Hôm 23-8, Ngày tưởng niệm những nạn nhân Châu Âu của các thể chế độc tài
toàn trị đã được tổ chức lần thứ hai tại Budapest, kèm theo đó là một hội nghị
quốc tế.
Với sự hiện diện của những đại biểu đến từ các quốc gia EU, lễ tưởng niệm bắt đầu trước Bảo tàng Nhà Khủng bố (Budapest - ảnh trên), nơi lưu giữ những bằng cứ và di chứng của hai thể chế độc tài toàn trị thế kỷ XX ở Hungary (độc tài quốc xã theo xu hướng tại Hungary trong Đệ nhị Thế chiến, và độc tài cộng sản theo mô hình Stalinist).
Tại đây, sau phát biểu của Quốc vụ khanh Bộ Hành chính và Tư
pháp Rétvári Bence, những người đến dự đã thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trước
Bảo tàng.Với sự hiện diện của những đại biểu đến từ các quốc gia EU, lễ tưởng niệm bắt đầu trước Bảo tàng Nhà Khủng bố (Budapest - ảnh trên), nơi lưu giữ những bằng cứ và di chứng của hai thể chế độc tài toàn trị thế kỷ XX ở Hungary (độc tài quốc xã theo xu hướng tại Hungary trong Đệ nhị Thế chiến, và độc tài cộng sản theo mô hình Stalinist).
Trong hội nghị quốc tế tổ chức tại Nhà Quốc hội Hungary, Tổng thống Cộng hòa
Áder János (ảnh trên) đã có bài phát biểu chào mừng. Tiếp đó, sau phần phát biểu của Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Hành chính và Tư pháp Rétvári Bence, đại diện tất cả các
quốc gia tham dự đã đăng đàn.
Ngày tưởng niệm những nạn nhân Châu Âu của các thể chế độc tài toàn trị được ấn định vào 23-8 hàng năm, thời điểm này, vào năm 1939, từng là mốc thời gian bi thảm của lịch sử Châu Âu, khi Liên Xô của Stalin và nước Đức phát-xít của Hitler bắt tay nhau ký Hiệp ước bất tương xâm (Hiệp ước Molotov-Ribbentrop), xác định việc chia đôi Châu Âu, xâm lăng Ba lan và làm nổ ra Đệ nhị Thế chiến.
Ngày tưởng niệm những nạn nhân Châu Âu của các thể chế độc tài toàn trị được ấn định vào 23-8 hàng năm, thời điểm này, vào năm 1939, từng là mốc thời gian bi thảm của lịch sử Châu Âu, khi Liên Xô của Stalin và nước Đức phát-xít của Hitler bắt tay nhau ký Hiệp ước bất tương xâm (Hiệp ước Molotov-Ribbentrop), xác định việc chia đôi Châu Âu, xâm lăng Ba lan và làm nổ ra Đệ nhị Thế chiến.
Tháng 6-2008, một hội nghị quốc tế với chủ đề “Lương tâm Châu Âu và CNCS” đã
được tiến hành tại Prague, thủ đô Cộng hòa Czech. Trong diễn văn khai mạc, cựu
Tổng thống Václav Havel - một trong những gương mặt kỳ vĩ nhất của phong trào
dân chủ Đông Âu - đã tuyên bố rằng Châu Âu có trách nhiệm hết sức to lớn với hai
thể chế độc tài toàn trị đã nảy nở tại Lục địa già này: NNCS và chủ nghĩa quốc
xã.
Các tham dự viên tại hội thảo đã đề nghị tuyên bố ngày 23-8 hàng năm là Ngày tưởng niệm những nạn nhân Châu Âu của các thể chế độc tài toàn trị. Tháng 9-2008, các dân biểu Nghị viện Châu Âu (EP) của Hungary, Estonia, Anh, Đức và Latvia cũng đệ trình lên EP một dự thảo tuyên bố với nội dung tương tự.
Rốt cục, tháng 4-2009, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu để thống nhất quan điểm về các thể chế độc tài toàn trị, và đề nghị tổ chức hàng năm một ngày tưởng niệm như thế. Lần đầu tiên, ngày lễ đã diễn ra tại Warszawa, thủ đô Cộng hòa Ba Lan vào năm ngoái.
Trần Lê/Nhịp cầu Thế Giới
Các tham dự viên tại hội thảo đã đề nghị tuyên bố ngày 23-8 hàng năm là Ngày tưởng niệm những nạn nhân Châu Âu của các thể chế độc tài toàn trị. Tháng 9-2008, các dân biểu Nghị viện Châu Âu (EP) của Hungary, Estonia, Anh, Đức và Latvia cũng đệ trình lên EP một dự thảo tuyên bố với nội dung tương tự.
Rốt cục, tháng 4-2009, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu để thống nhất quan điểm về các thể chế độc tài toàn trị, và đề nghị tổ chức hàng năm một ngày tưởng niệm như thế. Lần đầu tiên, ngày lễ đã diễn ra tại Warszawa, thủ đô Cộng hòa Ba Lan vào năm ngoái.
Trần Lê/Nhịp cầu Thế Giới
Ảnh các nạn nhân ốp chung quanh bảo tàng
Bên trong, một chiếc T54 Liên Xô biểu tượng của guồng máy chiến tranh Soviet và hình ảnh các nạn nhân của thể chế độc tài
Bài cũ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét