu lắm rồi.
PHẠM NHẬT BÌNH
(Click tiêu đề xem toàn bài)
"Người lãnh đạo chức càng to thì phải hát càng to, chứ đừng nghĩ mình có chức có quyền thì có đặc quyền, đặc ân" - Đó là ý kiến của ông nghị giả sư Dương Trung Quốc.
Trả lờiXóa