Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Xứng tầm thời đại... bịp

Tô Hải: - Ừ nhỉ! Ở cái thời đại “nói dối lên ngôi, đạo đức suy đồi”, ”Lừa bịp thì sống”, “thật thà thì chết”, ở cái thời buổi mà “cái ác thắng cái thiện”, “lẽ phải thua thằng liều”, “pháp luật thua nắm đấm”... này thì: tại sao những tác phẩm như “Thi Vân Yên Tử”, như “Bướm lông và chim”, như “triết lý về cái bồn cầu”, như “Sợi Xích”, như “Yêu một người là dại”, như “Đánh con gì”(số đề)... lại không thể “xứng tầm thời đại” cơ chứ?
Còn như những tác phẩm văn học chuyên viết về những bộ phận sinh dục bằng các tên tục “ngoài chợ cá” như... l.., b... cứt, đái, làm tình, lông lá, bẹn, rốn,... những nhà “ný nuận niều” khua chiêng gõ mõ cho một thứ văn nghệ ”tự ro” không cần mất sức, phí thời giờ học hành, trường lớp những thứ “ný nuận” bài bản,... cũ rích mốc meo... như: “để hội nhập, ca sỹ thích dùng tiếng nước ngoài hơn là lẽ tự nhiên vì tiếng Việt có dấu khó hát (?)”... hoặc “văn nghệ cũng như hàng hóa, cái gì bán chạy nhất là cái hay nhất”(!?)... mà sao không được trao giải cũng mấy trăm triệu đồng mang tên giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải Thưởng Nhà Nước cơ chứ?
Ngày 8.8, nhà thơ Hoàng Quang Thuận được Hội Nhà văn VN tổ chức hội thảo về hiện tượng “nhập đồng thơ” của ông. Năm 1997, chỉ trong 3 đêm viếng thăm vùng non thiêng Yên Tử (Quảng Ninh), Hoàng Quang Thuận đã viết liền một mạch 63 bài thơ, sau này in trong tập Thi vân Yên Tử (gồm 143 bài thơ). Ông Thuận vốn là một nhà khoa học thuần túy (Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông).
Ngày 4.4.2010, ông dâng hương tại một “Đàn cầu thơ” ở vùng cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) cùng với nhà thơ Dương Kỳ Anh (nguyên Tổng biên tập Báo Tiền Phong). Trong vòng 4 giờ tới mờ sáng, ông Hoàng Quang Thuận sau một làn gió lạnh đã “nhập đồng thơ” viết như người mộng du liên tục 121 bài thơ trên những trang giấy trắng có chữ ký của 2 ông. Hoàng Quang Thuận cho rằng ông không dám nhận mình là tác giả của 2 tập thơ trên mà có lẽ là tiền nhân đã mượn bút ông để viết những bài thơ này?! Với trường hợp thơ Hoàng Quang Thuận, rất tiếc cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa có được lời giải thích nào thật thỏa đáng.
Tham khảo thêm:

4 nhận xét:

  1. Tôi có người đồng ngũ thời chống Mỹ tên Trạch quê Thanh Hóa - người mà tôi đã sử dụng làm nhân vật Lão Trạch trong chuyện ngắn cùng tên đăng trong Văn Chương Việt.
    Một buổi sáng tháng tám năm 1992, Trạch vào nhà tôi với cái dáng liêu xiêu trên đôi nạng gỗ. Trạch kể hai vợ chồng đều là thương binh dồn hết sức nuôi đứa con, bây giờ nó được vào đại học nhưng không có tiền đóng học phí. Tôi đưa cho Trạch một triệu nhưng biết số tiền đó không làm gì được. Suy nghĩ mãi cuối cùng tôi dìu Trạch lên xe và chở đến gặp Tăng Minh Phụng.
    Tôi kể cho Tăng Minh Phụng nghe chuyện của chúng tôi. Tăng Minh Phụng im lặng ngồi nghe và lấy khăn chấm nước mắt. Rồi Bảy Phụng mở cặp lấy 10 triệu đồng bỏ vào phong bì trao cho Trạch. Bảy Phụng nói: “Sau này nếu có khó khăn gì thì anh cứ cho em biết. …”
    Tôi có người bạn đồng nghiệp là Trần Quang - phóng viên báo Lao Động. Vào một buổi chiều 23 tết, Quang gặp tôi với gương mặt hốc hác và rất buồn. Quang tâm sự vợ bị ung thư giai đoạn cuối đang điều trị tại bệnh viên ung bướu . Quang đã hết lòng lo cho vợ, không muốn phiền đến ai, nhưng bậy giờ khó khăn quá. Tôi bấm máy gọi Tăng Minh Phụng, và sau đó cùng Trần Quang đến văn phòng công ty Minh Phụng.
    Tăng Minh Phụng chưa biết mặt Trần Quang và phóng viên Trần Quang chưa viết một bài báo nào về công ty Minh Phụng, nhưng thái độ của Tăng Minh Phụng rất thân tình. Anh lấy một bì thư đã chuẩn bị sẵng sau khi nghe điện thoại của tôi trao cho Trần Quang và nói: “Anh cầm tạm lo cho chị , nếu có khó khăn gì anh cứ nói với em, đứng ngai…”. Trong chiếc bì thư ấy có 6 tờ tín phiếu mệnh giá 5.000.000 đồng. Nhờ ba mươi triệu của Minh Phụng giúp, Trần Quang lo được một phần thuốc thang cho vợ trước lúc chị ấy mất.
    Cũng tương tự như Trần Quang là Mai Bá Kiếm- phóng viên báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thân sinh anh Kiếm từ miền Tây lên thành phố điều trị bệnh đã lâu nhưng không qua khỏi. Kiếm gặp tôi và tỏ ra lo lắng không biết chạy đâu ra tiền để đưa cụ về quê an táng. Tôi lại phải gọi Tăng Minh Phụng và cũng với một thái độ hết sức chân tình, Phụng đã trao tận tay Mai Bá Kiếm số tiền 30 triệu đồng với lời chia buồn sâu sắc, mặc dù Bảy Phụng chưa quen Mai Bá Kiếm và Mai Bá Kiếm chưa viết một chữ nào về công ty Minh Phụng…

    Trả lờiXóa
  2. Ngày Tăng Minh Phụng bị bắt trong vụ án Minh Phụng – Epco, tôi viết ba bài nói lên sự thật là Tăng Minh Phụng có sai trái trong viêc thành lập công ty con để vay tiền nhưng đều trả nợ ngân hàng song phẳng, chưa có món nợ nào quá hạn thanh toán và đặc biệt Tăng Minh Phụng có cuộc sống lành mạnh và tấm lòng từ thiên.
    Tôi không ngờ Hoàng Quang Thuận chộp ngay lấy những bài báo của tôi và nói: “Cụ đã đọc những bài báo cùa ông và cụ rất quan tâm đến Bảy Phụng . Bây giờ cụ rất cần những bài báo như vậy , và cả những lá thư để cụ có cơ sở chỉ đạo xem xét vụ án Minh Phụng…”. Cụ mà Hoàng Quang Thuận gọi là ông Đỗ Mười. Hoàng Quang Thuân bảo tôi viết một lá thư cho ông Đỗ Mười, Thuận sẽ chuyển tân tận tay, để góp phần cứu Tăng Minh Phụng. Tôi hỏi làm như vậy có ích không, và đã có ai viết chưa? Thuận nói đó là cơ sở để “cụ” lên tiếng cứu Minh Phụng. Tôi nghĩ đã là bạn bè, hơn nữa đã từng nhờ vả người ta thì phải trả ơn, nhất là lúc người ta gặp hoạn nạn thì phải cứu, dù có bị liên lụy đến bản thân mình. Nghĩ vậy nên tôi viết lá thư kính gửi ông Đỗ Mười với nội dung như mấy bài báo tôi đã viết, khẳng định Tăng Minh Phụng không lừa đảo mà là một doanh nhân trẻ có hoài bão, có lòng từ thiện và nhân cách.Tôi đưa lá thư cho Hoàng Quang Thuận và nói với Thuận, là lá thư này không liên quan đến cơ quan báo chí, cũng không phải đơn thư khiếu nại, mà chỉ là thư riêng cùa cá nhân tôi, nên phải được bảo mật theo luật thư tín, tránh lọt ra ngoài để người ta lợi dụng hại tôi. Thuận nói : “Ông khỏi lo, tôi như người nhà của cụ. Mọi việc tôi sắp đặt trong lòng bàn tay này!”. Nhưng rồi lá thư của tôi đã được đăng trên vài tờ báo , và người ta đặt câu hỏi : “Nhà báo Minh Diện được trả bao nhiêu tiền để viết thư minh oan cho Tăng Minh Phụng?”
    Tôi đọc những dòng báo đó khi đang bệnh thập tử nhất sinh không biết giãi bày với ai? Nhà văn Văn Lê đến thăm khuyên nên nín nhịn cho qua đi. Một thời gian sau tình cờ tôi gặp ông Hà Nghiệp – một thư ký của ông Đỗ Mười. Ông Hà Nghiệp khẳng định chẳng có lá thư nào của tôi đến tay ông Đỗ Mười cả. Vậy thì phải chăng Hoàng Quang Thuận bằng con đường nào đó đã chuyển lá thư của tôi cho báo chí để hại tôi, đổi lấy sự yên lành cho mình?
    Gần hai mươi năm qua tôi xa làng báo, âm thầm làm một người dân bình thường .Vừa qua thấy Hoàng Quang Thuận làm nhiều chuyện quá đáng mà báo chí đã nêu, tôi thử góp một mẩu nhỏ trên trang lethieunhon.com. Tôi tưởng ông Thuận sẽ tiếp thu , không ngờ ông ta nhắn tin chửi tôi là kẻ lừa thấy phản bạn! Vì vậy tôi viết tiếp mẩu chuyên này để mọi người xem ai là kẻ phản bạn lừa thấy?
    Điều cần phải nói thêm , đây cũng vẫn chỉ là một trong nhiều chuyện tôi biết về Hoàng Quang Thuận trong quãng thời gian ông ta làm cố vấn đối ngoại cho Tăng Minh Phụng. Nếu Hoàng Quang Thuân còn tiếp tục mượn oai hùm chửi bới và đe dọa tôi cũng như những người đã phê phán ông ta thì buộc lòng tôi phải lên tiếng tiếp.
    Minh Diện

    Trả lờiXóa
  3. - Công việc nhiều, nhưng chính là… nỗi sợ và sự mệt mỏi không biết nên viết cái gì đã làm cho tôi im lặng hơi lâu lâu. Vừa đọc xong bài Ai có thể lừa được một siêu lừa của Minh Diện, tôi như có thêm can đảm để viết những dòng này.

    Trước hết, xin lỗi bạn đọc vì dùng từ quá nặng nề nhưng tôi đã thử tìm các từ thay thế cho chữ ngu xuẩn như “kém cỏi”, “thiếu trách nhiệm”, “khinh dân”…; nhưng đều thấy không ổn! Đành phải nhận chân sự việc bằng một từ hơi ù tai và đau mắt vậy.

    Cách đây vài năm, có một lần GS Nguyễn Huệ Chi email cho tôi đại ý rằng “Thịnh phải viết nhẹ hơn (ý nói là nên “văn hóa” hơn) bởi cái dốt nát của nhiều vị lãnh đạo là điều ai cũng biết. Họ không dốt thì việc gì mình phải viết”. Câu nói đó (đại ý, nhưng xin để trong ngoặc kép cho trân trọng) cứ ám ảnh tôi hoài và, càng ngày càng thấy đúng. Thấy đúng càng nhiều thì càng chán cho nhân tình thế thái, đến mức không chịu được nữa thì lại đành phải nói tiếp.

    Dẫn chứng về sự ngu xuẩn của không ít người có trách nhiệm – đã và đang gây ra bao thảm họa trầm kha cho dân tộc thì nhiều vô kể. Chỉ xin dẫn ra vài sự việc mới xảy ra gần đây (nhân tiện, tôi cũng nhấn mạnh rằng, ngay chữ đầu tiên của bài này, tôi dùng chữ XIN, sau khi đã cân nhắc chán chê).
    Hà Văn Thịnh
    Click vào tiêu đề xem toàn bài.

    Trả lờiXóa
  4. Hoàng Quang Thuận có bài thuốc gia truyền được ông ta quảng cáo là “thần dươc ”. Đó là một phương tiện ngoại giao của Thuận .
    Tôi từng được ông Thuận cho một lọ thuốc viên nhỏ như hạt đậu, màu đen mùi thơm vị ngọt đắng như thuốc lục vị . Không biết ông Thuận sử dụng những dược liệu gì , nhưng chắc chắn có sừng tê giác. Và tôi biết ông Thuận đã lấy vị thuốc đó của ai.
    Tăng Minh Phụng là một trong những người có sừng tê giác đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh. Bảy Phụng khoe với chúng tôi phải bỏ ra gần 100.000 đô la Mỹ mua chiếc sừng tê giác đó tận châu Phi. Dù biết nó rất quý hiếm nhưng Tăng Minh Phụng không dấu làm của riêng, mà giao cho phó giám đốc Hạ và văn phòng công ty quản lý để giúp người bệnh hiểm nghèo làm phúc. Hồi ấy mỗi ngày có vài người tới và cô nhân viên của công ty lại mang cái sừng tê giác ra mài toát mồ hôi. Tôi có người bạn đồng nghiệp là Tường Vi (phóng viên nổi tiếng viết về thể thao) bị ung thư, nên tôi cũng đến mài chiếc sừng tê giác của Bảy Phụng mang cho Tường Vi uống. Tuy mấy chai nước sừng tê giác không cứu được Tường Vi thoát khỏi bệnh hiểm nghèo, nhưng cái tình thật khó quên, trước khi mất anh Tường Vi vẫn cảm động nắm tay tôi và nhắc lại chuyện đó….
    Khi Hoàng Quang Thuận về làm cố vấn cho Tăng Minh Phụng, ông ta độc quyền quản lý chiếc sừng tê giác, thả sức mài gọt chế biến “thuốc gia truyền” làm phương tiên ngoại giao. Thật là của người phúc ta! Nhưng điều đáng buồn hơn là từ đó chiếc sừng tê giác không còn được sử dụng làm từ thiện như mục đích ban đầu của Tăng Minh Phụng nữa.
    Ngày Tăng Minh Phụng bị bắt, cơ quan chức năng khám xét rất kỹ và niêm phong toàn bộ tài liệu ở cơ quan cũng như nhà riêng cùa Tăng Minh Phụng, nhưng họ không niêm phong chiếc sừng tê giác. Bằng chứng là cả tháng sau tôi vẫn thấy Hoàng Quang Thuận mài mài, cạo cạo chiếc sừng tê giác đó.
    Bỗng một hôm có mặt tôi và vài người nữa, Hoàng Quang Thuận kêu mất cái sừng tê giác. Thuận lục tung các hộc tủ trong nhà Bảy Phụng tìm kiếm..
    Bấy giờ rất ít người ra vào nhà Tăng Minh Phụng, quanh đi quẩn lại chỉ có mẹ con cô Thương và người giúp việc.Trong cơn hoảng loạn như vậy họ chả còn tâm chí đâu nghĩ đến chiếc sừng tê giác. Người biết giá trị của cái sừng tê giác chỉ có Hoàng Quang Thuận. Và người quản lý và sử dụng nó cũng chính là ông ta. Vậy mà ông ta kêu mất toáng lên thì lạ quá.
    Sau khi Bảy Phụng mất, Hoàng Quang Thuận vẫn dùng bài “thuốc gia truyền” làm phương tiện ngoại giao, và vị thuốc chính trong bài thuốc ấy vẫn là sừng tê giác.
    Hôm trước ông Thuận nhắn tin hỏi tôi còn nhớ ông ta đã cho một lọ thuốc gia truyền không? Tôi trả lời vẫn nhớ và hỏi Thuận: “Ông đã mài hết chiếc sừng tê giác của Tăng Minh Phụng chưa? ”, ông Thuận không trả lời.
    Khi tôi đang viết bài này thì một người thân của Tăng Minh Phụng đến thăm và cho biết thêm nhiều chuyện về Hoàng Quang Thuận. Người ấy còn hỏi tôi: “Anh có biết ngôi biệt thự của ông Thuận cạnh sân bay Tân Sơn Nhất không?”. Vâng tôi có biết nhưng đó lại là một chuyện khác.
    Hoàng Quang Thuận thường lấy luật nhân quả ra rủa người khác, có lẽ cái luật ấy bây giờ nó đang vận vào chính ông ta thì phải !?
    Minh Diện

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips