Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Hương trong ngày Lễ tro 01/3/2017


7 nhận xét:

  1. Trao đổi với VietNamNet sáng nay, ông Đoàn Văn Thạnh (trú tại xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định), bố của Đoàn Thị Hương nói: Đến thời điểm hiện tại gia đình vẫn chưa nhận được thêm bất kỳ thông tin nào về con gái.

    Ông cho biết, gia đình khó khăn nên không có điều kiện thuê luật sư bảo vệ cho Hương, hay sang Malaysia tham dự phiên tòa.

    "Gia đình chúng tôi rất khó khăn. Nếu Nhà nước cho tiền đi thì chúng tôi sẽ đi", ông Thạnh nói.

    Đoàn Thị Hương cùng 1 nghi phạm người Indonesia, cô Siti Aishah bị cáo buộc giết người được cho là Kim Jong Nam. Hai nữ nghi phạm sáng nay đã có mặt tại tòa án Sepang trong phiên xét xử đầu tiên. Đoàn Thị Hương và Siti Aishah tới tòa trên hai chiếc xe khác nhau, cách nhau khoảng 10 phút.

    Gia đình của nữ nghi phạm Siti Aishah đã thuê luật sư để bào chữa trong phiên toà, với niềm tin rằng con gái mình vô tội. Cha mẹ Siti Aisha cũng đã bay tới Malaysia để ủng hộ con gái mình.

    Hôm 25/2, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã thăm lãnh sự nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam và xác định đúng là công dân Việt Nam, tên là Đoàn Thị Hương, sinh năm 1988 tại Nam Định, sơ bộ thấy sức khoẻ ổn định.

    Tiếp xúc với cán bộ Đại sứ quán, Đoàn Thị Hương nói bị lợi dụng và nghĩ rằng tham gia đóng video clip hài.

    Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đề nghị phía Malaysia xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật Malaysia, pháp luật và thông lệ quốc tế, đồng thời tìm hiểu các thủ tục để hỗ trợ về mặt pháp lý, tôn trọng quyền lợi chính đáng của công dân.

    Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Malaysia trong việc điều tra vụ việc này.

    Trả lờiXóa
  2. Cách đây 15 năm, Nguyễn Tường Vân bị bắt ở sân bay Changi, Singapore khi đang quá cảnh để chờ về Australia. Cảnh sát Singapore tìm thấy trong hành lý của Vân chứa 396gr heroin (gấp 26 lần số heroin bị tội chết theo luật Singapore). Vân khai anh về Việt Nam và qua Cambodia, nơi anh lấy heroin để đem về Úc. Bằng một lý do diệu kỳ nào đó, hải quan Cambodia đã “bỏ sót” 2 túi thuốc phiện – 1 quấn quanh người, 1 trong vali của Vân.

    Phiên tòa xử Vân kéo dài 2 năm và 1 năm sau ngày anh bị tuyên án, Vân bị treo cổ. Đó là ngày 2/12/2005.

    Vân khác Hương điểm nào? Vân khác Hương ở chỗ anh mang quốc tịch Úc. Ngày đó, chính quyền và người dân Úc nổi lên một làn sóng xin ân giảm án tử hình cho Vân. Thủ tướng Úc bấy giờ nói thẳng với người đồng cấp Singapore – Lý Hiển Long – là ông “rất thất vọng” vì không được thông báo về ngày thi hành án Vân. Ngoại trưởng Singapore sau đó đã phải xin lỗi người đồng cấp Úc. Các nghị viên liên bang và tiểu bang Úc đồng thanh lên tiếng yêu cầu Singapore hoặc giảm nhẹ hình phạt cho Vân, hoặc dẫn độ anh ta về Úc. Chính phủ liên bang Úc cũng đã nghĩ đến chuyện kiện Singapore ra Tòa án Công lý Liên Hiệp Quốc (ICJ) vì hành quyết công dân mình mà không xem xét vấn đề thẩm quyền. Ý định này sau đó bị loại bỏ vì Singapore chắc sẽ không công nhận thẩm quyền của ICJ cho vụ án đó. Tổng chưởng lý bang Victoria, nơi Vân là công dân, cũng liên tục hối thúc Bộ trưởng Tư pháp Singapore xem lại bản án. Tất cả trở nên vô nghĩa khi ý chí trừng trị tội phạm ma túy của Singapore quá mạnh mẽ.

    Nhiều người nghĩ, giá như Vân bị bắt ở Cambodia, có lẽ nỗ lực của Úc đã thành công.

    Một ngày trước khi Vân bị thi hành án, một luật sư Úc (chưa bao giờ gặp Vân) cố gắng dùng thủ thuật pháp lý cuối cùng để cứu mạng Vân. Ông khởi kiện Vân ra một tòa án của Úc về tội danh sở hữu ma túy trái phép. Theo luật, chính phủ Úc sẽ phải dẫn độ Vân về Úc để hầu tòa. Và khi Vân đặt chân lên đất Úc, nơi không có án tử hình, anh ta xem như được cứu sống. Rất tiếc, nỗ lực này cũng thất bại. Hai tháng sau khi Vân bị treo cổ, Úc từ chối đề xuất của Singapore Airlines được khai thác đường bay thẳng Sydney – Hoa Kỳ. Nhiều người tin rằng đây là động thái trả đũa của Úc vì Singapore đã treo cổ công dân của họ, dù tội của anh ta là rành rành.

    Tuy vậy, những nỗ lực đó vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận Úc. Vì họ tin rằng Vân đáng chết ư? Không, họ nghĩ rằng chính phủ Úc làm quá ít, không đủ để cứu Vân. Họ phẫn nộ vì chính phủ không thể bảo vệ công dân mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật khó hình dung những thái độ và động thái như vậy ở Việt Nam dành cho Hương. Hương cũng giống như Vân, là một người không có tự sự. Không ai biết cô từ đâu đến, không ai biết câu chuyện của cô, không ai biết con đường nào dẫn cô sang Malaysia, không ai biết tại sao cô lại phạm tội như vậy.

      Câu chuyện của cô giờ đây thu gọn trong những tấm ảnh nóng bỏng, những clip thi Vietnam Idol, là câu chuyện phiếm trên bàn nhậu của đám thanh niên. Cô phạm hai tội đáng khinh nhất với người Việt và do đó cô không xứng đáng được quan tâm. Thú vị là, giữa vô vàn tờ báo Việt khai thác các khía cạnh giựt gân của phiên tòa, chỉ một nhà báo Việt lục lọi câu chuyện của Hương và hành trình, tự sự của cô ấy từ vùng chiêm trũng lên Hà Nội, qua Cambodia, và đến Malaysia. Nhà báo Việt ấy đang làm cho tờ New York Times của Mỹ.

      Nhìn lại câu chuyện của Vân, và câu chuyện của Hương ngày hôm nay, thật không khỏi ngậm ngùi. Lịch sử bắt Vân lưu vong từ khi còn bé và từng phút vấp ngã trong đời, cũng như sự nghĩa hiệp ra tay cứu người anh tên Khoa, đã đẩy Vân vào cái án tử. Cái nghèo có lẽ cũng là nguyên nhân khiến Hương tha phương. Sự ít học và áp lực xã hội chắc đã đẩy Hương vào con đường ngày hôm nay. Ai cũng có số phận, ai cũng có tự sự của họ cả. Với chúng ta, họ là một cái tên, một dòng tin, một câu chuyện phiếm. Cả Vân và Hương họ đều cũng là người Việt cả, là những người mà ta được dạy gọi là “đồng bào”. Nhưng khi Vân gặp nạn, lại chính là những người dân nước Úc đã lên tiếng giúp anh, một người nhập cư. Hương chẳng biết trông cậy vào ai cả, ngoài những đồng bào của cô. Ba mẹ cô không đủ tiền qua dự phiên xử con gái mình tội chết vì chẳng ai muốn giúp họ. Xung quanh cô chỉ có một luật sư Malaysia do tòa chỉ định và một đại diện sứ quán Việt Nam mà phát ngôn và ý kiến của người này về vụ án cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

      Xóa
  3. Ở một chính thể mà mạng người như con sâu cái kiến, mới sáng bị bắt vào đồn công an đến tối đã... “tự treo cổ” hoặc “lên cơn đau tim bất thường” mà chết, hay như mới đây, con trai chết trong đồn công an đến hơn một tháng nay mà người cầm quyền còn thờ ơ không thèm đến cả báo tin cho gia đình nhất là người mẹ khốn khổ đã sinh ra sinh linh đó, thì đặt vấn đề tìm mọi cách cứu sống một người đồng bang bị coi là phạm tội giết người ở một nước khác, e có hơi xa xỉ đấy, thưa ông/bà Lê Nguyễn Duy Hậu.

    Tất cả mọi người dân Việt Nam chúng tôi lớn lên trên mảnh đất chữ S này đều hiểu rằng chúng tôi có rất nhiều thứ quyền: học hành, ăn chơi, đua đòi, xoay xở một chỗ trong bộ máy công quyền của nhà nước và tìm cách leo dần lên những chiếc ghế (nếu may mắn sinh ra trong những gia đình có thần có thế, tất nhiên là có của nả). Vật lộn mưu sinh bằng mọi cách, hay lang thang cầu bơ cầu bất đến chết cũng không ai đoái hoài (nếu chẳng may sinh vào những gia đình túng ngặt). Kể cả việc ra nước ngoài bán sức lao động hoặc bán cái mình tự có nhằm kiếm sống và nuôi sống bố mẹ, con cái... cũng có quyền nốt. Rồi nếu như không bán được thì ăn trộm, ăn cắp; ăn trộm ăn cắp theo lối du thủ du thực và cũng có că ăn trộm ăn cắp theo lối “người sang” (như không ít tiếp viên, thậm chí phi công đã được bêu tên ở Nhật đấy). Không ai cho họ cái quyền này nhưng họ cứ nghĩ là mình có quyền, bởi giáo dục ở xứ sở chúng tôi hình như không đủ khả năng làm cho họ biết xấu hổ trước những thứ “quyền” nhục nhã ấy. Chúng tôi chỉ có thiếu đi một cái quyền cỏn con nhưng đấy lại là tất cả, nó giúp chúng tôi được ngang bằng với mọi hạng người trong thế giới văn minh mà ông/bà đem ra so sánh: QUYỀN CON NGƯỜI.

    Bao giờ thì chúng tôi có nó? Chắc cô Đoàn Thị Hương đành phải chờ đến kiếp sau thôi chứ bây giờ thì làm gì còn kịp nữa.
    Bauxite Việt Nam

    Trả lờiXóa
  4. Các anh chị nghĩ gì khi nhìn tấm hình Đoàn Thị Hương – một công dân Việt Nam trong một phiên toà ở Malaysia và đang đối diện với án tử. Bơ vơ ư? Cô độc ư?

    Siti Aisyah, đồng phạm của Đoàn Thị Hương có tới 5 luật sư bào chữa. Vì sao ư? Vì Siti Aisyah là công dân Indonesia. Đại sứ quán Indonesia nói rằng, “tất cả người dân Indonesia sẽ luôn ở bên cô ấy, và để tôn trọng luật pháp địa phương (Malaysia) 5 luật sư đã được chỉ định để đại diện cho cô ấy”.

    Các anh chị đừng hỏi Đại sứ quán Việt Nam đã ở đâu mà không chỉ định nổi một luật sư cho Đoàn Thị Hương, để toà án Malaysia phải chỉ định. Đừng hỏi nữa, bởi một lẽ đơn giản rằng Hương không mang quốc tịch Indonesia!


    Bắc Triều Tiên, dù có là một thứ quái thai trong lịch sử phát triển của nhân loại, thì vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa!

    Các anh chị than vãn rằng Hương cô độc nơi đất khách quê người ư? Có gì đâu nếu nghĩ đến những người lính Việt đã chết nơi biên giới tháng 2 năm xưa. Những thân phận ngã xuống vì giữ gìn giang sơn xã tắc, vì giữ từng tấc đất cho dân tộc này, cuối cùng cũng chỉ còn vài dòng trong sách sử. Vì sao ư? Xin đừng hỏi nữa khi kẻ xâm lược là người xã hội chủ nghĩa anh em.

    Đất nước này, người ta quen nhận vơ vào những giáo sư toán học người Việt, những Bộ trưởng gốc Việt… Dù những thành quả ấy không phải nền giáo dục của mình tạo ra.

    Còn lại thì sao? Hãy nhìn Đoàn Thị Hương, xin đừng hỏi nữa.

    Than vãn làm gì? Buồn tủi làm gì? Bởi sinh ra trên đất nước này, mọi công dân đều đã phải gánh nợ rồi. Hãy lo mà trả nợ quốc gia, đừng đỏi hỏi quốc gia phải làm gì cho mình. Quốc gia rất bận.
    BẠCH HOÀN

    Trả lờiXóa
  5. Thực ra chuyện của Hương trên đất xứ người không (hoặc chưa kịp thời) được cử luật sư bào chữa từ phía Việt Nam là chuyện quá đỗi bình thường.

    Ngay trong nền tố tụng nước nhà trên đất nước này, trong nhiều vụ án luật sư còn bị yêu cầu từ chối, nhiều người bị ép không được mời luật sư tham gia bào chữa và phải tự nhận mình đã thực hiện hành vi phạm tội. Và nó đã dẫn đến hậu quả là rất nhiều án oan, sai và nạn ép cung, nhục hình diễn ra trong quá trình điều tra là một vấn nạn tố tụng của chúng ta.

    Thế thì Hương, một cô gái Việt bị nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ quốc gia khác, thì cũng theo tư tưởng là “đã có đảng và nhà nước (của quốc gia khác) lo cả rồi”, cần gì luật sư vào cuộc cho phiền phức thêm ra. Đó cũng là suy luận theo lẽ tự nhiên của chuỗi tư duy logic chúng ta vẫn thấy đó thôi.

    Bị can, bị cáo bị giam, giữ bất thình lình có giấy từ chối luật sư và nhận mình đã hiểu rõ hành vi phạm tội. Rồi đến một ngày ra toà, hoặc được chuyển trại tạm giam, nhà tạm giữ họ mới lại bất ngờ kêu cần luật sư và việc từ chối luật sư lúc trước là do bị ép.

    Vấn đề của chúng ta là tư duy của người lãnh đạo, của người thực thi công vụ và luật pháp, và nó thể hiện trình độ, tư duy của một chính quyền, một nhà nước trong vai trò quản lý xã hội.

    Nếu chỉ dùng quyền lực, sẽ không bao giờ đạt được sự văn minh. Đó là điều chắc chắn, không cần bàn cãi.
    LUÂN LÊ

    Trả lờiXóa
  6. Gián điệp Bắc Hàn có thể tự tay tiêu diệt Kim Jong-nam nhưng đó là hạ sách. Mượn đao giết người, ném đá giấu tay vừa bảo vệ được bí mật, vừa bảo đảm an toàn cho nhân sự thì tốt hơn.

    Dùng tình yêu làm cho Đoàn Thị Hương trở nên mù quáng, tự sa vào bẫy. Cuộc ám sát được ngụy trang dưới một trò hài theo kiểu camera quay lén vô hại khiến cho Đoàn Thị Hương càng tin tưởng vào đó hơn. Đến giờ chót cô vẫn còn tin rằng trò đùa vô hại đó nên đã mặc chiếc áo LOL trở lại phi trường và bị bắt.

    Người tình Korea biết rằng Hương có thể mang án tử hình nhưng chúng không thương xót. Không có một kế hoạch rút lui an toàn nào cả.

    Đoàn Thị Hương chết vì tình.
    TRÚC GIANG

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips