Khi Trung Quốc thọc sâu vào lục địa này và liên tục ký kết những hiệp
đồng khai thác tài nguyên rất quyến rũ đồng thời mở thị trường cho hàng
hóa TQ, việc duy trì chính sách không can thiệp vào nội bộ trở nên ngày
càng khó bền vững. Trong hầu hết mọi đối tác với các quốc gia châu Phi,
Bắc Kinh chủ yếu quan tâm duy trì quyền tiếp cận liên tục với các tài
nguyên chiến lược của châu lục này.
Những hành động này gồm có việc Trung Quốc ào ạt đầu tư vào các công
nghiệp khai thác dầu lửa tại Angola và Sudan; vào nguồn lợi to lớn về
đồng (copper) tại Zambia và thậm chí nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm
nắm một số cổ phần từ các mỏ dầu lửa mới tìm được tại Ghana và Uganda.
Việc TQ tham gia vào các khu vực chiến lược này đã đẩy vốn đầu tư lên
cao trong nỗ lực cạnh tranh và can thiệp vào nội bộ nước khác khi mà các
lợi ích đối nội và đối ngoại chồng chéo lên nhau trong việc thu mua và
khai thác các tài nguyên.
Năm 2010, chẳng hạn, báo chí cho biết Tổng
công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) – một công ty tầm cỡ quốc
tế do Nhà nước TQ làm chủ – đã giành mua 4 tỉ Mỹ kim cổ phần dầu lửa của
Kosmos Energy từ tay của ExxonMobil. Đi kèm với những hợp đồng khai
thác tài nguyên có sức cạnh tranh cao như thế, Trung Quốc cũng đưa ra
những miếng mồi ngày càng hấp dẫn để thường xuyên ve vãn các lãnh đạo
địa phương đầy quyền lực nhằm đảm bảo việc tiếp cận liên tục những tài
nguyên chiến lược này, đồng thời phải tìm cách giảm thiểu sự bất bình
của người dân bản địa. Tình trạng khó xử này sẽ tiếp tục đi ngược lại
chính sách bất can thiệp, một chính sách có mục đích phân biệt Bắc Kinh
với các chính phủ phương Tây [từng là thực dân] tại châu Phi.
Kể từ thập niên 1950 đến nay, Trung Quốc (TQ) đã thực sự sử dụng học
thuyết bất can thiệp (non-interference) để chỉ đạo nghị trình chính sách
đối ngoại của mình tại thế giới đang phát triển. Trong những cam kết
kinh tế và ngoại giao gần đây của TQ tại châu Phi, chính sách này đã bị
kiểm điểm và khiển trách gay gắt khi Bắc Kinh âm mưu theo đuổi những
luồn lách chiến lược để thu mua tài nguyên thiên nhiên dựa trên tình
liên đới giữa các nước đang phát triển ở phía nam (south-south
solidarity) với các chính phủ châu Phi. Phương Tây thường xuyên chỉ
trích Trung Quốc vì cho rằng nước này đã lợi dụng chính sách bất can
thiệp của mình để đảm bảo một nguồn cung cấp liên tục các tài nguyên
thiết yếu cho Trung Quốc và để tiếp tục bán vũ khí cho các chế độ côn đồ
tại Sudan và Zimbabwe. Với một loạt các vụ trục xuất người TQ từ một số
nước châu Phi và dấu hiệu gần đây cho thấy sự bất bình của nhiều bộ
phận dân chúng châu Phi đối với Trung Quốc, liệu Bắc Kinh sẽ phản ứng
lại bằng cách đẩy mạnh luận điệu tuyên truyền về chính sách bất can
thiệp hay sẽ giảm nhẹ nghị trình đối ngoại này tại châu Phi?
Một trong những thành
phố ma doTrung cộng đầu tư xây cất ở châu Phi
Thật may mắn cho Bắc Kinh, thập niên vừa qua tương đối là một thời kỳ
trăng mật của Trung Quốc tại châu Phi, khi mà các lãnh đạo của lục địa
này đâm ra bất mãn với nghị trình tân tự do (neoliberal agenda) của
Washington, khiến họ sẵn sàng theo đuổi một lựa chọn khác – một hứa hẹn
tăng trưởng kinh tế mà không kèm theo những điều kiện tiên quyết về
chính trị, mà nếu có điều kiện thì cũng chỉ ở một giới hạn nào đó thôi.
Rõ ràng là, chính sách bất can thiệp rất được lòng giới lãnh đạo phi
Châu hơn là đối với dân chúng sở tại, vì chính sách này không bắt buộc
các lãnh đạo phải chấp nhận các chuẩn mực dân chủ trong quan hệ đối tác
với Trung Quốc. Tuy vậy, trong những tháng gần đây Trung Quốc đã chứng
kiến một sự gia tăng các vụ trục xuất kiều dân của mình từ châu lục này,
cũng như tinh thần bài Hoa ngày một dâng cao trong một số bộ phận dân
chúng phi Châu nhất định. Trong tình hình này, lãnh đạo Trung Quốc có lẽ
cần phải đánh giá để xem, liệu là Bắc Kinh đã quá xâm lo vào công việc
nội bộ của các nước châu Phi đến mức không thể tiếp tục chính sách bất
can thiệp của mình được nữa, hoặc, ngược lại, liệu là chính sách này có
nên tiếp tục trong một nỗ lực nhằm tránh bị qui kết là “một nước thực
dân” hay “bóc lột tài nguyên thiên nhiên của nước khác” hay không?
Trung cộng dẫn đầu trong cuộc đua "rút ruột" châu Phi |
Bắc Kinh hiện đang đối phó với một thế hệ lãnh đạo mới tại châu Phi, một
thế hệ đang nằm dưới sức ép phải chấp nhận những lý tưởng tự do dân chủ
và một nghị trình kinh tế thực tiễn. Mặc dù luôn luôn bị phương Tây
vạch trần là một chiếc bánh vẽ, chính sách bất can thiệp của TQ ở dưới
nhiều dạng thức khác nhau đã từng chinh phục thiện cảm của các lãnh đạo
châu Phi; họ đã coi chính sách này như một lối thoát cần thiết để ra
khỏi quan hệ đổi chác sòng phẳng (quid pro quo relations) với phương
Tây.
Tuy nhiên, với giới lãnh đạo mới này, Trung Quốc đang gặp phải một tình thế khó xử. Tại nhiều nước châu Phi, “những thủ lĩnh chính trị” từng mặn mà với Trung Quốc – như Meles Zenawi, Muamma Gaddafi, Hosni Mubarak, và Abdoulaye Wade – không còn tại chức. Thay thế họ ở vị trí quyền lực là những lãnh đạo dân cử chịu trách nhiệm trước nhân dân hay những lãnh đạo từng bị răn đe bởi cái chết thảm khốc hay đột ngột của các vị tiền nhiệm. Bắc Kinh sẽ phải đối phó với thế hệ lãnh đạo mới này tại châu Phi, một thế hệ muốn dứt khoát với dĩ vãng và vì thế sẽ tìm cách tiếp cận với Trung Quốc và chính sách bất can thiệp của đại cường này bằng một thái độ dè dặt.
Trích từ: Vấn đề “hình ảnh” Trung Quốc ở Châu Phi
Tuy nhiên, với giới lãnh đạo mới này, Trung Quốc đang gặp phải một tình thế khó xử. Tại nhiều nước châu Phi, “những thủ lĩnh chính trị” từng mặn mà với Trung Quốc – như Meles Zenawi, Muamma Gaddafi, Hosni Mubarak, và Abdoulaye Wade – không còn tại chức. Thay thế họ ở vị trí quyền lực là những lãnh đạo dân cử chịu trách nhiệm trước nhân dân hay những lãnh đạo từng bị răn đe bởi cái chết thảm khốc hay đột ngột của các vị tiền nhiệm. Bắc Kinh sẽ phải đối phó với thế hệ lãnh đạo mới này tại châu Phi, một thế hệ muốn dứt khoát với dĩ vãng và vì thế sẽ tìm cách tiếp cận với Trung Quốc và chính sách bất can thiệp của đại cường này bằng một thái độ dè dặt.
Trích từ: Vấn đề “hình ảnh” Trung Quốc ở Châu Phi
Tác giả: Richard Aidoo, The Diplomat, 25 tháng Mười 2012
Trần Ngọc Cư dịch
Trần Ngọc Cư dịch
Tầng lớp "xì thẩu" và "côn đồ" mới ở châu Phi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét