Anna K., một người Séc được mời về Việt
Nam dạy ngoại ngữ vào mùa hè đã không khỏi bất ngờ với sự độc đáo của
tiếng Anh mà người Việt nói. Kinh nghiệm du lịch và giao tiếp trong kỳ
nghỉ hè này gần đây đã được Anna viết lên blog ở trang web của kênh du
lịch nổi tiếng National Graphic.
Những người dân Hà Nội thông thường
không hiểu tiếng Anh và để tìm hiểu những thứ cơ bản cần thiết, đó là
một khó khăn. Tất nhiên, trong trung tâm, nơi có nhiều người làm việc
với khách du lịch thì khác, nhưng chỗ chúng tôi ở thì ngôn ngữ chính là
tay chân.
Ngôn ngữ tay chân
Tất nhiên, để mặc cả thì cách này thật hạn chế. Vì vậy, nếu bạn đến Việt Nam thì hãy mang theo một quyển sổ nhỏ để người ta ghi giá thành vào, sau đó là ở bạn. Theo truyền thống, không hề có lý khi bạn chấp nhận giá này ngay. Tốt nhất, hãy gạch bỏ nó và đối đầu với người bán hàng và những con số của họ cho đến khi nào xuống được ít nhất một nửa giá.
Với thức ăn thì mọi việc trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn cứ chọn bừa thức ăn thì cuối cùng có khi sẽ được thưởng thức món chân gà đấy. Thế nên hãy soi trước xem thức ăn trông như thế nào hoặc phải học tên của chúng. Nhưng vì chúng ta nói tiếng Việt với họ thì khác nào họ nói tiếng Anh với chúng ta, thế nên thành công ở vụ này là khó. Nhưng dù sao cũng vẫn nên sử dụng quyển sổ nhỏ như kể trên.
Trong trường hợp bạn làm họ tức, ví dụ như khi bạn không mua đồ cho họ, thì không hiểu tiếng có khi tốt hơn. Khi bạn nhìn thấy họ hét thì đó không phải lời khen. Nếu bạn muốn làm họ nguôi giận thì phải bịt miệng họ lại bằng tiền giấy. Bởi vì chúng ta đều biết: Tây = giàu. Kể cả khi bạn chỉ vừa tròn 18 tuổi và không có gì cho vào miệng của chính mình.
Tất nhiên, để mặc cả thì cách này thật hạn chế. Vì vậy, nếu bạn đến Việt Nam thì hãy mang theo một quyển sổ nhỏ để người ta ghi giá thành vào, sau đó là ở bạn. Theo truyền thống, không hề có lý khi bạn chấp nhận giá này ngay. Tốt nhất, hãy gạch bỏ nó và đối đầu với người bán hàng và những con số của họ cho đến khi nào xuống được ít nhất một nửa giá.
Với thức ăn thì mọi việc trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn cứ chọn bừa thức ăn thì cuối cùng có khi sẽ được thưởng thức món chân gà đấy. Thế nên hãy soi trước xem thức ăn trông như thế nào hoặc phải học tên của chúng. Nhưng vì chúng ta nói tiếng Việt với họ thì khác nào họ nói tiếng Anh với chúng ta, thế nên thành công ở vụ này là khó. Nhưng dù sao cũng vẫn nên sử dụng quyển sổ nhỏ như kể trên.
Trong trường hợp bạn làm họ tức, ví dụ như khi bạn không mua đồ cho họ, thì không hiểu tiếng có khi tốt hơn. Khi bạn nhìn thấy họ hét thì đó không phải lời khen. Nếu bạn muốn làm họ nguôi giận thì phải bịt miệng họ lại bằng tiền giấy. Bởi vì chúng ta đều biết: Tây = giàu. Kể cả khi bạn chỉ vừa tròn 18 tuổi và không có gì cho vào miệng của chính mình.
Tiếng Anh kiểu Việt Nam rất “độc”
Tuy vậy, sinh viên ở đây thì rất thích
nói tiếng Anh. Hơn nữa, người ở đây nói chung đều nhiệt tình. Họ chào
bạn và bạn sẽ hồ hởi nghĩ là sẽ hỏi được nhiều điều đây. Thế nhưng sau
khi bạn hỏi họ có nói tiếng Anh không và họ cười nói là có thì cuộc đối
thoại thường kết thúc ở đây vì với những câu hỏi khác, người sinh viên
thường không nói gì nữa hoặc trông rất bối rối.
Ngoài ra, các bạn cũng đừng sốc khi nghe thấy họ nói: Can I have you?
(Tôi có thể có bạn được không?) Đó chỉ là một cách thay đổi của câu cửa
miệng ”Can I help you?” mà thôi. Mỗi cô cậu sinh viên trí thức đều dùng
nó để bắt chuyện với bạn trên phố.
Nói chung, tiếng Anh kiểu Việt Nam rất
độc. Khi tôi đi ăn bữa trưa với bạn bè, một trong số họ đã nở nụ cười và
nói với tôi một lời mời không thể nào quên được: Take a shit! (Lấy
cứt đi!). Tôi đã lặng đi vì sốc. Nhưng rồi tôi suy nghĩ một lúc và nhận
ra rằng anh ta đang chỉ vào cái ghế để tôi ngồi xuống. “Take a seat!”
(Mời ngồi!) Vâng, người Việt Nam rất lịch sự. Theo kiểu của riêng họ.
Nghiêm Trang – vietinfo.eu
AnnaK. National Graphic blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét