Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Văn - Lọ phiếm đàm

Tổng thống Thái Anh Văn của Đài loan nói với chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.
- Làm sao Đài loan và Trung Quốc có thể thống nhất khi mà ngay cả chữ viết của hai bên còn nhiều khác biệt.
- Ý bà muốn nói tới chữ Giản thể và Phồn thể?
- Đúng vậy.
- Mao chủ tịch và đảng Cộng sản Trung Quốc đã cải cách chữ Phồn thể thành Giản thể là để nhân dân dễ nhớ, dễ học, không còn ai mù chữ.
- Nói thế là ngụy biện. Thực tế là tỉ lệ mù chữ ở Đài Loan hiện thấp hơn nhiều so với Hoa Lục. Chữ Giản thể là một thứ khuyết tật.
- Nhưng nó đơn giản và dễ nhớ.
- Chữ Giản thể giản mà không tinh. Nó phá hoại nội hàm của một hệ thống văn tự, dẫn tới đạo đức suy thoái, rối loạn xã hội. Mao Trạch Đông muốn dân học chữ Giản thể là để tách dân khỏi văn hóa cội nguồn của mình. Người dân không còn đọc được các văn tự truyền thống mà chỉ đọc được những gì Đảng chỉ dạy.
- Có quá lời không khi cho rằng chữ Giản thể dẫn tới suy thoái đạo đức?
- Tôi không quá lời đâu. Ví dụ như chữ Ái gồm bộ Tâm (trái tim) và chữ Thụ (chịu đựng). Tình yêu là sự chấp nhận và hy sinh. Ở Giản thể, chữ Ái mất đi chữ Tâm. Tình yêu như vậy trở nên hời hợt vì không có con tim.
Cũng vậy, Đạo mang ý nghĩa dẫn đường. Bên trên là chữ Đạo, tức là con đường lớn, hàm nghĩa này còn chỉ đạo lý của vũ trụ và nhân sinh. Bên dưới là chữ Thốn, một đơn vị đo độ dài nhỏ nhất của người Trung Hoa cổ. Người dẫn đường phải am tường đạo lý, mỗi bước đi phải cân nhắc tới đạo lý từng chút một. Có vậy mới không lầm lạc. Chữ Giản thể lại đổi chữ Đạo thành bộ Tỵ (rắn) ở phía trên. Hóa ra lãnh đạo là phải đi theo vết bò của rắn rết.
- Bà đang xuyên tạc đấy.

Trong bài phát biểu hôm 3/9, tại hội nghị thượng đỉnh kinh doanh B20, là tổ chức tư vấn cho Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo G20 về các quyết định chính sách, ông Tập đã trích dẫn thành ngữ cổ của Trung Quốc là "Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan nông" khi bình luận về nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng vì các nét trong từ “nông” rất giống từ “y”, nghĩa là quần áo, nên ông đã đọc nhầm đoạn cuối của thành ngữ, dẫn đến nó có nghĩa là "trút bỏ y phục" thay vì có nghĩa là "nới lỏng chính sách nông nghiệp".
- Không hề. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày nào đó người đại lục ra đường chẳng mặc áo quần như thời ăn lông ở lỗ.
- Bà khéo tưởng tượng.
- Chẳng phải ông từng bảo “Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan y” đấy sao.
- Ấy là tôi nói nhầm thôi. Nếu là chữ Phồn thể thì tôi đã không nhầm.
- Chính miệng ông vừa nói đấy nhé! Vấn đề lớn nhất chính là đảng Cộng sản Trung Quốc đang tự hủy diệt mình.
- Bà dựa vào đâu mà nói như thế?
- Thì đây. Chữ Tiến (tiến lên) gồm bộ Sước (bước chân) và chữ Giai (tốt đẹp). Trong Giản thể, chữ Giai thay bằng bộ Tỉnh (cái giếng) tức “bước chân đi vào giếng”. Thế chẳng phải tự hủy diệt là gì?

- Thôi, bà đừng nói nữa. Tôi đang rầu thúi ruột vì đấu đá trong Đảng. Có khi tôi phải nhảy tòm xuống giếng mà chết cũng nên!-(Bài gốc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips