Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Xem tranh Phạm Huy Thông

Phạm Huy Thông: Những nhân vật trong bộ tranh này đều không có đầu, mặt; thay vào đó là những bàn tay với đủ các dáng điệu. Tôi chọn tay để lắp vào những cái cổ không đầu bởi tay là bộ phận cơ thể rất đặc thù chỉ có ở loài người, tay có khả năng rất linh hoạt để biểu hiện thái độ (vui, buồn, tức giận...) và thể hiện biểu tượng (biểu tượng chiến thắng, đồng ý, chửi thề…). Như vậy mỗi nhân vật trong tranh tôi, dù trông bí ẩn hay tinh quái, không chỉ đại diện cho cá nhân mà còn có thể đại diện cho nhóm người, cho một nhóm lợi ích hoặc cho một cộng đồng và lối ứng xử cộng đồng.

“Tiền ơi về đâu” (“Money-go-round”), 2011, sơn dầu, 160x140cm. Đây cũng là tác phẩm tôi thích nhất trong số những tranh vẽ ở Malaysia. Tựa đề bức tranh được đặt dưới sự gợi ý của giám tuyển Anum Noor, dựa trên cụm từ “merry-go-round” vốn dùng để chỉ vòng quay ngựa gỗ. Tôi cũng muốn giải thích về ý nghĩa tác phẩm lắm, nhưng lần trước làm thế rồi bị chê là không tin vào trình của khán giả nên giờ đành thôi.

“Chiếc Lá Cuối Cùng” (lại chủ đề môi trường?), 2011, màu nước, bút mực pigment, acrylic trên giấy không axit, 40.6 x 50.8cm. Sống xa tổ quốc, hàng ngày vào mạng đọc tin tức, thấy Trung Quốc o ép Việt Nam nhiều chuyện, nhất là quanh vấn đề biển Đông, lại thấy các nhân sĩ trí thức đi biểu tình đầy nhiệt huyết, tôi chuyển hướng bộ tranh “Tay” sang một đề tài mới: tranh chấp biển đảo ở Biển Đông nói riêng và châu Á nói chung.
 “Một Cuộc Hiến Tế”, 2011, sơn dầu, 140x160cm. Tác phẩm này có cả tay người và “tay” cua.
 
Năm tháng làm việc tại Hàn Quốc, tôi vẽ thêm được 8 tác phẩm sơn dầu, hai tác phẩm acrylic và mầu nước trên giấy và rất nhiều phác thảo. Tác phẩm này có tên là “…”, dịch ra tiếng Việt là “…”, 2011, sơn dầu, 150x200cm, được vẽ tại trại cư trú Haslla và được giữ trong bộ sưu tập của Haslla.
“The Marching Turle” (tạm dịch “Rùa Tiến Bộ”), 2010, sơn dầu, 140x160cm, bộ sưu tập Jaya Prakash. Ở bức tranh này, tay không cắm vào cổ mà cắm thẳng vào hông nhân vật. Có làm sao đâu, đằng nào thì cũng đã quái dị rồi.
 “General Human Hands” (tạm dịch “Tay Chân Của Người”), 2010, sơn dầu, bộ sưu tập Rimbun Dahan.
Xem thêm:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips