Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Thành công lớn nhất của loài người trên Hỏa Tinh

Sau hành trình vượt hơn 566 triệu km trong 36 tuần, tàu thám hiểm tự hành Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa ngày 6/8.
Curiosity đã xuất sắc vượt qua giai đoạn mà các nhà khoa học của NASA gọi là7 phút kinh hoàng, trong đó, tàu thám hiểm tự hành này phải đâm xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa có mức nhiệt độ lên tới 871 độ C với vận tốc đạt 20.920km/h.
 Mô hình Curiosity (Tò mò)
Curiosity đáp xuống sao Hỏa bằng dù (ảnh chụp từ một tàu vũ trụ khác đang bay quay quanh sao Hỏa) Nơi đáp xuống là trong một hố tròn, đường kính khoảng 154 km do một thiên thạch đụng vào Hỏa Tinh cách nay 3 triệu năm.
Ngay khi hạ cánh, Curiosity đã lập tức chụp ảnh bề mặt sao Hỏa và gửi về Trái đất. Những bức ảnh đầu tiên đen trắng, có độ phân giải thấp cho thấy các bánh xe của Curiosity trên bề mặt sao Hỏa và cái bóng của nó. Trong vài ngày tới, NASA sẽ tiếp nhận các bức ảnh màu có độ phân giải cao về môi trường xung quanh khu vực Curiosity đáp xuống.
Niềm vui sướng vỡ òa tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion ở Pasadena (bang California), phía đông Los Angeles, lúc 12g32 ngày 6-8 (giờ VN). Các thành viên dự án Phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa (MSL) phấn khích nhảy múa, vỗ tay, ôm nhau reo mừng vì việc hạ cánh của Curiosity diễn ra chính xác như dự kiến.
Curiosity là một phòng thí nghiệm lớn nhất, nặng nhất và tân tiến nhất mà loại người chưa từng bao giờ đưa tới một hành tinh. Chiếc xe 6 bánh nặng 1 tấn này theo kế hoạch sẽ hoạt động trong hai năm trên mặt Hỏa Tinh với sứ mạng tìm ra nước hay những dấu vết có nước trong quá khứ nghĩa là biểu hiện sự sống đã từng có trên hành tinh mà đêm đêm chúng ta có thể dễ dàng phân biệt với các thiên thể khác nhờ ánh sáng màu đỏ đặc biệt.
Hơn 5,000 người 37 tiểu bang Hoa Kỳ đã làm việc cho dự án tốn kém $2.5 tỷ của NASA gần 10 năm và nếu cuối cùng bất cứ một phần bộ nào trong kế hoạch này gặp trục trặc thì toàn thể công của sẽ thành nước lã đổ ra sông. Thực tế đáng lo ngại hơn nữa là nếu kế hoạch thất bại thì với điều kiện ngân sách khó khăn hiện nay, chưa biết đến bao giờ NASA mới có thể làm lại và giấc mộng thám hiểm vũ trụ chắc chắn sẽ chậm lại rất nhiều năm.
Dân Mỹ thức trắng đêm chờ đón giây phút hạ cánh đầy kịch tính của Curiosity qua màn hình ngoài trời tại quảng trường Time, Nữu Ước.
Thám sát Hỏa Tinh là một việc rất nhiều rủi ro, từ thập niên 1960 đến nay trong số hơn 30 phi thuyền của Liên Xô, Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản đưa tới đây, hơn phân nửa kết thúc bằng thất bại hoàn toàn. Thành công quan trọng duy nhất trước đây của NASA là hai phi vụ năm 2004 cho hạ xuống Hỏa Tinh hai xe thám hiểm mỗi chiếc nặng gần 200 kg. Hai xe này sau đó mắc kẹt trong cát không di chuyển được nữa và một chiếc mất liên lạc từ 2009 và một chiếc đến nay vẫn còn chuyển được tín hiệu về.
Các xe trước nhỏ và nhẹ, đã hạ êm ái xuống Hỏa Tinh nhờ những đệm hơi. Còn Curiosity nặng hơn gấp 5 lần, lớn bằng một chiếc xe du lịch nhỏ nên không thể theo cách ấy, cho nên lần đầu tiên NASA phải dùng một phương pháp hoàn toàn sáng tạo chưa bao giờ có kinh nghiệm để ước lượng khả năng thành công.
Các chuyên gia NASA mô tả khoảng thời gian từ lúc Curiosity đi vào bầu khí quyển sao Hỏa đến khi nó hạ cánh là “7 phút kinh hoàng”. Khi đến gần bầu khí quyển, tàu chở Curiosity bay với vận tốc lên đến 21.240 km/g. Nó tự tách các bộ phận chở bình nhiên liệu và ăngten, sau đó đâm vào bầu khí quyển sao Hỏa. Trong khoảng bốn phút rơi xuống, tốc độ của tàu chở Curiosity vẫn còn là 1.600 km/g. Một chiếc dù có đường kính 21m giúp giảm tốc độ rơi của tàu, rồi một cần cẩu không gian gắn trên tàu bung dây hạ Curiosity xuống ở tốc độ 2,73 km/g. Cả sáu bánh xe của Curiosity đã chạm bề mặt sao Hỏa.
Phi thuyền MSL (Mars Science Laboratory) phóng đi từ mũi Canaveral, Florida, ngày 26 tháng 1 năm ngoái.
Tham khảo thêm:
Tau-Curiosity-da-dap-thanh-cong-xuong-sao-Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips