Một tác phẩm điêu khắc cao 30 ft của Nelson Mandela đã khiến các quan
chức Nam Phi nổi giận khi phát hiện ra những nhà điêu khắc đã để lại
“dấu ấn riêng” của họ trên công trình nghệ thuật này:
Một con thỏ được khắc bên trong lỗ tai của bức tượng Nelson Mandela.
Đài tưởng niệm bằng đồng được chính thức ra mắt bên ngoài toàn nhà chính
phủ ở Pretoria, sau đám tang của ông Nelson vào ngày 16 tháng 12 năm
ngoái. Đây được xem là bức tượng lớn nhất thế giới của nhà lãnh đạo Nam
Phi.
Các quan chức đã yêu cầu các nhà điêu khắc loại bỏ ngay con thỏ trong lỗ
tai của bức tượng lớn này, họ cho rằng đó là một sự chế nhạo và xúc
phạm đến công việc và cuộc đời của một người đáng kính như Nelson
Mandela.
Bộ phận phụ trách nghệ thuật và văn hoá cho hay họ không hề hay biết
chuyện hai nhà điêu khắc là Andre Prinsloo (L) và Ruhan Janse van Vuuren (R) đã
khắc thêm một con thỏ vào trong bức tượng của Nelson.
Hai nhà điêu khắc này thì cho rằng đó chỉ là một dạnh chữ ký họ muốn lưu lại trên tác phẩm nghệ thuật do mình sáng tạo ra.
Con thỏ bằng đồng ngồi thẳng với một tai cụp xuống có chiều cao bằng một nửa lỗ tai của bức tượng đài.
Phát ngôn viên của bộ phận trên nói: “Con thỏ, nó không phải là một phần của tượng đài này. Bức tượng này là biểu hiện cho niềm tự hào của người dân Nam Phi: Nelson Mandela chứ không phải con thỏ đó.”
Người này cũng cho biết rằng bộ phận của họ đang có những buổi họp để tìm cách loại bỏ con thỏ đó mà vẫn bảo đảm tính toàn vẹn của tác phẩm.
Con thỏ bằng đồng ngồi thẳng với một tai cụp xuống có chiều cao bằng một nửa lỗ tai của bức tượng đài.
Phát ngôn viên của bộ phận trên nói: “Con thỏ, nó không phải là một phần của tượng đài này. Bức tượng này là biểu hiện cho niềm tự hào của người dân Nam Phi: Nelson Mandela chứ không phải con thỏ đó.”
Người này cũng cho biết rằng bộ phận của họ đang có những buổi họp để tìm cách loại bỏ con thỏ đó mà vẫn bảo đảm tính toàn vẹn của tác phẩm.
Bức tượng khổng lồ được tạc theo dáng
đứng với hai tay dang rộng, tượng trưng cho sự tận tâm của ông Nelson.
Bức tượng được đặt bên ngoài toà nhà Union, nơi thi thể của Nelson an
nghỉ.
Đầu tuần này, tờ Beeld của Nam Phi đã dẫn lời của các nhà điêu khắc rằng họ thêm chi tiết con thỏ vào tai của bức tượng vì các nhà chức trách không cho phép họ khắc chữ ký của mình ở phần gấu quần của bức tượng. Họ cũng giải thích thêm rằng họ chọn khắc hình con thỏ vì đó là biểu trưng cho áp lực phải hoàn thành tác phẩm đúng hạn của họ. (Trong ngôn ngữ của người Hà Lan, con thỏ có nghĩa là haas, còn trong tiếng Afrikaans, haas cũng có nghĩa là vội vàng)
Paul Mashatile, Bộ trưởng bộ văn hoá và nghệ thuật cho biết các nhà điêu khắc đã xin lỗi về hành động của họ.
Công ty Koketso đã được chính phủ Nam
Phi tin tưởng giao thầu công trình này, đây vốn là một công ty phát
triển di sản. Giám đốc điều hành Dali Tambo, là con trai của một nhân
vật chống chủ nghĩa Apartheid – ông Oliver Tambo. Giám đốc này cho hay
ông đã rất tức giận khi nghe về chuyện con thỏ, ông đã ra lệnh bằng mọi
giá phải tháo rời con thỏ ra khỏi bức tượng này.
“Bức tượng đó không chỉ đơn thuần là bức tượng của một người đàn ông, đó là bức tượng của một cuộc đấu tranh, một trong những cuộc chiến cao quý nhất trong lịch sử nhân loại. Vì thế đối với tôi, sự xuất hiện của con thỏ trong tai của bức tượng là một sự đùa cợt thiếu tôn trọng. Điều này cũng tương tự như khi vẽ một bức tranh tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với một con chuột trong lỗ mũi.”
“Bức tượng đó không chỉ đơn thuần là bức tượng của một người đàn ông, đó là bức tượng của một cuộc đấu tranh, một trong những cuộc chiến cao quý nhất trong lịch sử nhân loại. Vì thế đối với tôi, sự xuất hiện của con thỏ trong tai của bức tượng là một sự đùa cợt thiếu tôn trọng. Điều này cũng tương tự như khi vẽ một bức tranh tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với một con chuột trong lỗ mũi.”
Ông Tambo nói thêm rằng những nhà điêu khắc thực hiện bức tượng này là
những người thuộc dân tộc Afrikaner thiểu số da trắng của Nam Phi, họ
được lựa chọn vì tài năng của họ và cũng vì dự án này có mục đích đề cao
nguyên tắc hoà giải của Mandela: bình đẳng sắc tộc. Theo ông Tambo, hai
nhà điêu khắc này có thể thêm chữ ký của họ vào bức tượng nhưng phải là
nơi kín đáo, có lẽ là gót chân của bức tượng.(Kha
Trần/calitoday)
Bài cũ:
-Vĩnh biệt Nelson Mandela
-Nam Phi khánh thành tượng đài Nelson Mandela
-Nam Phi hậu Apartheid: Một xã hội đầy bất an
Bài cũ:
-Vĩnh biệt Nelson Mandela
-Nam Phi khánh thành tượng đài Nelson Mandela
-Nam Phi hậu Apartheid: Một xã hội đầy bất an
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét