Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Đồng rận tương lân - Mong được như Bắc Hàn

Đôi lời: Trong lúc hết phóng sự của Đài Truyền hình VN, lại đến loạt bài trên báo Lao động phỏng vấn ông Đại sứ VN nức lời ca ngợi chế độ của cha con ông cháu hung thần họ Kim, thì cũng còn có tờ báo nói ra chút sự thật về xã hội man rợ nhất hành tinh này. Ngoài bài dưới đây, Một Thế giới còn có Trốn chạy khỏi Triều Tiên – Nhiệm vụ bất khả thi, Triều Tiên, đất nước mỏi mòn,… (Hình ảnh Kim Jong Un đội mũ Ông Già Noel trong bài rõ ràng là được cắt ghép để chế giễu) - BT Diễn đàn Xã hội dân sự

Trong khi hàng triệu người theo đạo thiên chúa trên toàn thế giới đang tưng bừng ăn mừng Giáng sinh, thì tại Triều Tiên hoạt động đón Giáng sinh không được phép và nó cũng chỉ là một ngày như bao ngày bình thường khác.
Triều Tiên là một trong những nước cấm người theo đạo thiên chúa giáo, vì người theo đạo thiên chúa là những người thù địch và chống đối chính phủ xã hội chủ nghĩa, do đó những người này là mục tiêu bị bắt giữ, tra tấn, và thậm chí bị giết chết.
Đã có hàng nghìn người được tin là bị bắt và giam cầm trong các trại lao động, trong đó có một nhà truyền giáo người Mỹ- Kenneth Bae đã bị kết án 15 năm lao động khổ sai. Cũng có ít nhất một người thiên chúa giáo đã bị xử tử công khai vì phạm tội phân phát kinh thánh.
Tuy nhiên, nếu là một du khách nước ngoài thì họ vẫn có thể tổ chức Giáng sinh bình thường. Triều Tiên dường như đã phá lệnh cấm đối với những du khách vì họ phải chi tiền để được tổ chức, và dĩ nhiên mục đích của Triều Tiên là thu về ngoại tệ mà hiện nước này đang rất “khát”.
Dù Triều Tiên không tổ chức lễ Giáng sinh, nhưng người dân vẫn được tham dự một lễ hội khác là lễ “Thánh mẹ của cuộc cách mạng”, tức là lễ sinh nhật của bà Kim Jung Suk, vợ cả của cố tổng thống Kim Nhật Thành và là mẹ của Kim Jong-il cũng vào ngày 24.12. Cũng có hoạt động ca hát và nhảy múa, nhưng lại diễn ra ở các công sở và trường học.
Năm ngoái, Hàn Quốc đã cho thắp sáng một tháp đèn Noel cao 30m trên ngọn đồi Aegibong ở Gimpo, cách biên giới Triều Tiên 3km. Tháp đèn này được thắp sáng từ ngày 22.12.20122 đến đầu năm 2013 và những giáo dân ở bên kia biên giới, nơi cách xa vài km vẫn có thể nhìn thấy (ảnh trên)
Phía Hàn Quốc nói rằng họ thực hiện hành động này vì quyền tự do ngôn luận và tôn giáo của người dân và vì quyền thực hiện các hành động tự do tôn giáo của binh lính. Tuy nhiên phía Triều Tiên cho rằng động thái này của Hàn Quốc là một hình thức chiến tranh tâm lý. Bình Nhưỡng đe dọa sẽ trả đũa khi các ngọn đèn được thắp lên.
Năm nay, tháp đèn Giáng sinh phải ngưng thắp sáng vì Hàn Quốc lo sợ Triều Tiên sẽ có hành động đáp trả nào đó sau hoạt động thanh trừng bộ máy chính trị.
Tháp đèn Giáng sinh thắp sáng lần đầu tiên tại biên giới vào năm 1971, nhưng vào 2004 tháp đèn ngưng thắp sáng do Hàn Quốc tìm kiếm sự hòa giải với Triều Tiên. Đến năm 2010, tháp đèn sáng trở lại (ảnh trên) sau khi Triều Tiên pháo kích vào Hàn Quốc. Nhưng năm 2011, Hàn Quốc phải ngưng thắp sáng tháp đèn này vì phía Triều Tiên tổ chức tang lễ cho Cố chủ tịch Kim Jong-il.
Lính Bắc Triều Tiên canh gác tại một đồn quân sự, ảnh chụp nhìn từ đỉnh núi phía tây gọi là Aegibong Gimpo, Hàn Quốc, Thứ Ba 21 tháng 12, 2010.
Bonus: Kim Ủn giới thiệu gia đình cho "bạn hiền" Dennis Rodman

11 nhận xét:

  1. Ở Triều Tiên có 19 loại tội có thể tử hình, bao gồm 17 tội quy định trong Bộ luật hình sự và hai tội chính trị là “phản quốc” và “phản bội dân tộc”.
    Thoạt nghe về những vụ tử hình tội phạm phản quốc, tử hình quan chức yếu kém trong quản lý, tử hình những người đóng phim “sex” – xâm phạm thuần phong mỹ tục,… có thể đưa ra nhận định rằng Triều Tiên là một chính phủ nề nếp và quy củ.
    Tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần lãnh đạo cảm thấy “không vừa mắt” thì cũng đã đủ để cấu thành tội chết. Nhưng không chỉ “dễ chết”, mà cái chết ở Triều Tiên cũng không hề “dễ chịu”. Bên cạnh các nước Hồi giáo theo luật tôn giáo Sharia, Triều Tiên là một trong số rất ít những nước còn lại trên thế giới duy trì tử hình công khai và các hình thức tử hình tàn nhẫn như dùng súng máy hay bắn pháo.
    Chính quyền Triều Tiên coi tử hình công khai là một hình thức tuyên truyền sự răn đe, loại bỏ hoàn toàn mầm mống phản loạn, đồng thời yêu cầu sự trung thành từ người dân đối với chính quyền lãnh đạo.
    Vì vậy, không thể tính chính xác chi tiết những tội nào có thể bị tử hình và tử hình theo hình thức nào, tuy nhiên, có ba lý do chủ yếu gây ra những vụ tử hình ở Triều Tiên từ năm 2009 đến nay.
    Tội danh chính trị
    Lý do đầu tiên khiến đa số quan chức bị thanh trừng là tham ô, chống đối chế độ, phản cách mạng, bất kính lãnh đạo. Đây là lý do phổ biến nhất mà ở cả Trung Quốc cũng đang áp dụng. Thậm chí có những người đang nắm quyền lực rất lớn và rất nổi bật trong chính phủ, cũng có thể bị thanh trừng ngay lập tức bằng các lý do này.
    Vụ việc nổi tiếng nhất gần đây chính là việc tử hình người đàn ông quyền lực thứ hai Triều Tiên – Jang Song-thaek bằng súng máy ngay trong ngày ông nhận những cáo buộc tồi tệ nhất từ trước đến nay.
    Ông Jang đã bị cáo buộc phản quốc, bè phái phản cách mạng, âm mưu lật đổ chế độ, làm suy yếu kinh tế đất nước, dâm ô, hưởng lạc kiểu tư bản,…. Thậm chí hai trợ lý của ông là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil cũng đã bị hành quyết bằng súng máy trước đó. Theo Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc.
    Chịu số phận “lên voi xuống chó” tương tự ông Jang là Thượng tướng Ryu Kyong – người được phong hai danh hiệu anh hùng dân tộc, đại diện cấp cao của Triều Tiên đã đàm phán thỏa thuận sơ bộ Hàn Quốc trong cuộc hội đàm bí mật sau sự kiện nã pháo ở đảo Yeonpyeong vào tháng 10.2010. Ông đã bị kết tội “tiết lộ bí mật quốc gia” cùng một loạt tội danh khác như nhận hối lộ, kiếm tiền phi pháp,…. Từ anh hùng dân tộc, ông biến thành kẻ phản quốc ngay sau khi trở về từ cuộc đàm phán, và bị xử bắn công khai với 99 phát đạn liên tiếp trước sự chứng kiến của nhiều quan chức cấp cao khác.
    Nhưng hình thức tử hình “đáng sợ” nhất lại dành cho một quan chức phạm tội “bất kính với lãnh đạo” khi uống rượu trong thời gian quốc tang cố lãnh đạo Kim Jong-Il. Theo đó, Thứ trưởng Quốc phòng Kim Chol đã bị tử hình bằng đạn pháo, với phán xét “không được để sót lại dù một sợi tóc của tử tội”, cùng với 10 quan chức quân đội khác trong một cuộc tử hình công khai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vi phạm chuẩn mực văn hóa
      Bên cạnh các lý do về mặt chính trị, thì vi phạm các chuẩn mực văn hóa là lý do “dễ chết” thứ hai, đặc biệt là đối với người dân khi xem các sản phẩm giải trí từ Hàn Quốc hay ăn mặc không đúng mực. Trên thực tế, ngoại trừ các quốc gia Hồi giáo, việc vi phạm này vốn không phải thứ gì quá to tát như tham ô hay phản quốc, nhưng tại Triều Tiên, nó cũng được xem như hành động “nguy hiểm” và có thể bị tử hình công khai bằng súng máy.
      Như vào 17.8.2013, bạn gái cũ của Kim Jong-un và 11 người khác (bao gồm cả nhạc công) đã bị tử hình công khai bằng súng máy do cáo buộc làm phim khiêu dâm, nhưng thực sự các ca sỹ chỉ mặc váy ngắn khi trình diễn. Thậm chí người thân trong gia đình những người bị tử hình cũng phải chịu liên đới trong vụ việc này.
      Và vào 11.11.2013, Triều Tiên tiếp tục tử hình công khai 80 người trước sự chứng kiến của 10.000 người trong một sân vận động vì tội xem phim Hàn Quốc và một số khác thì vì mua bán dâm.
      Bia đỡ đạn
      Lý do cuối cùng, nghe có vẻ hợp lý nhất là vì thiếu năng lực quản lý. Nhưng thực chất, đây là những án tử hình để làm bia đỡ đạn cho sự bất ổn nội bộ.
      Như vào tháng 11/2009, Triều Tiên đã tiến hành cuộc cải cách tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1959 đã thất bại nặng nề khi toàn bộ thị trường Triều Tiên tê liệt, giá cả nội địa tăng chóng mặt. Bộ trưởng Bộ kế hoạch Tài chính lúc đó là Pak Nam Gi đã bị cách chức và chỉ trích nặng nề trong cuộc “đại tranh luận Trung ương Đảng”. Sau đó thì bị khép vào tội “con trai địa chủ, xâm nhập vào hàng ngũ cách mạng” và bị xử tử hình.
      Vào năm 1998, Kim Jong-il cũng đã tử hình So Kwan-hi - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp để chối bỏ các chính sách kinh tế yếu kém của mình, vốn đã gây ra nạn đói trầm trọng khiến một triệu người chết. Thậm chí, ông Kim Jong-il còn đào mộ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nhiệm kỳ trước là Kim Man-kum lên và tử hình thêm lần nữa.

      Xóa
  2. Triều Tiên và Hàn Quốc đã bị phân tách vào cuối thế chiến thứ hai, kể từ đó họ đã đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau.
    Sau mấy chục năm, Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế, đứng vào hàng ngũ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hàn Quốc có những công ty nổi tiếng toàn cầu như Samsung, Hyundai, LG…
    Miền Bắc trung thành với triết lý tự cung tự cấp, trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
    Dưới đây là một số dữ liệu cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa hai miền về kinh tế và xã hội.
    GDP của Hàn Quốc (sức mua tương đương) là 1,622 tỷ USD. Triều Tiên là 40 tỷ USD.
    GDP của Hàn Quốc (tỷ lệ tăng trưởng thực tế) là 2,7%. Triều Tiên là 0,8%.
    GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc là 32.400 USD tại Hàn Quốc. Triều Tiên chỉ là 1,800 USD.
    Xuất khẩu của Hàn Quốc là 552,6 tỉ USD, trong khi của Triều Tiên chỉ là 4,71 tỉ USD
    Tỉ lệ trẻ sơ sinh chết ở Hàn Quốc là 4,08 trẻ/1000 ca, còn ở Triều tiên là 26.21 trẻ/1000 ca.
    Tuổi thọ trung bình ở miền Nam là 79,3. Tuổi thọ ở Triều Tiên ít hơn 10 năm, ở mức 69,2 tuổi.
    81,5% người của Hàn Quốc truy cập vào Internet trong khi chỉ có dưới 0,1% người Triều Tiên được trải nghiệm dịch vụ này.
    Tỷ lệ giết người có chủ ý trên 100.000 dân là 2,6 ở miền Nam. Ở Triều Tiên là 15,2.
    Qua thống kê, dường như Hàn Quốc hơn hẳn Triều Tiên về mọi mặt ngoại trừ một điểm đó là số lượng người phục vụ trong quân đội, ở Hàn Quốc là 655.000 người còn ở Triều tiên là 1,19 triệu người.
    Ngoài ra còn một số yếu tố lạ trong mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là có một số lượng đáng kể những người tị nạn Triều Tiên đã trở lại miền Bắc sau khi sinh sống ở miền Nam một thời gian.
    Những con số vô cùng khác nhau ấy đã cho thấy chính sách kinh tế đã làm thay đổi 2 miền như thế nào sau 50 năm.
    Nếu 2 miền thống nhất, sự khác nhau về kinh tế xã hội sẽ là một rào cản lớn. Khi nước Đức thống nhất, GDP bình quân đầu người của Đông Đức bằng 40% của Tây Đức. Còn hiện giờ GDP bình quân đầu người của Triều Tiên bằng 5% của Hàn Quốc.

    Trả lờiXóa
  3. Hiện thực Bắc Hàn
    Bên lề hội nghị Ngoại giao 28 vừa diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Triều Tiên ông Lê Quảng Ba trả lời báo Lao Động cho biết là rất ấn tượng về tinh thần lao động, chịu khổ chịu khó của người dân Bắc Triều Tiên. Ông ca tụng những quảng trường vĩ đại, những sân vận động lớn gấp 4 lần sân Mỹ Đình. Ông cho rằng thế giới đã xuyên tạc hình ảnh của Bắc Triều Tiên khi chỉ đưa ra những hình ảnh đói nghèo lạc hậu. Sau những hình ảnh ấy ông đại sứ đã khuyên mọi người cần bình tĩnh xem xét và rồi ông than thở không biết chừng nào Việt Nam mới bằng được họ.
    Chính câu này đã làm cho mạng Internet hai ngày vừa qua nổi sóng.
    Thật ra thế giới biết Bắc Triều Tiên nhiều hơn ông đại sứ đã nói. Tuy mỗi năm chỉ có chưa tới 2.500 người tới Bình Nhưỡng nhưng những hình ảnh hoành tráng không khó tìm trên Youtube. Hàng trăm video clip được đưa lên Internet cho thấy hình ảnh thật của Bắc Triều Tiên. Bên cạnh những quảng trường mênh mông, những cao ốc đồ sộ là sự vắng lạnh đến rợn người. Dân chúng tại thành phố ít ỏi và âm thầm, họ di chuyển như những cái bóng và phương tiện duy nhất của họ là xe đạp.
    Tại thôn quê, người nông dân cặm cụi dắt những con bò đi qua những cánh đồng cằn cỗi. Người dân đói trơ xương trong những phim tài liệu của hãng thông tấn BBC hay CNN chắc chắn không phải là giả mạo đã làm thế giới rùng mình và cũng chính sự đói khát này đã thúc đẩy Liên Hiệp Quốc không thể nhẫn tâm cấm vận lương thực đối với xứ sở này.
    Ông Triệu Xuân một cán bộ của Sứ quán Việt Nam tại Bắc Triều Tiên viết lại kinh nghiệm của ông khi còn là một nhân viên đại sứ tại đây:
    Trong thời gian ở Bình Nhưỡng tôi có gặp bác đại diện UNDP đồng thời phụ trách chương trình lương thực thế giới ở Triều Tiên, một số các đồng chí mũi lõ tóc vàng nữa làm phân phối lương thực và phát triển. Trong số 24 triệu dân Triều Tiên thì trên giấy tờ có 6 triệu người phụ thuộc vào nguồn lương thực của WFP. Tổ chức này kêu gọi các nguồn viện trợ lương thực từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ, rồi chuyển bằng tầu biển vào các cảng của Triều Tiên, lương thực thì nhiều đế quốc Nhật Bản và đế quốc Hàn Quốc chỉ dám thuê tàu 10000 tấn chở vào vì sợ ông Triều Tiên ông ấy bắt luôn tầu, nếu tàu to quá thì không có gì mà đền.
    Hàng triệu tấn lương thực hàng năm cứ như thế không biết đâu mà lần, thiên hạ cứ đổ của vào, đến bạn thân là Trung Quốc ngày xưa cũng phải dọa cắt viện trợ vì gạo ngon Trung Quốc cho thì ông ấy cho quân đội ăn một nửa, một nửa ông ấy bán rồi lấy tiền mua gạo mục Trung Quốc cho gia súc ăn về để phát cho dân.
    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nhận xét về phát biểu của ông Lê Quảng Ba như sau:
    Ông ấy làm đại sứ ở Triều Tiên thì có vẻ muốn làm hài lòng Triều Tiên thì ông nói thế chứ mà bắt chước như Triều Tiên thì chết đói thôi. Có lẽ ông đại sứ ca tụng Triều Tiên đã làm được tên lửa và chuẩn bị vũ khí hạt nhân, cái đó thì Việt Nam chưa làm được. Chưa làm mà cũng chưa làm được và có lẽ cũng không chủ trương làm nhưng ông ấy cho là Triều Tiên làm được như thế là tiến bộ lắm. Ông ấy quên mất cái mặt đói kém, toàn đi xin gạo xin các thứ còn trong nội bộ thì tranh giành quyền hành với nhau, giết lẫn nhau thôi. Ông đại sứ không thấy cái mặt đó. Làm đại sứ ở đấy thì ông ấy phải nói cái gì cho hài lòng chủ nhà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì sao Việt Nam khen Bắc Hàn?
      Ngày 9 tháng 12 vừa qua Jang Song-thaek bị Kim Jong- un hành quyết rồi sau đó hàng trăm đồng phạm của ông này cùng chung số phận đã được cả thế giới lên tiếng nhưng tiếc rằng phóng viên báo Lao Động không đặt câu hỏi cho ông đại sứ Lê Quảng Ba (hay có nhưng bị cắt bỏ?) để xem ông đại sứ thay mặt cho Bộ Ngoại giao trả lời như thế nào về hành động thanh trừng đẫm máu này.
      Có lẽ câu trả lời của Việt Nam sẽ không khác Trung Quốc khi Bắc Kinh đã nói rằng đó là việc nội bộ của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc luôn chủ trương không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác.
      Bức tranh đẫm máu của Jang Song-thaek và hàng trăm đồng phạm không biết có làm hoen ố hình ảnh mà ông đại sứ ca tụng hay không nhưng có một điều tờ báo mạng Soha, thuộc Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam đã đăng bên cạnh bài phỏng vấn ông đại sứ một bài được cho là nhiều người xem nhất với cái tên: “Ám ảnh Triều Tiên: Đôi mắt những người tù bị chôn sống.”
      Bài báo viết lại câu chuyện của anh Ahn Myong Chol là một cựu quản giáo, từng làm việc tại 4 trại cải tạo khác nhau ở Triều Tiên. Trước khi đào thoát sang Hàn Quốc tỵ nạn. Trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến 1994, Ahn đã phải chứng kiến nhiều cảnh tra tấn, ngược đãi tù nhân tàn khốc mà một câu nói lạnh lùng của quản giáo đã ám ảnh anh nhiều năm sau đó: quản giáo cho rằng nếu bắn tù nhân thì máu sẽ vấy quần áo vậy thì tại sao không chôn sống họ?
      Hai bài báo đặt cạnh nhau cho thấy nghệ thuật luồn lách của báo chí Việt Nam khi muốn phản đối một vấn đề nhạy cảm của chính quyền.
      Chẳng những ông đại sứ Lê Quảng Ba nói về Bắc Triều Tiên một cách trân trọng mà cách đây vài ngày kênh truyền hình nhà nước VTV cũng cho phát hình một chương trình về xứ sở này với những lời bình đầy thiện cảm xen lẫn khâm phục. Một nhà báo lão thành của TTXVN không muốn nêu tên cho biết:
      Triều Tiên là một điển hình của đàn áp hà khắc đủ thứ nhưng lại được Việt Nam ca ngợi có nghĩa là con đường Triều Tiên đã ảnh hưởng tới Việt Nam.
      Tại sao VTV lại ca ngợi Triều Tiên đến mức như thế? Tại vì họ có điều gì đó có thể ca ngợi nhưng thực chất thời hiện nay người ta rất ghê sợ chế độ Bắc Triều Tiên và đồng thời người ta ghê sợ chế độ Việt Nam luôn, Cho nên phải thế thôi, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” mà. Với những chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa dưới cái mũ ấy người ta đã làm trò lừa dân như vậy, chứ còn bây giờ thực ra không đâu nghẹt thở bằng Triều Tiên và cũng không đâu khó thở bằng Việt Nam.
      Ở cuối bài phỏng vấn của tờ Lao Động ông đại sứ Lê Quảng Ba xác định một điều rất quan trọng đó là “ở Triều Tiên là đi đến đâu sẽ chỉ biết đúng nơi đó, chứ không thể suy luận hết về mọi thứ. Nhất là về chính sách hay về quyết định của họ”.
      Người ta hy vọng câu kết luận này có thể gửi đi một thông điệp: “Ông đại sứ nói vậy mà không phải vậy”.

      Xóa
    2. Vụ Bắc Triều Tiên thanh trừng chú dượng của lãnh tụ Kim Jong-un, ông Chang Song-thaek, "không phải là quyết định của một cá nhân mà là quyết định của tập thể lãnh đạo", theo đại sứ Việt Nam tại Bình Nhưỡng trả lời BBC.

      Đại sứ Lê Quảng Ba cũng ca ngợi Bắc Triều Tiên và cho rằng người dân nước này tiếp tục yêu mến ông Kim Jong-un và rằng nhà lãnh đạo trẻ tuổi này "dần tỏ ra có khả năng giữ vững tính ổn định của đất nước".

      Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 1/1/2014, ông Lê Quảng Ba nói về tình hình ở Bình Nhưỡng sau vụ thanh trừng ông Chang Song-thaek:

      Tôi thấy mọi việc đang bình thường. Sáng nay (1/1), Triều Tiên họ mời lãnh đạo các đoàn ngoại giao đi viếng lăng gọi là Cung Thái dương Cẩm Tú Sơn của hai vị Kim Nhật Thành và Kim Jong-il. Nhân dịp đầu năm mới họ thường tổ chức đi viếng như vậy. Tôi thấy bên ngoài đường phố và người dân cũng như xã hội vui vẻ bình thường. Mọi người đang tấp nập trên đường đi viếng và tham gia các hoạt động đầu năm mới.
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa
  4. Bắc Kinh vẫn giữ lập trường trung lập trước việc ông Jang bị xử tử, coi đó là “vấn đề nội bộ” của Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh gần đây thể hiện sự không hài lòng qua việc mở chuyên mục chi tiết về vụ xử tử ông Jang trên Wen Wei Po, cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Trung ương tại Hồng Kông.

    Báo Straits Times dẫn nguồn tin từ Wen Wei Po cho biết, không giống như việc xử tử các tù nhân chính trị trước là xử bắn bằng súng máy, ông Jang bị lột trần truồng và bị ném vào một cái lồng, cùng với 5 phụ tá thân cận nhất. Sau đó, có 120 con chó săn, bị bỏ đói trong 3 ngày, được đưa vào chuồng... Cách xử tử này gọi là “quan jue”, tức là xử tử bằng chó. Toàn bộ quá trình kéo dài 1 giờ, dưới sự quan sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un cùng với 300 quan chức cấp cao. Việc thông tin này xuất hiện trên tờ báo do Bắc Kinh kiểm soát cho thấy, Trung Quốc không còn quan tâm đến mối quan hệ với chế độ Kim Jong-Un. Hai ngày sau, tờ Global Times, kết hợp với People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài xã luận nói rằng, thay đổi chính trị đột ngột là hình ảnh thu nhỏ về sự lạc hậu của hệ thống chính trị Triều Tiên. Bắc Kinh cảnh báo sẽ không chiều chuộng Bình Nhưỡng nữa, nói rằng, phần lớn người Trung Quốc vô cùng phẫn nộ với những câu chuyện “gây cháy” của ông Kim.

    Khi ông Kim Jong-Un lên nắm quyền, mối quan hệ Trung – Triều dần nguội lạnh. Ông Kim Jong-Un chưa một lần đặt chân đến Trung Quốc và cũng chưa đón tiếp vị lãnh đạo cấp cao nào của Bắc Kinh. Nhưng các hành vi thất thường của Kim Jong-Un cho thấy, Trung Quốc không nên đánh giá thấp khả năng về mối đe dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng. Tờ Global Times gần đây thực hiện bài báo phỏng vấn Trung tướng Wang Hongguang, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh, nói rằng, vụ việc này cho thấy Triều Tiên ngày càng trở nên khiêu khích và đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát (của Trung Quốc).

    Bắc Kinh giờ đây được cho là không thể chế ngự một “cái đầu trẻ, hiếu thắng và ngang bướng” - ám chỉ ông Kim Jong-Un. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với quốc gia láng giềng này gần như là zero.

    Trả lờiXóa
  5. Tờ Telegraph nói bà Kim Kyong-hui, cô ruột Kim Jong-un, vợ ông Chang Song-thaek vừa bị xử tử có thể đã chết vì đau tim hoặc tự sát.
    Theo thông tin từ Telegraph, bà Kim Kyong-hui đã phải đến Nga trong tháng trước để điều trị bênh ung thư và vấn đề tim mạch.
    Trong khi đó, tờ Chosun Ilbo dẫn nguồn tin trong Chính phủ Hàn Quốc nói bà Kim Kyong-hui có thể đã chết vì đau tim hoặc tự tử.
    Bên cạnh đó, tờ Daily NK ở Nhật Bản còn khẳng định bà Kim Kyong-hui đã rời Triều Tiên để đi điều trị tim vì những áp lực phải trải qua trong thời gian chồng bị bắt và xử tử.
    Toshimitsu Shigemura, giáo sư Đại học Waseda ở Tokyo chuyên nghiên cứu về các vấn đề Triều Tiên nói với Telegraph: "Không gì ngạc nhiên nếu bà Kim Kyong-hui đã chết. Bà ta không được khỏe và đã điều trị các bệnh liên quan đến nghiện rượu từ 30 năm qua".
    Vị giáo sư cũng khẳng định không gì khó hiểu nếu thông tin về cái chết của bà không được công bố rộng rãi, vì Kim Kyong-hui là một điểm dựa vững chắc trong Đảng Lao động Triều Tiên.
    Toshimitsu nói: "Nếu bà Kim chết thực sự là vấn đề nghiêm trọng với Kim Jong-un. Về cả tình và ý bà Kim đều xứng đáng là người bảo vệ cho chính quyền của ông Kim Jong-un. Tôi xem bà ấy như mặt trời còn Kim Jong-un là mặt trăng".
    Telegraph còn cho biết thêm, sức khỏe của bà còn bị ảnh hưởng nhiều vì nghiện rượu và sự trầm cảm sau vụ tự tử của con gái năm 2006 ở Paris.
    Lần cuối bà Kim xuất hiện trước công chúng là ngày 10/9 vừa qua dù cho vẫn có tên trong danh sách tham dự lễ tang một nhân vật quan trọng của Đảng Lao động Triều Tiên trung tuần tháng 12 vừa qua. Bà từng là Bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên và đeo làm cấp tướng trong quân đội nước này.
    Trong ngày kỷ niệm 2 năm cố Chủ tịch Kim Jong-il, anh trai ruột của mình qua đời bà Kim không có mặt dù cho vẫn có một chiếc ghế trống được đặt bên tay phải Chủ tịch Kim Jong-un.

    Trả lờiXóa
  6. Toàn bộ người nhà của ông Jang Song-thaek, bao gồm cả trẻ em và người cháu của ông này, vốn là đại sứ CHDCND Triều Tiên tại Malaysia, đã bị xử tử, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nhiều nguồn tin cho biết ngày 26.1.
    Ông Jang Song-thaek, dượng của ông Kim Jong-un và từng được cho là nhân vật quyền lực thứ 2 tại Triều Tiên, đã bị hành hình hồi tháng 12.2013 vì tội danh phản quốc.
    Yonhap dẫn các nguồn tin khẳng định là toàn bộ người nhà của ông Jang cũng đã bị hành quyết.
    “Các cuộc hành quyết người nhà ông Jang Song-thaek đã được tiến hành. Toàn bộ người thân của ông này đã chết, bao gồm cả trẻ em”, nguồn tin giấu tên của hãng tin Hàn Quốc tiết lộ.
    Trong số những người bị xử tử có chị của ông Jang là bà Jang Kye-sun, chồng bà này, Đại sứ Triều Tiên tại Cuba Jon Yong-jin, Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia Jang Yong-chol (cháu trai ông Jang) và hai con trai của ông này.
    Tất cả những người nói trên đã bị triệu tập về Bình Nhưỡng vào đầu tháng 12.2013 và đã bị hành quyết.
    Con trai, con gái và thậm chí là cháu của hai anh em trai ông Jang Song-thaek cũng đều bị xử tử, nguồn tin giấu tên của Yonhap khẳng định.
    Yonhap không cho biết chính xác thời điểm diễn ra các vụ hành quyết, nhưng người thân ông Jang được cho là bị xử tử sau khi ông này bị hành quyết vào ngày 12.12.2013.
    “Một số bị bắn bằng súng ngắn ngay trước sự chứng kiến của những người khác nếu họ kháng cự khi đang bị lôi ra khỏi nhà mình”, một nguồn tin của Yonhap tiết lộ.
    Một số người có quan hệ với họ hàng ông Jang, chẳng hạn như vợ của đại sứ Triều Tiên tại Malaysia, được tha mạng, nhưng những người này và gia đình của họ bị đày đến sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh.
    “Thanh trừng họ hàng ông Jang Song-thaek có nghĩa là không bỏ sót lại bất kỳ dấu vết gì về ông này. Cuộc thanh trừng người của ông Jang vẫn đang được tiến hành trên một quy mô mở rộng từ họ hàng đến các quan chức dưới quyền”, nguồn tin của Yonhap nói.

    Trả lờiXóa
  7. Hãng thông tấn Nga RIA Novosti và hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn một số nguồn tin từ Triều Tiên cho hay, quyền Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Moon Gen-Dok có thể đã bị xử tử, tiếp sau vụ hành quyết ông Jang Song-thaek gây chấn động dư luận hồi cuối năm ngoái.
    Theo TTXVN, thông tin này được đưa ra trong bối cảnh một ủy ban điều tra của Liên hợp quốc đang đưa ra đề nghị truy tố các nhà lãnh đạo Triều Tiên, trong đó có cả nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra tòa Hình sự quốc tế ICC với cáo buộc "phạm tội ác chống lại loài người."
    Theo Yonhap, lần cuối cùng ông Moon Gen-Dok hiện diện trước công chúng là tại lễ duyệt binh ngày 6/1, và từ đó đến nay tên tuổi của ông này không thấy được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông ở Bình Nhưỡng.
    Ông Moon Gen-Dok đã không tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thăm một trường mẫu giáo được khánh thành ngày 3/2 tại Bình Nhưỡng. Ngoài ra, ông này cũng không có mặt tại các hoạt động nhân kỷ niệm 72 năm ngày sinh cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, hôm 15/2 vừa qua.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  8. Choe Ryong-hae, một quan chức cấp cao trong bộ máy chính phủ Triều Tiên và là cánh tay phải đắc lực của lãnh đạo Kim Jong-un, đang dần vắng bóng trên chính trường kể từ hồi đầu năm. Nhiều nguồn tin cho rằng ông này sắp bị lật đổ.
    Khi ông Kim Jong-un bắt đầu lên cầm quyền, ông Choe Ryong-hae là một trong những nhân vật trụ cột và hiện là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
    Nắm giữ chức vụ quan trọng bậc nhất, Choe thường xuất hiện cùng lãnh đạo Kim Jong-un tại các sự kiện lớn của đất nước và được các phương tiện truyền thông nhắc đến đầu tiên sau họ Kim.
    Chỉ tính riêng năm 2013, Choe Ryong-hae và lãnh đạo Kim xuất hiện cùng nhau tổng cộng 165 lần trước công chúng, nhiều gấp đôi các nhân vật đầu não khác ở Triều Tiên.
    Tuy nhiên, từ đầu năm 2014, tần số xuất hiện của ông Choe giảm hẳn. Cho tới ngày 20-1, ông chỉ lộ diện 7 lần. Từ đó trở đi, ông Choe còn xuất hiện thêm 3 lần nữa rồi bặt vô âm tín. Ngay cả tại các sự kiện quân sự lớn và hội nghị các cán bộ tư tưởng của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK), ông cũng vắng mặt.
    Tất cả điều này không có nghĩa là "cánh tay phải" của họ Kim bị giáng chức hay thất sủng, bởi trong lễ kỷ niệm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Jong Il, ông Choe Ryong-hae vẫn xuất hiện bên cạnh lãnh đạo Triều Tiên như thường lệ.
    Có khả năng họ Choe đang tham gia một dự án bí mật hoặc lãnh một nhiệm vụ nào đó trong thời gian gần đây. Tiên đoán khác đến từ việc ông này bị bệnh và phải miễn cưỡng xuất hiện tại sự kiện trọng đại nhất trên cả nước – kỷ niệm ngày sinh Kim Jong Il.
    Sau cái chết của nhiếp chính Jang Song-thaek, người được chọn trở thành nhân vật quyền lực thứ 2 của chính quyền Bình Nhưỡng lại là Ri Yong-gil, tham mưu trưởng Lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, chứ không phải là Choe Ryong-hae.
    Quyết định này đã bác bỏ thông tin ông Choe là người đứng sau âm mưu thanh trừng người dượng của lãnh đạo Kim Jong-un. Trước đó, ông Choe được giao nhiệm vụ theo dõi Jang Song-thaek. Giáo sư Yoo Ho-yeol tại Đại học Triều Tiên ở Seoul cho rằng sau khi ông Jang bị hạ bệ, ông Choe Ryong-hae dường như không hữu ích trong mắt nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips