Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Thế giới Tự do muốn có một “Malala-Day” quốc tế

Theo tin hôm 24/10 của nhật báo The Guardian, cựu Thủ Tướng Anh Gordon Brown đang chuẩn bị một chuyến công tác đến Pakistan để gia tăng áp lực đối với chính quyền nước này nhằm thực hiện giấc mơ của nữ sinh Malala Yousafzaicon gái cũng được quyền đi học.
Gordon Brown hiện là đặc sứ về Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc. Ông đề nghị tán đồng một ngày toàn cầu nhân danh thiếu nữ Pakistan này và cả 32 triệu bé nữ trên khắp thế giới vốn không được cắp sách đến trường. Ngày được đề ra là 10 tháng 11, một tháng sau khi những loạn quân Taliban chủ mưu sát hại nhà hoạt động trẻ tuổi này và làm hai người bạn gái của em bị trọng thương.

Cựu Thủ Tướng Brown viết: “Chiến dịch của cá nhân Malala đã tạm thời ngừng lại, nhưng hàng triệu người nay phát biểu về công việc của em, phải cùng tiến đến ngày 10 tháng 11 như thể chúng ta không cần chờ đợi lâu nữa sự hành động cho việc học vấn”.
Malala bị bắn hôm 09/10
Malālah Yūsafzay, sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997 là một nữ sinh từ thị xã Mingora ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được người ta biết đến với hoạt động nữ quyền của mình ở thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học.
Đầu năm 2009, lúc lên 11 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới.
Mùa hè năm sau, một bộ phim tài liệu của New York Times đã được quay về cuộc sống của cô bé khi quân đội Pakistan can thiệp vào khu vực, dẫn đến cuộc chiến Swat thứ nhì. Yousafzai bắt đầu nổi tiếng, đã tham gia các cuộc phỏng vấn trên các ấn bản in và truyền hình và giữ vị trí chủ tịch hội đồng trẻ em huyện Swat.
Cô bé đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, và đã giành được giải hòa bình trẻ quốc gia của Pakistan.
Ngày 9 tháng 10 năm 2012, hai sát thủ đã chặn xe buýt chở Malala gần một trạm kiểm soát quân sự và xả súng bắn cô bé. Malala bị bắn vào đầu và cổ, đợt tấn công này cũng làm bị thương hai nữ sinh khác trên xe buýt. Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ một số nghi phạm trong vụ ám sát hèn hạ này. Trong những ngày sau cuộc tấn công, cô vẫn bất tỉnh và trong tình trạng nguy kịch, và đến ngày 15 tháng 10 cô đã được chuyển sang Vương quốc Anh để tiếp tục điều trị.
Một nhóm 50 giáo sĩ Hồi giáo ở Pakistan đã ban hành một fatwā chống lại những kẻ đã cố gắng giết chết cô bé. Taliban đã tái khẳng định ý định giết Yousafzai và cha cô, Ziauddin.
Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown đã phát động một đợt thỉnh nguyện Liên hiệp quốc nhân danh Yousafzai, sử dụng slogan "I am Malala" (tôi là Malala) và đề xuất rằng cho đến cuối năm 2015 thì tất cả trẻ em trên toàn thế giới phải được đi học. Brown nói rằng ông sẽ gửi đơn thỉnh nguyện cho tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari vào tháng 11.
Vụ ám sát đã biến cô bé trở thành biểu tượng toàn cầu. Cả đất nước Pakistan phẫn nộ, ngày 12 tháng 10 năm 2012, người dân cả nước Pakistan đã cầu nguyện cho Malala. Làn sóng cầu nguyện cũng lan sang Afghanistan và các nước Hồi giáo khác. Chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, UNICEF, Quỹ Phụ nữ toàn cầu... đều lên án hành vi tàn bạo của Taliban. Trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và các trang mạng khác, Malala được cư dân mạng cả thế giới tôn vinh là một anh hùng. Nhiều người khẳng định cô xứng đáng với giải Nobel hòa bình 2012 hơn nhiều so với Liên minh châu Âu.
Theo:
vi.wikipedia
 Hình ảnh các bác sĩ bệnh viện quân đội Pakistan nỗ lực cứu chữa cho Malala
 Tham mưu trưởng Lục quân tướng Ashfaq Parvez Kayani đã đến thăm nom
 Tiến sĩ Dave Rosser chỉ vị trí 2 viên đạn bắn vào đầu Malala
 Malala đã hồi tỉnh tại bệnh viện Queen Elizabeth Birmingham, Anh quốc
Trẻ em và nhân dân Pakistab thể hiện tình yêu, sự quý mến dành cho Malala đồng thời lên án hành động dã man của quân Taliban
Đọc thêm trên: viendongdaily

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips