Chế độ cộng sản đã sụp đổ hơn 20 năm ở Bulgari, nhiều công trình tượng đài đồ sộ của một thời cộng sản hoàng kim trên đất nước này đang trở thành những phế tích. Giữ lại hay phá bỏ những công trình này cũng là vấn đề đau đầu đối chính quyền Bulgari hiện nay.Phóng viên của AFP đưa chúng ta về với núi Bouzloudja nằm ở miền Trung Bulgari. Trên đỉnh ngọn núi cao gần 1500m này có công trình khu hội trường lớn của đảng Cộng sản Bulgari giờ đang bị hoang phế. Nhìn từ trên cao xuống khu tổ hợp công trình biểu tượng một thời của chế độ cộng sản Bulgari giống như một chiếc đĩa bay bị hỏng.
Bước chân vào thăm quan khu công trình ngày nay, người ta vẫn còn thấy hàng khẩu hiệu trích từ lời của bài Quốc tế ca gắn trước mặt tòa nhà bằng bê-tông «Vùng lên hỡi những nô lệ của thế gian». Trong tòa nhà trung tâm, đập vào mắt khách tham quan là một khoảng trần rộng 500 m2 chỉ còn lại bộ cốt thép có vẻ còn tốt, ở giữa trần là hình ảnh búa liềm đan chéo, quây xung quanh bằng câu khẩu hiệu «Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại».
Xung quanh tường của lễ đường lớn vẫn còn lại những tác phẩm phù điêu, bích họa khổng lồ miêu tả lại những trận chiến đấu lớn của những người cộng sản Bulgari. Người ta vẫn còn nhận ra hình ảnh chân dung của Marx, Engel và Lenin, thế nhưng cạnh đó, chân dung của nhà độc tài cuối cùng của chế độ cộng sản Bulgari là Todor Jivkov dường như bị ai đó cố tình phá hủy.
Công trình xây dựng này được khánh thành năm 1981 nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập tại Bouzloudja một tổ chức đảng marxiste tiền thân của đảng Cộng sản Bulgari sau này. Tổ hợp công trình gồm Cung đại hội và một đài tưởng niệm mang tên Chipka cao hơn 70 mét.Hiện nay đang có nhiều ý kiến tranh luận giữ lại hay phá bỏ công trình này. Ông Boytcho Bivolarsk, lãnh đạo vùng Stara Zagora (miền Trung), thuộc đảng Xã hội thì cho rằng «Công trình độc đáo ở châu Âu này, một khi được tôn tạo lại sẽ thu hút rất đông du khách đặc biệt là du khách phương Tây. Đây là một chứng tích lịch sử ấn tượng».
Các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật cũng đề nghị duy trì công trình vì trong đó còn lưu lại nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ đương đại. Giáo sư Tchvdar Popov, thuộc Viện hàn lâm Nghệ thuật Sofia khẳng định «Phá bỏ công trình này cũng là một việc làm phá hoại nghệ thuật. Công trình này có thể thu hút giới trẻ, những người không biết gì về chủ nghĩa xã hội» đến tìm hiểu.
Thế nhưng vấn đề mấu chốt là kinh phí. Theo ông tỉnh trưởng Stara Zagora, việc tôn tạo lại công trình này dự tính phải mất 15 triệu euro. Mới đây chính phủ đã nhượng quyền sở hữu công trình cho đảng Xã hội. Theo như lời của thủ tướng Boiko Borissov thì để cho đảng Xã hội bảo trì công trình vì họ vẫn tự hào về nó.Một tượng đài khác nằm ở Blovdiv, thành phố lớn thứ 2 của Bulgari. Đó là bức tượng đá cao 17 mét mô tả Aliocha, người lính Liên Xô đã góp phần dựng lên chế độ cộng sản Bulgari năm 1944. Năm 1996, chính quyền thành phố đã quyết định cho phá bỏ tượng đài này nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Sứ quán Nga tại Bulgari nên việc làm này không được thực hiện.
Các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật cũng đề nghị duy trì công trình vì trong đó còn lưu lại nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ đương đại. Giáo sư Tchvdar Popov, thuộc Viện hàn lâm Nghệ thuật Sofia khẳng định «Phá bỏ công trình này cũng là một việc làm phá hoại nghệ thuật. Công trình này có thể thu hút giới trẻ, những người không biết gì về chủ nghĩa xã hội» đến tìm hiểu.
Thế nhưng vấn đề mấu chốt là kinh phí. Theo ông tỉnh trưởng Stara Zagora, việc tôn tạo lại công trình này dự tính phải mất 15 triệu euro. Mới đây chính phủ đã nhượng quyền sở hữu công trình cho đảng Xã hội. Theo như lời của thủ tướng Boiko Borissov thì để cho đảng Xã hội bảo trì công trình vì họ vẫn tự hào về nó.Một tượng đài khác nằm ở Blovdiv, thành phố lớn thứ 2 của Bulgari. Đó là bức tượng đá cao 17 mét mô tả Aliocha, người lính Liên Xô đã góp phần dựng lên chế độ cộng sản Bulgari năm 1944. Năm 1996, chính quyền thành phố đã quyết định cho phá bỏ tượng đài này nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Sứ quán Nga tại Bulgari nên việc làm này không được thực hiện.
Để dung hòa lại chính quyền địa phương đã cho dựng lên bên cạnh tượng đài một bức tường tưởng niệm ghi danh 30 nghìn người Bulgari đã ngã xuống trong chiến tranh. Đây cũng là một cách làm được các nhà sử học ủng hộ.Trong khi đó, bức tượng đài quân đội Liên Xô tại thủ đô Sofia, ghi lại hình ảnh một người lính thắng trận đang giương cao khẩu súng máy thì lại gây tranh cãi gay gắt. Nhiều tổ chức chống cộng sản cảm thấy vô lý khi có một tượng đài thời Stalin nằm giữa trung tâm thủ đô. Tòa thị chính Sofia đã quyết định phá bỏ công trình này từ năm 1993, nhưng đến nay quyết định vẫn chưa được thi hành. Tháng Sáu năm ngoái, một số người đã vẽ lên bức tượng bộ quần áo của nhân vật siêu nhân "người dơi", khiến Sứ quán Nga rất bất bình.
Hiện tại ở Bulgatri có hàng trăm công trình khổng lồ hoặc không thể di dời như vậy. Công trình duy nhất đã bị phá đó là lăng lãnh tụ Cộng sản Gueorgui Dimitrov, được xây năm 1949 theo nguyên mẫu của lăng Lenin. Năm 1999, khu lăng này đã bị phá gỡ, nhưng cũng có không ít người tiếc rằng công trình này không được chuyển thành viện bảo tàng nghệ thuật chủ nghĩa xã hội.
Anh Vũ - RFI
Anh Vũ - RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét