Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Khốn khổ nước tôi

Tác giả Khalil Gibran, thi sĩ xứ Libăng (Lebanon). Ông cũng là người viết câu thơ bất hủ: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta được thêm ngày nữa để yêu thương”. Chưa hết, câu nói trứ danh của Tổng Thống Mỹ J. F. Kennedy: “Đừng hỏi nước Mỹ đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho nước Mỹ” cũng xuất phát từ ý một bài thơ của Khalil Gibran. Nhưng có lẽ bài thơ Pity the Nation dưới đây mới kinh khủng về sức tiên tri của nó, không chỉ ở đất nước ông mà nhiều xứ sở khác.
Khốn khổ nước tôi

Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn
Khốn khổ nước tôi

Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Khốn khổ nước tôi

Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Khốn khổ nước tôi

Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Khốn khổ nước tôi

Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Khốn khổ nước tôi

Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Khốn khổ nước tôi

Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Khốn khổ nước tôi

Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Khốn khổ nước tôi

Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Nhận diện rủi ro nhé ông lú đốt lò

Giờ thì bạn ấy đã thấm.

Tôi luôn thích sự tồn tại của các bên “riêng biệt, nhưng bình đẳng”, mượn cách nói kiểu chính trị hơi nguy hiểm.
Captain Planet, Sailor Moon, The Mighty Morphin’ Power Rangers – những phim này đều là những bộ phim yêu thích của tôi thời nhỏ, bởi đều có một hay nhiều đoạn tương tự nhau khi những kẻ tốt bụng xuất hiện: Viên chỉ huy của đội Ô nhiễm (Captain Pollution) và thành viên trong đội các “thiện nguyện viên hành tinh” gây độc hại, bốn chị em của Mặt trăng Đen, hay là Người cảnh binh đen tối Dark Rangers. Tôi cảm thấy như luôn có một sự cân bằng giữa hai bên, mạnh mẽ, hài hòa, như biểu tượng âm dương.
Lớn lên, khuynh hướng nhìn thấy những điều hàm chứa sự tương quan, được mở rộng ra hơn, trong cả các chính sách quốc tế, mà cụ thể là các hệ tư tưởng đối lập, các quốc gia bị chia cắt trực tiếp, ví dụ Bắc Triều và Nam Triều, hoặc Đông Đức và Tây Đức.
Một cách hoàn toàn tự nhiên, khoảng thời gian mà dân tộc – nhà nước Việt nam thời hiện đại đã tồn tại như hai thể chế riêng biệt, đã gây một sức nặng đáng kể trong tiềm thức của tôi, và tôi tin là cả trong tiềm thức của nhiều người Việt hải ngoại. Rốt cuộc thì sự tồn tại song song ấy, sự đối kháng lẫn nhau đến không đội trời chung, và sự tồn tại của bên này là triệt tiêu của bên kia, chính là trách nhiệm mang tính quyết định duy nhất dẫn đến sự tứ tán của người Việt ở khắp mọi nơi trên địa cầu, một sự bùng nổ của các photon con người trong một trong nhiều cú va đập giữa một bên là chủ nghĩa cộng sản và bên kia là chống cộng.
Tôi sinh ra tại Hoa kỳ; thời đó tôi chẳng hề biết, tất cả những người Việt mà tôi đã từng tiếp xúc, đều là công dân của Việt nam Cộng hòa (tức là miền Nam Việt nam) hoặc như tôi biết, đều là Việt nam. Không có bất kỳ ai khác. Lá cờ vàng với ba sọc đỏ xuất hiện ở mọi nơi và là biểu tượng duy nhất của Việt nam mà tôi biết...
Tác giả bài viết Will Nguyễn hình trên

Nhứt zợ nhì giời - tiên sư mài Trăm

 

Thiện nhân không có nghĩa là người tốt

Báo chấy thời đồ đểu

Tôi không còn là tôi
Nguyễn Đức Dân

Xem lại chương trình “Ghế nóng” tôi trả lời nhà đài HTV9 ngày 06.6.2018, tôi thấy lời lẽ và ý kiến của mình bị cắt bỏ, gọt nhẵn trơn trun đến mức tôi không còn là tôi nữa. Vậy, xin có đôi lời giải thích lại là điều cần thiết. Có hai khái niệm cần nói rõ lại.
Thứ nhất, HTV9 hỏi tôi về chuyện “trạm thu giá”, “giá dịch vụ đào tạo”… là “cách dùng từ trong ngôn ngữ hành chính nghe trúc trắc quá”? Tôi đáp, cách nói này mọi người nghe đều thấy kỳ cục, lạ tai vì nó không tồn tại trong tiếng Việt. Đây là cách nói do những người có quyền đặt ra, bịa ra rồi áp đặt vào tiếng Việt, nên “đây không phải là ngôn ngữ hành chính mà là thứ ngôn ngữ quan quyền; dân gian có câu “muốn nói oan làm quan mà nói”!
Tôi nêu ví dụ, trước đây ngành công an (hay ngành giao thông vận tải?) có đưa ra chỉ thị xe phân khối lớn thì phải làm thủ tục đăng ký và lấy bằng xe máy. Phân khối là một đơn vị đo thể tích hay dung tích. Trong hình học và trong vật lý làm gì có khái niệm phân khối lớn và phân khối nhỏ? Thuật ngữ này là sự áp đặt từ ngôn ngữ quan quyền. Nếu có trình độ trung học cơ sở người ta đã không ra một chỉ thị như vậy.
Ví dụ thứ hai, “diễn biến hòa bình” là một thuật ngữ trung tính, không tích cực mà cũng chẳng tiêu cực, nhưng trong ngôn từ chính trị chúng ta đã áp đặt ra một thuật ngữ quan quyền “âm mưu diễn biến hòa bình” để chỉ khái niệm âm mưu lật đổ một chế độ bằng con đường diễn biến hòa bình. Dịch nguyên văn “âm mưu diễn biến hòa bình” sang tiếng Anh, Pháp hay Nga thì phải để trong ngoặc kép cụm từ “diễn biến hòa bình” người ta mới có thể hiểu được.
Trong tiếng Việt hiện nay nhiều khái niệm quan trọng vẫn phải để trong ngoặc kép là một minh chứng cho sự tồn tại của những thuật ngữ quan quyền nhưng không được xã hội chấp nhận. HTV9 đã gọt đi thuật ngữ “quan quyền” của tôi và thay bằng thuật ngữ ngôn ngữ hành chính rất chung chung.
Thứ hai, nếu như tôi gọi “trạm thu giá”, “giá dịch vụ đào tạo”… là loại thuật ngữ quan quyền thì cách dùng thuật ngữ “tụ nước” thay cho “nước ngập” lại là một xảo thuật ngôn từ trong phép ngụy biện. Đó là sự ngụy biện bằng đánh tráo từ ngữ. Dùng những từ ngữ giảm nhẹ tạo ra sự thay đổi nhận thức xã hội nhẹ nhàng đi. Đây là những xảo thuật thường gặp trong chính trị, quân sự, ngoại giao và làm ăn kinh tế. Trong những ví dụ tôi nêu bị cắt bỏ có đoạn sau:
Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu trước Quốc hội Việt Nam như sau: “Láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm, […] hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng để xử lý bất đồng; khi đại sự đã được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết” (TT, 7.11.2015). Đây là những xảo ngôn đánh tráo thuật ngữ. Những hành động như đánh chiếm đảo Gạc Ma; đưa giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam; lập ra tấm bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông; bồi đắp, xây dựng những hòn đảo chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành những sân bay-căn cứ quân sự… được gọi là những chuyện đại sự mù mờ. Gây xung đột căng thẳng, xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, phá tàu đánh cá, xua đuổi ngư dân Việt Nam khỏi vùng biển Việt Nam… đã được chuyển thành xảo ngôn “va chạm” nghĩa đã giảm nhẹ hẳn đi và ám chỉ rằng đó là “chuyện nhỏ” (tiểu sự).
Đáng tiếc là hai khái niệm cốt lõi ngôn ngữ quan quyền và phép ngụy biện bằng xảo thuật đánh tráo từ ngữ đã bị cắt bỏ. - Bài gốc

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Sĩ quan Mỹ bị loại ngũ vì thân cộng, đừng buồn qua VN đi chú em!

Hình ảnh mà anh Spencer Rapone chụp trong ngày lễ tốt nghiệp Học Viện Lục Quân Mỹ West Point, và sau đó đưa lên trang Twitter, làm nhiều người phải bàng hoàng và phẫn nộ. Trong một tấm hình, sinh viên sĩ quan vừa tốt nghiệp này cởi áo quân phục đại lễ, phô bày áo thun bên trong có in hình trùm du kích quân cộng sản Che Guevara màu đỏ.
Trong tấm hình khác, người ta thấy Rapone đưa nắm tay lên và lật chiếc nón ra để cho thấy hàng chữ viết tay: “Chủ nghĩa cộng sản rồi sẽ thắng.”

"Hot" wé cũng xiến !!!

Bài tự "kách" sau 3 tiếng lên "mạng"
(Bài gốc còn trên webcache)

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Gú gờ, Pha tê bốc đã biến khỏi Trung cộng như thế nào?

Rồi thì cuối cùng chúng cũng chết thật. Và, cùng với cái chết của chúng, ngày càng nhiều chuyện xảy ra, chậm rãi thôi, lặng lẽ thôi, hầu như không ai phát giác ra. Nhưng đúng là chúng đang diễn ra.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Một vụ giết người và một vụ bắt cóc

– Một đoạn văn đẹp, tao cần một đoạn văn đẹp. 
Tên cướp đã đi vào quán từ lúc nào chẳng ai hay, cắm phập con dao xuống mặt quầy bar. Tôi đang pha chế, giật bắn người, làm rơi ngay cái ly xuống chân, run lẩy bẩy: 
– Dạ, ở…ở…đây, chỉ có r..ư..ợ…u thôi ạ. 
Tên cướp chồm hẳn người lên mặt quầy, túm lấy cổ áo tôi, kéo lại gần, rút ra một khẩu súng dí vào thái dương tôi và gằn giọng: 
– Mày có tin là nếu tao bấm một nhát não mày sẽ phọt ra thơ không?

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Luật ANM đã xong, toàn dân hồ hởi

 Luật An ninh mạng đã được thông qua sáng nay 12/6 với 423 trong tổng số 466 nghị gật có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 nghị (chưa dậy) không tán thành; 28 nghị (còn say ke) không biểu quyết.
Hãy đợi đấy !!!
Luật nài được đánh giá là bước đại nhảy vọt...
... nhanh chóng cách cái mạng 4.0 thành hiện thực
Chẳng có gì phải sợ hãi

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Thượng thư bộ Đầu b...

(Trích:) – Cha nội Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chả nói về dự luật đặc khu đang bàn thảo ở Quốc hội, rằng: “Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc”.
Trước hết coi sự xảo ngôn, không có chữ Trung Quốc nào nghen. Khoản 4 – Điều 55 – Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn – Luật đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (Dự thảo Luật trình lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách) đây: Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam”.
Ra vậy nước láng giềng với nước ta ở Quảng Ninh là nước… Mỹ, hay nước Somali ở châu Phi?
– Nước lạ, nước lạ.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Nhọ quá thể

Nèo các em, lẹo lưỡi chu mõm giống thầy: thu giá là tha... dzú, DZÚ, DZÚ!!!
Đù mía mài nhọ!!!
Best Blogger TipsBest Blogger Tips