Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

"Con chó khát máu đã chết"

Lính Mỹ đọc tin Hitler chết
Tổng thống Truman vừa tuyên bố Hitler cuối cùng đã chết thì vào ngày hôm sau cơ quan lập pháp của tiểu bang Illinois phấn khởi thông qua nghị quyết này: "Chúng tôi do đó tuyên dương Hitler vì một hành động tốt trong đời hoạt động của ông... và lên án ông sao không chết cách đây 56 năm."

Đài phát thanh Anh mừng sự kiện này khi trích dẫn lời của Shakespeare: "Chúng ta đã chiến thắng, con chó khát máu đã chết."
Mọi người đều hân hoan. Người lạ mua rượu đãi nhau, mừng, hớn hở. Bao người trên đường phố với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ lúc bàn tán về chuyện này. Tất cả họ đều đồng ý rằng con quỷ ấy chết thật là đáng kiếp. 
Xác chết của Benito Mussolini bên cạnh tình nhân Claretta Petacci và những kẻ phát xít bị xử tử khác, được trưng bày tại Milan vào ngày 29 tháng 4 năm 1945, tại Piazzale Loreto, cùng một nơi mà một năm trước bọn phát xít đã trưng bày thi thể của mười lăm thường dân Milan. Các thi thể, từ trái sang phải, là: Nicola Bombacci, Benito Mussolini, Claretta Petacci, Alessandro Pavolini, Achille Starace.
Phản ứng cũng giống như vậy, tuy ở mức độ nhỏ hơn, khi Mussolini bị hành hình.
Tojo tự sát không thành
Còn khi Tojo cố gắng tự tử, người ta hy vọng ông vẫn còn sống, và ông còn sống thật, vì họ muốn thấy ông bị treo cổ, và cuối cùng ông bị treo cổ thật.
Tại sao lại không vui mừng chứ? Ngoài chiến thắng hoàn toàn nước thù địch ra thì chẳng có gì phấn khởi cho bằng cái chết của kẻ lãnh đạo của nước thù địch.
Vì thế tôi không thể nào chờ để đi ra khu trung tâm thành phố sau khi tôi mở đài và nghe tin Hồ Chí Minh đã chết... (Toàn bài)

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Người Hồng Kông quyết tử


Tức giận với thái độ không khoan nhượng của chính phủ đối với tình trạng bất ổn dân sự leo thang, Jason Tse từ bỏ công việc ở Úc và bay về Hong Kong để tham gia vào những gì anh tin là một cuộc chiến sinh tử cho tương lai Hong Kong.
"Đây là thời điểm 'bây giờ hoặc không bao giờ' và đó là lý do tại sao tôi trở về," Tse, 32 tuổi, nói. Tse cũng cho hay rằng kể từ khi tham gia các cuộc biểu tình hồi tháng trước, anh đã trở thành một người tham gia ôn hòa vào các cuộc diễu hành và là một nhà hoạt động trên Telegram.
"Bây giờ, nếu chúng tôi không thành công, thì quyền tự do ngôn luận, quyền con người của chúng tôi sẽ biến mất. Chúng tôi cần kiên trì."

"Chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu. Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi là chính phủ Trung Quốc," một giáo viên 40 tuổi giấu tên nói.
"Đối với chúng tôi, đây là chuyện sống hay chết."
"Chúng tôi đã thua trong cuộc cách mạng năm 2014. Lần này, nếu những người biểu tình không kiên quyết sử dụng bạo lực, dự luật dẫn dộ đã được thông qua rồi," Mike, 30 tuổi, làm việc trong ngành truyền thông nói.
Cuộc biểu tình ôn hòa kéo dài 79 ngày hồi 2014 kết thúc với một số lãnh đạo phong trào bị bỏ tù.
"Điều này chứng minh rằng bạo lực, ở một mức độ nào đó, sẽ hữu ích."

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Xử sự ôn hòa không giải quyết được vấn đề

Cảnh sát chống bạo động nã hơi cay và dùng dùi cui để tấn công người biểu tình tại Hong Kong. Cuộc đối đầu căng thẳng đã biến thành bạo lực trong tuần thứ 12 của làn sóng phản đối.
Hàng ngàn người biểu tình, nhiều người đội mũ cứng và đeo mặt nạ phòng khí độc, diễu hành qua khu công nghiệp Kwun Tong hôm thứ Bảy và bị cảnh sát chặn đường. Một số người biểu tình dùng súng cao su bắn đá, khiến cảnh sát ra tay.
Người biểu tình hôm thứ Bảy đối diện với cảnh sát trong vài giờ đồng hồ bên ngoài một đồn cảnh sát tại Kwun Tong.
Họ đòi phải dỡ bỏ các cột đèn thông minh, nơi mà giới chức nói là chỉ để nhằm đo mức độ ô nhiễm không khí, nhưng người biểu tình sợ rằng chúng được dùng để cài đặt hệ thống theo dõi của Trung Quốc, gồm cả cài đặt thiết bị gắn công nghệ nhận diện.
Cuộc đối đầu kết thúc khi một số người biểu tình ném gạch đá và các chai nước vào cảnh sát. Cảnh sát phản ứng bằng việc tấn công lại bằng dùi cui.
Một số người đã bị cảnh sát bắt giữ.
Tình trạng bạo lực nổ đã phá vỡ bầu không khí yên tĩnh nhưng ngột ngạt vốn đã lơ lửng từ hơn một tuần nay.
Hàng trăm ngàn người biểu tình đã tuần hành trong ôn hòa hôm Chủ Nhật tuần trước, và muốn tăng cao tinh thần trước cảnh sát.
"Tôi biết rằng xử sự ôn hòa sẽ không giải quyết được vấn đề," Ryan, một người biểu tình là sinh viên, 19 tuổi, nói với hãng tin AFP. "Chính phủ sẽ không thèm đáp lại cuộc biểu tình ôn hòa," anh nói. (BBC)

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Sinh viên Hong Kong tuyên bố bãi khóa...

Các thủ lĩnh sinh viên Hong Kong hôm 22/8 tuyên bố bãi khóa hai tuần bắt đầu từ đầu năm học mới để tiếp tục biểu tình gây sức ép lên chính quyền.
AFP loan tin này vào cùng ngày. Các thủ lĩnh sinh viên đại diện cho các trường đại học lớn ở Hong Kong nói các sinh viên sẽ không lên lớp từ ngày 2/9 đến ngày 13/9 và đe dọa sẽ tiếp tục có hành động nếu chính quyền không có đáp ứng đầy đủ đối với các yêu sách của những người biểu tình.
Những yêu sách này bao gồm việc bỏ dự luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc, chấp nhận việc bầu cử đầu phiếu và điều tra độc lập đối với việc cảnh sát lạm dụng vũ lực đối với người biểu tình. Anh
Davin Wong (giữa), quyền chủ tịch Hiệp hội sinh viên các trường đại học Hong Kong cho biết 2 tuần cũng đủ để chính quyền xem xét cách đáp ứng những đòi hỏi này.
Những cuộc biểu tình phản đối ở Hong Kong đã diễn ra suốt hơn 2 tháng nay với sự có mặt của nhiều sinh viên. Những cuộc biểu tình lớn nhỏ kéo dài liên tục nhiều tuần lễ đã khiến chính quyền Hong Kong phải hoãn lại luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc. Tuy nhiên người biểu tình vẫn muốn chính phủ bỏ toàn bộ luật. Đã có khoảng 700 người bị cảnh sát Hong Kong bắt giữ khi tham gia những cuộc biểu tình này với cáo buộc gây bạo động. Những người biểu tình phản đối cáo buộc này.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Chiến dịch USB cắm mõm Kim Ủn

Những chiếc USB bé nhỏ đã trở thành phương tiện chia sẻ thông tin chủ yếu của người dân Bắc Triều Tiên – vốn bị cô lập với thế giới và không có mạng Internet. Nhiều năm qua, một nhóm những người trốn chạy khỏi Bắc Triều Tiên đã quay lại giúp đỡ đồng bào mình thoát khỏi nhà tù thông tin do chính quyền Kim Jong-un dựng lên. Họ đã tuồn những chiếc USB chứa tin tức của thế giới tự do vào trong nước. 
Nhóm hoạt động này có tên Flash Drives for Freedom – FDFF (tạm dịch: USB vì Tự do). Ban đầu, nhóm chủ yếu mua USB từ các nhà cung cấp. Tuy vậy, do nguồn lực có hạn, FDFF đang kêu gọi sự đóng góp từ các cá nhân và tổ chức trên thế giới. Mọi người có thể quyên góp những chiếc USB cũ của mình và gửi tới cho họ; hoặc trực tiếp ủng hộ tiền để nhóm mua USB.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Tử huyệt của Tập Cận Lọ

Từ khi một số rất lớn dân Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối dữ dội dự luật dẫn độ (được đưa ra thảo luận vào tháng 4, 2019) và đòi có dân chủ hơn từ tháng 6 đến nay, nhiều người đã suy nghĩ và đặt câu hỏi:
“Liệu Xi Jinping có đem xe tăng qua dẹp biểu tình ở Hong Kong – như Deng Xiaoping đã làm ở Thiên An Môn ngày 4 tháng 6/1989 hay không?”
Có lẽ nhiều người sẽ cười và cho rằng đó chỉ là một câu hỏi bi quan, vô căn cứ. Lo bò trắng răng!

Nhưng đã gần hai tháng, người dân Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình, tăng phần bạo động; họ chiếm cứ công sở, chiếm bót cảnh sát, cảnh sát bị cáo buộc đã dùng bạo lực, tấn công nhà báo, v.v..

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

Mắt đền mắt...

Phong trào phản kháng của dân đã lên đến đỉnh điểm qua lời kêu gọi "mắt đổi mắt"
Hôm kia, một cô gái là y tá tình nguyện trong phong trào phản kháng bị cảnh sát Hồng Công bắn đạn cao su vào mắt. Có lẽ cô đã mất con mắt phải của mình. Trong buổi xuống đường ngày hôm sau, nhiều người dân Hồng Công đeo miếng gạc y tế vào mắt phải để phản đối.
Họa sĩ Hồng Công Badiucao vẽ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (trưởng đặc khu) như một con bù nhìn với một con mắt bị rớt ra như lò xo nhuộm máu. Ở dưới có dòng chữ: “以眼还眼 An Eye for An Eye”. Dòng chữ tiếng Hoa có nghĩa là “Dĩ nhãn hoàn nhãn” (“lấy mắt trả mắt”). Ở dưới caption anh họa sĩ này còn viết “林郑黑警, 以眼还眼”, tức là “Lâm Trịnh Hắc Cảnh, Dĩ Nhãn Hoàn Nhãn”. Ý nói cảnh sát đen của Lâm Trịnh (đen ở đây là xã hội đen, hoặc công an Trung Quốc trà trộn), lấy mắt trả mắt.
Best Blogger TipsBest Blogger Tips