Hàng trăm ngàn người đã tuần hành trên đường phố Hồng Kông
hôm Chủ nhật 1/7 để phản đối sự cai trị của Bắc Kinh và nói là có vui gì để tổ chức
kỷ niệm 15 năm ngày Hongkong được nước Anh trả lại cho Trung Quốc và lễ nhậm
chức của tân lãnh đạo đặc khu.
Những người biểu tình thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã
hội đồng lòng mặc tang phục với hai màu đen trắng
Đặc khu hành chính Hồng Kông chưa được phép tổ chức bầu cử
trực tiếp chọn người lãnh đạo. Theo cơ chế hiện nay, nhà lãnh đạo Hồng Kông được
bầu chọn bởi một hội đồng gồm các doanh nhân tầm cỡ, những người được mô tả là
ủng hộ đường lối của Bắc Kinh.
Ảnh trên từ phải qua: Hồ Cẩm Đào, cựu đặc khu trưởng Donald Tsang và tân đặc khu trưởng Hồng Kông Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh)
Ảnh trên từ phải qua: Hồ Cẩm Đào, cựu đặc khu trưởng Donald Tsang và tân đặc khu trưởng Hồng Kông Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh)
Cuộc biểu tình tuần hành diễn ra sau khi ông
Lương Chấn Anh, một đại gia ngành địa ốc được cho là thân Bắc Kinh tuyên thệ
nhậm chức trước ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc
Đốt hình Tân đặc khu trưởng
Hồng Kông có tin được gã này?
Diễn từ của họ Hồ trong dịp này bị gián
đoạn vì một người biểu tình hô khẩu hiệu đòi chấm dứt chế độ độc đảng.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào còn là mục tiêu chế giễu của dân
Hồng Kông khi ông chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm 15 năm ngày Vương Quốc Anh
trao trả lãnh thổ Hồng Kông cho Hoa Lục.
Ngày thứ nhì ông Hồ Cẩm Đào viếng thăm Hồng Kông, cư
dân sử dụng Facebook bày tỏ phẫn nộ trong khi một phóng viên thuộc một tờ báo
địa phương có lập trường chống Bắc Kinh bị giam giữ một thời gian ngắn sau khi
hỏi ông Hồ về việc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn.
Trang web của Hành Chánh Chưởng quan Hồng Kông tràn ngập
những ý kiến chống Bắc Kinh, kể cả những ý kiến nhắn gởi đảng CS và Quân đội
Giải phóng Nhân dân TQ rằng “hãy cút khỏi Hồng Kông”, hay “Bắc Kinh lạc hậu với
dân Hồng Kông”, hoặc “Bức tường Bá Linh ngăn chia Đông và Tây Đức, chúng ta hãy
hy vọng bức tường ấy có thể ngăn chia vĩnh viễn Hồng Kong và Hoa Lục”…
Những thái độ đó diễn ra một ngày sau khi ông Hồ Cẩm Đào chủ
trì một buổi lễ quân sự, cho thấy hình ảnh hy hữu của quân đội bí mật TQ trú
đóng ở Hồng Kông.
Dù có mặt của Chủ Tịch TQ Hồ Cẩm Đào, nhưng những biểu ngữ vẫn tràn ngập dương cao trên đường phố Hong Kong với : “Phục hồi danh dự cho những nạn nhân bị đàn áp Thiên an Môn – Đã đảo nhất đảng độc tài – Giải thể đảng cộng sản Trung Cộng – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân – Trời tru đất diệt Trung Cộng ..v.v..”. Và cũng lạ lùng là đám đông rồng rắn gần nữa triệu người biểu tình ấy là người Trung Hoa ngụ trên lãnh địa thuộc Trung Quốc nhưng không một ai cầm “cờ Trung Quốc” hay cờ “đảng CSTQ” (cờ 5 sao và cờ búa liềm), trong cuộc biểu tình “lớn” khoảng 500.000 người (chính quyền Hong Kong và AFP ước đoán) trong ngày 1/7/2012 tại trung tâm thủ phủ Hong Kong.
Trả lờiXóaĐã có vòi rồng, ớt cay và toàn bộ công suất (6.000) cảnh sát trật tự được xử dụng nhưng cũng không thể thuyết phục đoàn người giải tán, lực lượng an ninh chỉ tập trung bảo đảm an toàn khách sạn, nơi CT Hồ Cẩm Đào cư ngụ, nhưng cũng có hơn mười người cố gắng vượt qua hàng rào barie lớn cao hơn 2m để trương biểu ngữ trước khách sạn đòi tự do dân chủ cho Hong Kong và Trung Hoa Lục địa .
Đặc biệt là diễn văn của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã bị gián đọan nhiều lần vì lời hô to của một người trong đoàn cử tọa : “chấm dứt chế độ độc đảng” và “phản đối Trung Cộng đàn áp Thiên An Môn”. Ở bên ngoài hội trường, người biểu tình đốt chân dung của Lương Chấn Anh (tân lãnh đạo Hong Kong) với khẩu hiệu “bài trừ đảng Cộng sản”. Đến tận 17g cùng ngày chưa có dấu hiệu vãn hồi và cũng không thấy báo cáo có ai bị bắt giữ vì bạo động.
Ở Việt Nam, cũng cùng thời gian này, ngày 1/7 . Trước việc bị “Tàu Cộng” nâng mức ngang ngược lên một tầm cao mới, gọi thầu quốc tế thăm dò dầu khí ngay “trong sân nhà mình”, đồng bào nhân dân Thành Phố ở hai đầu tổ quốc xuống đường vì lòng yêu nước để biểu tình phản đối – Nhưng cũng giống như năm ngoái – Bị đàn áp thẳng tay, nhất là tại TP/HCM.
Một Hong Kong với không hơn 8 triệu dân, đứng thẳng lưng trực diện nói thẳng với kẻ cầm đầu “Tàu Cộng” CT Hồ Cẩm Đào “Đả đảo nhất đảng độc tài – Giải thể đảng cộng sản Trung Cộng – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân – Trời tru đất diệt Trung Cộng…” Thì hơn 80 triệu nhân dân và con em Quân Đội Lực Lượng vũ trang Việt Nam há lại cam chịu phận nhược tiểu hèn mọn luồn cúi kẻ thù truyền kiếp “Tàu Cộng” dưới bàn tay chỉ đạo của vài chục con người trong cái gọi là “bộ Chính Trị CSVN” đang tham quyền cố vị vì quyền lợi vật chất cho cá nhân gia đình phe phái mà bán đứng cương thổ quốc gia, hồn thiêng sông núi, danh dự giống nòi...
(Click vào tiêu đề xem toàn bài)
Ngày 01/7/2012 hàng chục ngàn người Tầu Hồng Kông xuống đường chống lại mẫu quốc dịp chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hồng Kông mừng 15 năm được Anh quốc trao trả lại "tự do" cho cộng sản Tầu Bắc Kinh.
Trả lờiXóaHàng chục ngàn người biểu tình tụ tập với quần áo tang phục: màu đen và trắng. "Quyền (dân chủ và tự do) của chúng tôi đang bị đe dọa nghiêm trọng," Anh Eric Lai hô to trước những người biểu tình, mặc dù Hồng Kông đang được hưởng một đặc ân của quyền tự chủ từ Bắc Kinh. Tuy nhiên việc chuyển giao quyền lực cho ông Leung - người triệu phú, đã làm cho mọi người cảm thấy rõ ràng sự ảnh hưởng rộng lớn của mẫu quốc tại đây.
Các báo chí quốc tế mau mắn đưa tin nóng hổi từ HK:
• Cuộc biểu tình chống Chủ tịch Hồ đến thăm Trung Quốc ở Hồng Kông
• Cuộc biểu tình tại Hồng Kông: người biểu tình làm gián đoạn bài phát biểu của Chủ tịch Hồ
• Cuộc biểu tình vĩ đại tại Hồng Kông
• Cuộc biểu tình chống lại người đứng đầu mới của chính phủ Hồng Kông
• Cuộc biểu tình đông đảo nhất từ 10 năm qua
Các bản tin Việt ngữ của RAF được đưa đi:
• Dân Hồng Kông chế giễu Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào
• Hongkong biểu tình phản đối 15 năm bị trao trả lại cho TQ
Với bầu khí đấu tranh hừng hực, một cuộc biểu tình chống chính quyền cộng sản Bắc Kinh đã huy động được quần chúng HK lên đến 400.000 người tham gia, theo các nhà tổ chức cho biết. Còn theo cảnh sát HK có khoảng 63.000 người chống đối xuống đường. Tất cả đều nhắm vào một điểm tập trung là chống lại ảnh hưởng của mẫu quốc cộng sản Tầu vào HK.
Vào buổi chiều, đường phố của Hồng Kông đông đúc người biểu tình xuống đường diễu hành với trống và cờ xí ở phía trước của tòa nhà chính phủ thực dân Anh.
Cuộc biểu tình mạnh mẽ chống lại chính quyền Tầu đã đi kèm với lễ nhậm chức của thủ tướng mới của Hong Kong, ông Leung Chunying. Một người đàn ông hô to đã làm gián đoạn bài phát biểu của chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Nhiều lần người biểu tình này cố gắng hô to nhằm quấy rối bài phát biểu của Hồ Cẩm Đào, trên tay ông ta vẫy một lá cờ nhỏ. Ông lớn tiếng yêu cầu lên án vụ thảm sát tàn bạo trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 và phải kết thúc "độc đảng cai trị" ở Tầu. Người biểu tình này nhanh chóng đã được cảnh sát hộ tống ra bên ngoài. Đây là một cuộc biểu tình vĩ đại công khai đầu tiên chống lại ông Hồ.
3,4 triệu cử tri đăng ký hợp lệ của HK có thể bỏ phiếu lựa chọn các hội đồng khu phố của Hồng Kông và một nửa trong số các đại biểu. Nhưng cuộc bầu cử trực tiếp cho người đứng đầu guồng máy chính quyền của HK thì người dân HK đang bị tước đoạt quyền chọn lựa. Bắc Kinh hứa hẹn với người dân Hồng Kông sẽ được lựa chọn người đứng đầu chính phủ lần đầu tiên sớm nhất là vào năm 2017 và vào năm 2020 sẽ được bỏ phiếu cho tất cả dân biểu.
Nhà triệu phú ngành địa ốc, ông Leung, 57 tuổi là người đương nhiệm thứ ba, kể từ 15 năm trước đây khi HK bàn giao từ thuộc địa cũ của Anh trả lại cho chính quyền Bắc Kinh. Ông Leung được bầu vào tháng Ba năm 1012 từ một ủy ban gồm 1.200 người thương gia tầm cỡ vào vai trò của thủ tướng HK, việc bầu cử này phần lớn dựa vào chỉ đạo quyết định từ xa của Bắc Kinh. Tại HK tiếng tăm của ông Leung tụt xuống vì người dân HK cho ông là "thân" với mẫu quốc Bắc Kinh và cách xa dân nghèo.
Trả lờiXóaBiểu tình vĩ đại tại HK chống Hồ Cẩm Đào làm cho trông người mà ngẫm… đến ta
Từ Hồng Kông nhìn về Việt Nam có thể thấy chính quyền cộng sản tại Hà Nội với 14 người đầu sỏ chẳng khác chi những con chuột đang run rẩy trước con rắn độc Bắc Kinh. Niềm tự hào dân tộc của họ đã bị thắt chặt vào cái rọ của 4 tốt và 16 chữ vàng.
Dân tộc Việt Nam đang bị tê dại dần trước sự xâm lấn của giặc phương Bắc. Chẳng còn điều gì đau lòng quặn thắt cho bằng tựa đề bài báo nói lên sự đối kháng giặc xâm lăng: "Biểu tình tại nhà" hoặc là "Không cho biểu tình ngoài đường thì tôi biểu tình tại nhà". Thay vì phải mạnh mẽ, hừng hực đấu tranh chống xâm lăng thì csVN làm cho người dân yêu nước theo kiểu biểu tình "chui".
Nếu TBT Nguyễn Phú Trọng đã can đảm giương cao nghĩa khí đấu tranh trong phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội, ngày 29/6/2012: "Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đó là yêu cầu thiêng liêng, đối với thành quả mà rất gian khổ chúng ta mới giành được", thì chính ông phải thả ngay người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, một anh hùng trẻ tuổi đang có thể làm cho tinh thần dân tộc chống ngoại xâm dâng lên cao độ qua 2 bài hát "Anh Là Ai?" và "Việt Nam Tôi Đâu?"
Nơi đây chúng ta lại được nhắc thêm lời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri tại quận 1 và 3, TP HCM, hôm 2/5/2012: "Lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Việc này không phải chỉ bằng nhận thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập chủ quyền biển đảo".
Nếu Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Biển Việt Nam tại Kỳ họp thứ 3 vừa qua là một thành công rất lớn, TBT Trọng cho rằng, Luật đã quy định rất rõ: "Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam", thì chính ông TBT và CT nước phải lập tức thả ngay "Điếu Cày", một người tiên phong chống giặc phương Bắc của thời đại mới với biểu ngữ "Hoàng Sa và Trường Sa là của ta". Quốc hội VN đang phải nhai lại tư tưởng của Điếu Cày!
Nếu TBT Nguyễn Phú Trọng và CT Trương Tấn Sang đặt lợi ích quốc gia và biên giới biển đảo là giang sơn của cha ông đã ngàn đời giữ lấy, thì phải vất Luật biểu tình của thủ tướng Dũng vào ngay sọt rác, đó là những dây lòi tói trói chặt và được nối dài của Bắc Kinh đã làm cho nhuệ khí của các hậu duệ Thánh Dóng tàn lụi.
Nếu TBT Nguyễn Phú Trọng và CT Trương Tấn Sang còn tư cách là một người Việt Nam yêu nước thì họ phải giải tán ngay lập tức lực lượng công an, cảnh sát chìm nổi đang quấy rối, đánh đập, bắt bớ người biểu tình yêu nước ở VN.
Người dân Việt Nam hy vọng những gì đồng chí TBT Trọng đã xác định "Một tấc đất cũng phải bảo vệ", thì điều này phải được hành động và phải được đồng lòng của cả dân tộc. Nếu không có hành động kèm theo thì sự tín nhiệm vào ông TBT Nguyễn Phú Trọng, tức là của 3 triệu đảng viên đảng cộng sản VN chẳng còn gì ngoài một bè lũ bán nước và phản bội dân tộc.
Đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng và CT Trương Tấn Sang đừng để sách sử Việt Nam sau này phải ghi về đảng csVN như sau: từ bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh đã trở thành những ông chủ lớn của nhóm đầu sỏ Ba Đình.
Đã đến lúc người dân Việt Nam cần có cản đảm như người dân Hồng Kông phải biếu tự mình đứng lên bày tỏ lập trường bảo vệ Biển Đông đối với những kẻ "thân cộng sản Tầu".