Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Lễ đăng quang Giáo hoàng Francis I

Sáng qua 19/3 - lúc 9g30 giờ Ý (15g30 giờ VN) tại quảng trường Thánh Phêrô, Roma đã diễn ra thánh lễ khởi đầu sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô. Đây là lần thứ ba ngài xuất hiện chính thức trước công chúng trong vòng sáu ngày đầu tiên kể từ khi được chọn làm giám mục Rôma, Đấng Kế Vị thánh Phêrô Tông Đồ. Cũng như hai lần trước, lần này dòng người cũng nô nức và hào hứng đổ về chật cứng quảng trường Thánh Phêrô. Có chăng chỉ khác trước là sự có mặt của đại diện các Giáo Hội khác trong Kitô giáo, đại diện của các tôn giáo khác, các nguyên thủ đến từ một số quốc gia trên thế giới, cũng như ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh.
 Trước khi vào phần nghi thức, ngài đi một vòng chào tất cả mọi người có mặt tại quảng trường...

 Đặc biệt ngài dùng xe mui trần không có bất kỳ phương tiện che chắn bảo vệ nào...
 Trẻ em luôn là đối tượng được Giáo hoàng ưu ái nhất...
Đức tân giáo hoàng nhận choàng lên vai dây Pallium, và chiếc nhẫn ngư phủ được trao xỏ vào ngón tay. Hai biểu tượng này diễn tả chức vị cùng quyền hành của Đức giáo hoàng Công giáo Roma.
 
- 33 phái đoàn đại diện cho các giáo hội Kitô anh em và các cộng đồng tôn giáo Kitô (14 từ Đông phương, 10 từ Tây phương, 3 từ các tổ chức Kitô giáo và các tổ chức khác). Trong số đó, có Đức thượng phụ giáo chủ Bartholonew I, giáo hội Chính thống giáo Hy lạp, giáo chủ danh dự của toàn Chính thống giáo; Đức thượng phụ giáo chủ tối cao của giáo hội Chính thống Armenia; Đức TGM chính tòa Hilarion của tòa thượng phụ Matxcơva; nhiều vị TGM; Đức TGM Anh giáo Fykse Tveit, Thư ký Hội đồng Thế giới các Giáo hội.
- 16 phái đoàn của Do thái giáo gồm: cộng đồng Do thái tại Rôma; Ủy ban Do thái quốc tế; giáo trưởng Israel; Hội nghị Do thái thế giới…
- Các phái đoàn của Hồi giáo, Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jainist…
- Đại diện của 132 quốc gia tham dự Thánh Lễ, trong đó có 6 vị quốc vương (Bỉ, Monacô…); 31 lãnh đạo nhà nước (Áo, Brazil, Chile, Mexico, Canada, Balan, Bồ Đào Nha, Liên minh Châu Âu…); 3 thái tử (Tây Ban Nha, Hà Lan, Bahrain); 11 vị đứng đầu chính phủ (Đức, Pháp, phó tổng thống Mỹ…) và các phái đoàn do các đệ nhất phu nhân, phó tổng thống, phó thủ tướng, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng, đại sứ và các chức sắc khác dẫn đầu.
Tuy nhiên trong số quốc khách, có 2 nhân vật mà sự có mặt của họ không làm hài lòng một vài người:
1/ Tổng thống Đài Loan: Mã Anh Cửu (và phu nhân hình trên) sự hiện diện của ông khiến Trung cộng không hài lòng và trước đó Bắc Kinh cũng nhiều lần "bắn tiếng" đề nghị Vatican không được mời Đài Loan...
2/ Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, người đang bị Liên minh châu Âu cấm cửa vì những vi phạm nhân quyền. Ứng xử tình huống trên Vatican đã nêu rõ quan điểm: Tòa Thánh không gửi thư mời riêng cho ai cả, bất cứ người nào muốn đến tham dự đều có thể đến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips