Nước Nga đang đứng giữa ngã ba đường.
Mới cách đây không lâu, có vẻ như chúng tôi đang tìm đường hướng về
phương Tây. Tuy vòng vèo và mang nặng hành trang của một quá khứ chuyên
chế kéo dài, nhưng vẫn là con đường hướng về phương Tây. Giờ đây thì
Putin chọn châu Á với đầy chủ ý. Ở đất nước tôi, hai chữ tự do đã biến
thành tiếng chửi. Mà những người theo tinh thần tự do chính là những
người phấn đấu cho các giá trị của châu Âu.
Vì sao Putin lại đổi hướng như vậy?Đó là phản ứng trước những cuộc biểu
tình phản kháng rầm rộ của dân chúng. Điện Kremlin quyết định quay lưng
lại với các giá trị châu Âu và hướng về một công thức tư tưởng mới: sự
hợp nhất giữa nhà nước và nhà thờ, để xây một thế giới không tưởng mới,
đó là “nền văn minh chính thống giáo”.Điện Kremlin theo đuổi mục đích gì với mô hình đó?Trong một chế độ tôn giáo-chính thống
như thế, rất rõ ai là bạn và ai là thù. Nhà nước sẽ giữ được đòn bẩy để
điều khiển khí hậu chính trị và khí hậu đạo đức. Việc xiết chặt nhiều
điều luật từ khi Putin trở lại ghế tổng thống thoạt tiên chỉ có vẻ như
để cân bằng giai đoạn khá cởi mở dưới thời Dmitry Medvedev tiền nhiệm.
Nhưng vụ án xử Pussy Riot cho tất cả chúng ta thấy rõ, chính sách đó đã
trở thành cương lĩnh chính trị...
Victor Yerofeyev – Đa số dân Nga muốn các cô gái Pussy Riot bị một bản án thật nặng
Trả lờiXóaTháng 8 18, 2012
Phạm Thị Hoài dịch
Hôm qua, ba cô gái trong ban nhạc Pussy Riot đã bị một tòa án Moskva kết án mỗi người 2 năm tù cải tạo. Trong khi làn sóng quốc tế ủng hộ Pussy Riot dâng cao, một nhà văn Nga nổi tiếng, ông Victor Yerofeyev trong một cuộc phỏng vấn của Spiegel cho biết đa số người dân Nga có thái độ gì trong vụ án đang đưa một ban nhạc punk trở thành huyền thoại này. Hệ thống quyền lực của Tổng thống Putin đang dựa trên đa số ấy. Dịch bài phỏng vấn này, tôi nghĩ đến một đa số khác, đa số người dân Việt Nam và quan hệ của họ với hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản.
Người dịch
______________
Spiegel Online: Ông đánh giá thế nào về bản án dành cho Pussy Riot?
Victor Yerofeyev: Thật là điên rồ. Bản án đó đánh thức hồi ức về những giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử. Nó nhổ vào mặt những ai muốn một nước Nga hiện đại, hội nhập với thế giới. Tôi e rằng sự điên rồ này chỉ có thể chấm dứt khi có một thế hệ các nhà chính trị mới.
Vì sao ông lại nhắc đến những giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga?
Vì những cô gái này sẽ đi vào lịch sử nước Nga, như những phiên tòa dằn mặt thời Stalin những năm ba mươi, hay phiên tòa xử nhà thơ Joseph Brodsky. Năm 1964, Brodsky cũng bị truy tố với tội danh gây rối, như Pussy Riot bây giờ. Nhưng thực chất đó là chuyện chính trị, thời đó như vậy và bây giờ cũng như vậy.
Theo ông, bản chất của xung đột này là gì?
Khi xông vào Nhà thờ Chúa Cứu thế với cuộc trình diễn 40 giây, các cô gái Pussy Riot đã vô tình đánh trúng gót chân Achilles của nước Nga hôm nay một cách đầy nghịch lí. Với các cô ấy thì sự kiện trong nhà thờ chỉ là thêm một cuộc trình diễn mang tính khiêu khích. Giống như nhóm Voina (Chiến tranh) đã phóng hình một cái dương vật lên một chiếc cầu ở Saint Petersburg để phản kháng quyền lực của các cơ quan an ninh mật vụ. Bây giờ nghệ thuật ở Nga cũng xuống đường, như ở nhiều nước khác.
Pussy Riot đã chạm đúng điểm nhạy cảm nào?
Sự hợp nhất giữa hệ tư tưởng của nhà nước và hệ tư tưởng của Nhà thờ Chính thống giáo Nga. Hệt như mô hình Iran: Sự đồng điệu giữa nhà nước và tôn giáo.
Ông có cường điệu quá không?
Nước Nga đang đứng giữa ngã ba đường. Mới cách đây không lâu, có vẻ như chúng tôi đang tìm đường hướng về phương Tây. Tuy vòng vèo và mang nặng hành trang của một quá khứ chuyên chế kéo dài, nhưng vẫn là con đường hướng về phương Tây. Giờ đây thì Putin chọn châu Á với đầy chủ ý. Ở đất nước tôi, hai chữ tự do đã biến thành tiếng chửi. Mà những người theo tinh thần tự do chính là những người phấn đấu cho các giá trị của châu Âu.
Vì sao Putin lại đổi hướng như vậy?
Đó là phản ứng trước những cuộc biểu tình phản kháng rầm rộ của dân chúng. Điện Kremlin quyết định quay lưng lại với các giá trị châu Âu và hướng về một công thức tư tưởng mới: sự hợp nhất giữa nhà nước và nhà thờ, để xây một thế giới không tưởng mới, đó là “nền văn minh chính thống giáo”.
Điện Kremlin theo đuổi mục đích gì với mô hình đó?
Trả lờiXóaTrong một chế độ tôn giáo-chính thống như thế, rất rõ ai là bạn và ai là thù. Nhà nước sẽ giữ được đòn bẩy để điều khiển khí hậu chính trị và khí hậu đạo đức. Việc xiết chặt nhiều điều luật từ khi Putin trở lại ghế tổng thống thoạt tiên chỉ có vẻ như để cân bằng giai đoạn khá cởi mở dưới thời Dmitry Medvedev tiền nhiệm. Nhưng vụ án xử Pussy Riot cho tất cả chúng ta thấy rõ, chính sách đó đã trở thành cương lĩnh chính trị.
Xã hội Nga phản ứng như thế nào về vụ án này?
Đa số dân chúng muốn Pussy Riot bị một bản án thật nặng. Tiếng nói của nhân dân là như vậy đấy. Đó là sự thật khủng khiếp. Dân chúng muốn các cô gái ấy bị xé xác nữa kia. Thế hệ ông bà của chính dân chúng ấy từng hân hoan vỗ tay xem Stalin cho phá tan Nhà thờ Chúa Cứu thế, vì tôn giáo bị coi là thuốc phiện của nhân dân. Nơi các cô gái Pussy Riot xông vào trình diễn là tòa nhà thờ mới được dựng lại từ những năm chín mươi. Thái độ thù hận của những người chống Pussy Riot xuất phát từ sự thiếu kiến thức về tôn giáo. Họ quên rằng Nhà thờ Chính thống giáo có một truyền thống nhân từ. Thậm chí họ còn thấy trong vụ này, thái độ của Nhà thờ Chính thống đối với Pussy Riot là quá mềm mỏng. Có người còn lớn tiếng rằng một vụ như vậy mà ở các nước Hồi giáo thì sẽ bị trừng trị nghiêm khắc hơn nhiều. Tóm lại là hiện nay chúng tôi đang chứng kiến một cuộc nội chiến phủ thảm.
Còn phe kia là ai?
Là những bộ phận khai sáng trong xã hội. Những người này không chấp nhận cái hiện trạng đó, không sẵn sàng đi theo mô hình Iran. Và cũng nhiều người dân bình thường không thích thú đường lối này. Họ muốn đi nhảy, họ muốn có những hộp đêm có phụ nữ cởi trần. Mươi năm qua họ đã quen với những thứ đó. Putin từng đảm bảo và không đụng đến tự do cá nhân. Ai muốn sống kiểu gì thì cứ việc sống kiểu đó: Ai thích làm điếm thì làm điếm. Ai thích đi tu thì đi tu.
Trong nội bộ Nhà thờ Chính thống giáo cũng có những tiếng nói phê phán vụ án xử Pussy Riot. Vì sao họ không giành được phần thắng?
Những người cực đoan vây quanh Đại Giáo trưởng đã thắng. Họ đã chớp được cơ hội. Ban đầu Nhà thờ còn do dự, nhưng sau đó thì quyết định không tha thứ mà trừng phạt. Như vậy là Nhà thờ đã không chọn hòa bình mà chọn thanh kiếm từ những lời giáo huấn của Thiên chúa giáo. Không chọn giải pháp hòa giải, mà chọn giải pháp triệt tiêu những cô gái này về mặt đạo đức.
Matthias Schepp thực hiện cuộc phỏng vấn này tại Moskva.
Bản tiếng Đức: Spiegel Online 17.08.2012