Nghị này khá cao cấp: Phó chủ tịch Quốc Hội khóa 13, nguyên trung tướng tư lệnh quân khu 5, theo tin từ VnExpress, nghị này cho biết: Hiện số tử tù đã đến mức phải thi hành án lên đến gần 500 người. Nhiều tử tù làm
đơn xin được chết sớm vì không muốn kéo dài cuộc sống, một số người đã chết trong trại giam vì bệnh
tật và chờ đợi thi hành án quá lâu. Các giám thị gặp nhiều khó khăn
và áp lực khi giám sát những người này.
Nghị phán: "Nếu không thi hành được việc tiêm thuốc độc thì không thể kéo dài mãi tình trạng này. Như vậy sẽ không mang tính răn đe và giáo dục...", và nghị kiến nghị để sửa đổi luật thi hành án bằng việc quay lại hình thức xử bắn.
Luật thi hành án hình sự (có hiệu lực từ 1/7/2011) cho phép thay đổi từ xử bắn tử tù sang tiêm thuốc độc và Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cũng đã ban hành và có hiệu lực từ 1/11/2011. Luật chưa ráo mực lão nghị này đã muốn sửa rồi?
Xem thêm: Không nhập được thuốc thì xử bắn
Nghị phán: "Nếu không thi hành được việc tiêm thuốc độc thì không thể kéo dài mãi tình trạng này. Như vậy sẽ không mang tính răn đe và giáo dục...", và nghị kiến nghị để sửa đổi luật thi hành án bằng việc quay lại hình thức xử bắn.
Luật thi hành án hình sự (có hiệu lực từ 1/7/2011) cho phép thay đổi từ xử bắn tử tù sang tiêm thuốc độc và Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cũng đã ban hành và có hiệu lực từ 1/11/2011. Luật chưa ráo mực lão nghị này đã muốn sửa rồi?
Xem thêm: Không nhập được thuốc thì xử bắn
Xử bắn ở Trung Quốc
Vấn đề thuốc độc và tử hình đã nổi lên trong kỳ họp Quốc hội lần này và cả lần trước sau khi Việt Nam bỏ hình thức xử bắn và thay vào đó là tiêm thuốc độc.
Trả lờiXóaMột trong những lý do được đưa ra cho sự thay đổi này là tiêm thuốc độc ít gây đau đớn hơn cho tử tù.
Trên thực tế đây cũng vẫn là điều gây tranh cãi vì bang California của Hoa Kỳ đã không thể từ hình bất kỳ tù nhân nào bằng tiêm thuốc độc từ sáu năm nay sau khi một thẩm phán tuyên rằng việc tiêm ba loại thuốc có nguy cơ gây đau đớn, vật vã cho tử tù.
Việt Nam cũng không thể tử hình tù nhân nào từ gần một năm nay cho dù không phải do phán quyết của tòa án.
Lý do chính là Châu Âu không bán thuốc độc, loại mà Hoa Kỳ cũng dùng, cho Việt Nam để tử hình công dân.
Các thành viên của Liên hiệp Châu Âu đều đã lần lượt hủy bỏ án tử hình từ cách đây hàng trăm hay hàng chục năm tùy vào các nước khác nhau.
Trên thực tế nhiều nước đã rất hiếm khi áp dụng án tử hình khi họ còn duy trì mức xử phạt nặng nề này hồi đầu thế kỷ 20.
Sang thế kỷ 21, khi phải chọn giữa tiền thu được từ bán thuốc độc cho Việt Nam và nguyên tắc đạo đức của mình, họ đã chọn điều thứ hai.
Nói cách khác, Châu Âu đã coi trọng lương tâm hơn lương tháng, ít nhất là trong trường hợp cụ thể này.
Lựa chọn của các nước Châu Âu có lẽ giúp Việt Nam hiểu rõ hơn lý do họ nhấn mạnh vấn đề tôn trọng các giá trị nhân quyền phổ quát trong đó có phẩm giá, tự do và bình đẳng.
Không nhất thiết họ phải được lợi từ việc thúc đẩy các giá trị như vậy và khi chọn không nhận về từ những đồng tiền mang lại cái chết cho người khác, cho dù là tội phạm, Châu Âu thậm chí chịu nghèo đi về vật chất để giàu thêm về tinh thần và tính nhân văn.
Họ không chấp nhận chà đạp và dẫm lên xác của người khác để tìm cảm giác bình yên.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Trước năm 1974 Bộ Công an giao cho Bộ Tư lệnh Cụng an nhõn dõn vũ trang tổ chức thi hành án tử hình. Từ năm 1974 đến nay Bộ Công an giao cho Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Tổng cục Cảnh sát tổ chức thi hành án tử hình.
Trả lờiXóaĐội vũ trang thi hành án tử hình có quân số từ 7-8 cán bộ/ 01 bị án. Bộ Công an quy định tiêu chuẩn lựa chọn đội trưởng, đội viên đội vũ trang thi hành án lựa chọn luân phiên trong đơn vị: bao gồm những cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, ý thức kỷ luật nghiêm, sử dụng thành thạo vũ khí. Không chọn những cán bộ có quan hệ gia đình, thân quen gần gũi với bị án. Những cán bộ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như: Gia đình mới có tang, bản thân mới cưới vợ,v.v. căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị, việc lựa chọn do thủ trưởng đơn vị quyết định.
Thực tế trong hàng chục năm qua cho thấy việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn có tác dụng răn đe tội phạm, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cao. Tuy nhiên biện pháp này làm cho thi thể bị cáo không nguyên vẹn và có ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, tư tưởng cán bộ chiến sĩ thi hành án. Số cán bộ công an đã tham gia xử bắn nhiều hoặc xử bắn các bị cáo nữ, hoặc trực tiếp được giao trói, bịt mắt, nhét rẻ vào mồm bị cáo, hoặc được giao bắn viên đạn cuối cùng vào thái dương phạm nhân, đều bị ảnh hưởng tâm lý thần kinh nhiều. Qua điều tra cán bộ chiến sĩ đội vũ trang thi hành án tử hình ở 20 tỉnh, thành phố thì 100% cán bộ chiến sĩ đều bị ảnh hưởng tâm lý các mức độ. Chỉ có 20-30% cán bộ trẻ xung phong vào các đội công tác này. Có cán bộ công an sau khi đã thi hành 20 án tử hình ở Hà Tĩnh đó bị mắc bệnh tâm thần. Có cán bộ công an ở Hà Nam viết đơn xin chuyển ngành không ở Công an và đội thi hành án tử hình nữa.
Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân
- Tại sao!? Dạ thì cứ cho em chết sớm! Nhưng sao phải chết!? Dạ bệnh tật liên miên, chết liền đỡ khổ hơn chờ chết. Không được! Chưa có thuốc độc! Đạn đồng có sẵn nhưng thuốc độc chế biến chưa xong. Phải sửa luật từ tiêm qua bắn mới cho chết. Tạm thời cứ sống đó để đảng vinh quang thực hiện chính sách răn đe và giáo dục.
Trả lờiXóaChuyện có thật tại đất nước cộng huề sở hụi chủ nghĩa được vỉa hè hóa từ những lời vàng ngọc của đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn - ông trùm phó "đại diện" cho 90 triệu cử tri tại đất nước cộng-huề này.
Bài báo "Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị tử hình bằng xử bắn" của phóng viên Hà Anh - Tiến Dũng đăng trên VnExpress đã khéo léo vạch trần bản chất của những người cộng sản đang nắm trong tay quyền sinh sát và tự xưng là đại diện của người dân.
Trong số "gần 500 người đang chờ thi hành án, nhiều người làm đơn xin được chết sớm" và "một số người đã chết trong trại giam vì bệnh tật," ông Phó chủ tịch Quốc hội hoàn toàn không quan tâm đến việc giải quyết việc tù nhân bị bệnh tật, tình trạng trại giam tệ hại đến mức tù nhân phải làm đơn xin được chết sớm. Ông chỉ quan tâm đến việc "cho chúng chết" kiểu nào cho rãnh nợ, cho đảng và nhà nước của đảng khỏe tấm thân. Thuốc độc thì đảng vĩ đại - lò hạt nhân xây thì được (!?) nhưng độc dược phải nhờ đến bọn tư bản giãy chết phương Tây. Nhưng đạn đồng từ Trung Quốc thì ê hề. Đoành một phát là xong.
Phóng viên Hà Anh - Tiến Dũng cũng cho thấy từ của miệng của ông Phó chủ tịch Quốc hội một sắc thái của đất nước Việt Nam. Mọi sự phải có xin có cho. Muốn chết cũng phải làm đơn. Thế mới biết từ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy bác Hồ kính yêu cũng đã phải rặn (hay chôm) câu thơ bất "hủ": Đến buồn đi ỉa cũng không cho. Ngày xửa ngày xưa Bác ỉa cũng-được-không-cho thì ngày nay chết mắc mớ gì đảng-phải-cho!?
Qua câu nói "Nếu không thi hành được việc tiêm thuốc độc thì không thể kéo dài mãi tình trạng này. Như vậy sẽ không mang tính răn đe và giáo dục..." của ông Phó Chủ tịch Quốc hội, người ta còn thấy bộ mặt vô nhân đạo của thể chế, của guồng máy sản sinh ra những con người như ông Huỳnh Ngọc Sơn này. Đối với ông và chế độ này, con người dù là những người đang chờ chết chỉ là công cụ, phương tiện để răn đe, giáo dục những kẻ còn sống. Con đường và phương thức giải quyết những vấn nạn tiêu cực xã hội của đảng là thế đó.
Đây, có thể nói là thành quả của Bác và đảng như bồi bút mang tên Bắc Hà vừa mới nguệch ngoạc trên QĐND: "Đối với nhân dân Việt Nam, quyền con người là thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Việc tôn trọng và bảo đảm quyền công dân và quyền con người đối với Đảng và Nhà nước ta không xuất phát từ bất kỳ sức ép nào của cộng đồng quốc tế, hoặc của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước mà xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội."
Quá chính xác! Quyền con người tại VN đúng là thành quả của cuộc cách mạng giải phóng do Hồ Chí Minh đứng đầu. Nó khởi đi từ những cuộc giải phóng con người bằng cuốc báng vào đầu trong cuộc cách mạng long trời lở đất mang tên CCRĐ made in China kéo dài cho đến ngày hôm nay: làm đơn xin cho chết sớm.
"Chưa có thuốc độc nên xử bắn để giảm căng thẳng"
Trả lờiXóaĐó là đề nghị của đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng nay (1-11) về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trước tình trạng hơn 500 người bị kết án tử hình đang chờ thuốc độc.
P/s: Nghị này đồng hương với nghị Sơn
ĐB Quốc hội ủng hộ việc bắn người trêu tức cảnh sát – một góc nhìn thiên lệch.
Trả lờiXóaXung quanh việc 2 người vi phạm luật giao thông, khiêu khích cảnh sát giao thông (CSGT) rồi bị bắn, đại biểu (ĐB) Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo đã tỏ thái độ thông cảm với người đại úy nổ súng, đồng thời dùng trường hợp này làm căn cứ cho quan điểm ủng hộ mở rộng quyền nổ súng vốn gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Trao đổi trên tờ Giáo dục Việt Nam ngày 22/7, ông Bảo cho biết ban đầu rất phẫn nộ trước việc công an “lộng quyền” nhưng sau khi xem clip thì ông chuyển sang thông cảm với đại úy Trần Ngọc Hoàng vì cho rằng hành vi khiêu khích của hai cán bộ xã là không thể chấp nhận được. Thậm chí, vị đại biểu quốc hội này còn mở ra tình huống giả định: nếu hành vi tăng ga, lạng lách, đánh võng bỏ mũ bảo hiểm có thể gây nguy hiểm cho người đi đường thì việc đại úy Hoàng bắn người vi phạm là cần thiết để “ngăn chặn những khả năng xấu hơn.” Nhưng nói vậy thì có lẽ súng của CSGT sẽ không lo bị hoen rỉ trong bao súng bởi Việt Nam có thể thiếu nhiều thứ song vi phạm luật giao thông thì không ít, mỗi năm mang lại nguồn thu không nhỏ từ tiền phạt...
Đại biểu Bảo có thể đặt ra giả định CSGT bắn nhằm ngăn chặn tình huống xấu hơn do người vi phạm gây ra để gợi ra sự cảm thông, song ông lại không dành chỗ nghĩ đến việc người cảnh sát đó trong lúc truy đuổi cũng là một mối nguy hại giao thông tương tự, chưa kể khi anh ta vừa lái xe, vừa cầm súng bắn (trong tâm trạng nóng nảy vì bị xúc phạm) thì tình huống còn có thể xấu hơn nếu đó là khi đạn lạc.
Không chỉ vậy, đại biểu Bảo cũng thiếu công tâm khi chỉ phẫn nộ trước thái độ khiêu khích của cán bộ xã đánh võng xe mà lờ đi các quy trình, quy định của pháp lệnh nổ súng mà người CSGT đã vi phạm, thậm chí chỉ dùng thái độ thông cảm để cổ súy cho hành động sai trái có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đó.
(Click tiêu đề xem toàn bài)