Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Tổng thống Obama sẽ tái đắc cử?

Nhà khoa học chính trị Mỹ, giáo sư Allan Lichtman của American University tại Washington, người đã phân tích kết quả các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ từ năm 1984, dự đoán Barack Obama sẽ tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Kể từ năm 1984, chưa bao giờ Allan Lichtman sai lầm, dù chỉ 1 lần, trong dự đoán của mình, bằng sử dụng phương pháp dự báo kết quả bầu cử theo thuyết "13 chìa khoá để mở cửa Toà Bạch Ốc".
Obama không chỉ là một ứng viên chắc chắn, nhưng ngay cả khi trong các cuộc vận động bầu cử nếu để xảy ra một số sai lầm hoặc vấp ngã, thì ông vẫn giành chiến thắng - Lichtman nói tại Brusselss trong một cuộc tranh luận được tổ chức bởi think tank European Policy Center.
Lichtman cũng đã đưa ra nhận định như thế sau thất bại của Obama trong cuộc tranh luận trên truyền hình thứ Tư vừa qua truớc ứng viên của đảng Cộng Hòa Mitt Romney. Theo Lichtman, các cuộc tranh luận không quan trọng. - "Điều quan trọng là việc điều hành đất nước, không phải là chiến dịch tranh cử"- ông lập luận.

Obama sẽ giành chiến thắng bởi vì "chỉ có 3 giả thiết không phù hợp"
13 chìa khoá đơn giản chỉ là một danh sách các giả thiết mà thường cho rằng, người được công chúng ủng hộ hơn là của đảng đang cầm quyền (tức đảng mà vị Tổng thống xuất phát hiện tại). Nếu có ít nhất 6 giả thiết trong thuyết này sai, đảng đối lập sẽ thắng.
Trong trường hợp cuộc bầu cử tổng thống 4 năm trước đây, Lichtman dự đoán Obama nhất định chiến thắng, bởi vì chỉ có 3 giả thiết không phù hợp, có xu hướng bất lợi cho Obama.
Vì vậy, Obama sẽ giành chiến thắng ngay cả khi ông không giành kết quả khả quan trong các cuộc tranh luận tiếp theo với Romney.
Ví dụ, "Chính phủ hiện tại không bị cáo buộc về những vụ bê bối lớn" (như câu chuyện của Bill Clinton với Monica Levinsky), "không có một ứng viên thứ ba đáng kể và nghiêm trọng", tức là đối thủ cạnh tranh có thể làm tổn hại cho Obama, như vào năm 2000 ứng cử viên đảng Xanh Ralph Nader đã gây tổn thất cho đảng Dân Chủ. Giành được gần 3% cử tri ủng hộ, Ralph Nader đã tước mất chìa khoá của ứng viên Dân chủ Al Gore, do đó George W. Bush của đảng Cộng hòa đã chiến thắng.
Không có bê bối và nền kinh tế không suy thoái
Trong trường hợp của Barack Obama có một số giả thiết khác không phù hợp: "Đó là đã không có các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng để giành quyền ứng viên", tức "ứng viên tranh cử là tổng thống đương nhiệm". Ngoài ra giả thiết "Chính phủ đã đạt được những thành công đáng kể trong chính sách đối ngoại và các vấn đề quân sự" là đúng sự thật, bởi vì việc giết chết trùm Al-Qaeda Osama bin Laden vào năm ngoái được xem là một thành công của quân đội Mỹ.
Không có lợi cho Obama còn một trong hai "chìa khóa" nữa liên quan tới nền kinh tế: "Nền kinh tế không phải suy thoái trong thời gian có chiến dịch bầu cử". Mặc dù đang có một cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng tiến tối thiểu nhất" - Lichtman nhận định về giả thiết tiếp theo - "Trong nhiệm kỳ của tổng thống không xảy ra những bất ổn xã hội mang tính lâu dài".
Bản Việt ngữ của Lê Diễn Đức

Hình ảnh dân Mỹ theo dõi cuộc tranh luận giữa ông Ô - ông Rôm:
Một khán phòng được trải thảm 2 màu: Màu đỏ cho những fan của đảng Cộng Hòa (ông Mít Rôm), màu xanh cho fan ông Ô đảng Dân Chủ. Nhìn trong hình thấy bên đỏ chẳng có ma nào...
Học sinh một trường trung học vừa nhai snack vừa theo dõi tranh luận...

3 nhận xét:

  1. Cali Today News – Trong cuộc phỏng vấn của Tom Joyner trong một chương trình Radio, tổng thống Obama đã thú nhận là ông ta “đã quá lịch sự” trong cuộc tranh luận tuần rồi với Rmney.
    Ông ta nói: “Tôi nghĩ thật công bằng mà nói rằng tôi đã quá lịch sự. Và điều hay nhất là đây chỉ là cuộc tranh luận đầu tiên.”
    Obama bảo đảm với Joyner là “Tôi nghĩ là sẽ có nhiều hoạt động hơn trong cuộc tranh luận tới.” Ông dùng chữ “a little bit more activity” mà không nói rõ hơn, hay cụ thể hơn “activity” đó là gì.
    Obama cũng nói rằng ông ta đang dẫn trước, dù rằng các cuộc thăm dò cho thấy rằng Romney đang vượt qua sau cuộc tranh luận đầu tiên.
    Ông ta so sánh vị trí của ông hiện nay giống như đội bóng rổ thua trận thứ ba, trong lượt 7 trận đấu. Ông Obama nói: “Bạn biết chúng ta có 7 trận, chúng tôi thắng hai trận, thua trận thứ ba” và còn tới 4 trận để so tài…
    Người phỏng vấn là Joyner không đồng ý với cái lý luận này…
    TT Obama cũng quan tâm nhiều đến cuộc tranh luận vào tối mai giữa hai ứng cử viên phó TT – giữa Joe Biden và Paul Ryan.
    Dù cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó TT không được dư luận chờ đợi lắm, thế nhưng Joe Biden đang bị sức ép là phải thắng để gỡ cho cuộc tranh luận thua của Obama. Trong lúc đó, đây là cuộc tranh luận trên tầm mức quốc gia của Paul Ryan.
    Với những nội dung nói trên, trận tranh luận tới giữa Obama và Romney hứa hẹn sẽ sôi nổi.
    Trần Thị Sông Dinh

    Trả lờiXóa
  2. Hai ứng cử viên Obama và Romney tối thứ hai 22 tháng 10 đã tranh luận về chính sách đối ngoại tại trường đại học Lynn University ở Boca Raton, Florida. Đây là cuộc tranh luận tổng thống thứ ba và cũng là cuộc tranh luận cuối cùng trước cuộc bầu cử chính thức vào ngày 6 tháng 11 tới.
    Cuộc tranh luận này do ký giả Bob Schieffer điều hợp.
    Sau cuộc tranh luận, các cơ quan truyền thông lớn của Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc thăm dò dư luận, và kết quả như sau:
    CNN: Obama thắng với 48% so với Romney 40%.
    CBS: Obama thắng 53%, so với Romney 23%, và 24% hòa.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  3. Công bình mà nói, Obama đã giữ nhiều lời hứa về ngoại giao. Không còn những 'hành động đơn phương' rất 'cao bồi' cuả thời Bush, và ngoại trừ những tên khủng bố thì không còn việc nghe lén điện thoại khi không có trát toà, không còn giam giữ vô thời hạn mà không đưa ra xét xử. Chấm dứt sự tham gia cuả Mỹ ở Iraq và một chương trình chặt chẽ để chấm dứt sự tham gia ở Afghanistan.
    Ông đã được thưởng giải Nobel Hoà Bình.
    Nhưng ông không có một chính sách ngoại giao rõ rệt và nhất quán. Nếu có chăng chỉ là một vài chủ trương dùng viện trợ để thúc đẩy phá thai và hôn nhân đồng tính. Những sự cổ võ có tính cách 'xã hội' này chỉ làm cho các quốc gia đồng minh khó xử với Hoa Kỳ nếu không nói là tức tối như trường hợp các quốc gia Hồi Giáo, Công Giáo và các xã hội trọng truyền thống ở Á Châu và Phi Châu.
    Việc thiếu một chính sách ngoại giao biểu hiện rõ rệt qua phản ứng cuả Hoa Kỳ trước 'Muà Xuân Ả rập', một cuộc cách mạng chống lại các chính thể độc tài ở vùng Trung Đông và Tiểu Á.
    Phần nhiều các chính phủ bị lật đổ từng là những đồng minh cuả Hoa Kỳ hoặc đang trở nên thân thiện hơn với Hoa Kỳ như Lybia và Syria.
    Hoa Kỳ trắng tay ở Ai Cập, không thể giải thích tại sao có sự thù địch ở Lybia và không biết phải làm gì với nhóm phiến quân đang tìm cách lật đổ Bashar Assad, một nhân vật mà chính quyền Obama tâng bốc là có tinh thần cải cách tích cực ở Syria trong khi chân dung đích thực cuả Assad phải bị mô tả là một tên đồ tể, là cái móng vuốt cuả nước thù địch Iran.
    Dĩ nhiên Obama không phải là một tổng thống duy nhất phải đương đầu với những cái gai nhọn nhức nhối ở vùng Trung Đông và Tiểu Á, nhưng rõ ràng uy tín cuả Hoa Kỳ bị xụp đổ trên một vùng đất trải dài từ Tripoli cho đến Tehran đã bắt đầu vì sự thơ ngây cuả Obama.
    Đó là chưa kể những thiệt thòi về kinh tế với Trung Hoa, đã trở thành một đề tài tranh cử lớn cuả Romney.
    Những thất bại ngoại giao có ảnh hưởng gì trên lá phiếu bầu cử ?
    Xin thưa tuy ít so với những quan ngại kinh tế, nhưng khi mà việc thắng thua đã thu hẹp vào con số 1 hay 2 phần trăm thì con số 6% cuả những người chưa định đoạt là cao lắm.
    Miễn là Romney không mắc phải một lỗi lầm nghiêm trọng nào trong các tuyên bố về ngoại giao thì người dân sẽ sẵn sàng với một sự đổi mới
    .

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips