Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Chửi là vũ khí của người nghèo

"Trước, trong Từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes (1651), chỉ có hai từ chửi và chửi mắng; sau, trong Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), có thêm chửi bới, chửi rủa, chửi lộn và chửi thề; kèm theo một số thành ngữ như: chửi như tách nứa, chửi như gõ thoi; sau nữa, trong Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (1952), thêm: chửi bâng quơ, chửi vào mặt, chửi tục, chửi vung, chửi xối hay chửi xối xả. Từ điển tiếng Việt của Văn Tân (1963), ngoài một số hình thức chửi trên, còn thêm: chửi bóng chửi gió, chửi chữ, chửi đổng, chửi xỏ. Nhiều nhất là trong Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (1970) với một số kiểu chửi mới, chưa thấy trong các từ điển trước: chửi bỏ, chửi bông lông, chửi đùa, chửi khống, chửi lén, chửi tắt bếp, chửi thầm, chửi thề, chửi trổng, chửi vãi, chửi vụng, và chửi xiên chửi xéo. Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng liệt kê một số thành ngữ bắt đầu bằng chữ chửi: Chửi cha không bằng pha tiếng, chửi chó mắng mèo, chửi lắm nghe nhiều, chửi như chó ăn vã mắm, chửi như mất gà, chửi như vặt thịt..."
Chửi - nâng hết cấp cũng chỉ là văn hóa chửi còn trở thành "vũ khí" thì chỉ có đám báo nhà binh mới nghĩ thế.
..."chửi" để hả giận, để đánh thức lương tâm, nuôi dưỡng công lý. Lương tâm và công lý sẽ lớn lên, chặn tay bọn ăn cắp những “con gà vàng” thấm đẫm mồ hôi, nước mắt người lao động. Chửi là vũ khí của người nghèo.

1 nhận xét:

  1. Hà Sĩ Phu: “Tôi được bạn bè “méc” cho biết báo Quân đội nhân dân vừa có bài Vũ khí chửi trong đó copy nhiều ý, nhiều đoạn từ bài Văn hóa chửi trong Thư viện Hà Sĩ Phu. Lúc đầu tôi không tin, vì về quan điểm thì HSP và cái “lô cốt” cố thủ là báo QĐND là hai thái cực xung đột nhau như mặt trăng mặt trời, làm gì có chuyện “mặt trời” lại copy bài của “mặt trăng”?”

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips