Bước 1: Độc quyền vàng miếng hiệu SJC
Nếu như nghị định xyz nào đó chỉ là đơn thuần là con chữ trên tờ giấy lộn nhằm quản lý vàng, không thể có tác dụng với quy luật tự nhiên đối với vai trò giá trị của vàng, thì chính quyền làm một động thái đánh vào lòng tham của dân chúng bằng cách nâng giá trị của cái thứ vàng có nhãn hiệu SJC.
Nếu như nghị định xyz nào đó chỉ là đơn thuần là con chữ trên tờ giấy lộn nhằm quản lý vàng, không thể có tác dụng với quy luật tự nhiên đối với vai trò giá trị của vàng, thì chính quyền làm một động thái đánh vào lòng tham của dân chúng bằng cách nâng giá trị của cái thứ vàng có nhãn hiệu SJC.
Ai cũng biết SJC là công ty kinh doanh vàng bạc
của nhà nước nên việc đặt tên cho thương hiệu vàng của mình là một việc làm bình
thường. Điều này cũng như Bảo Tín Rồng vàng, đặt tên cho thương hiệu của mình.
Các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ khác tuy không lấy thương hiệu nhưng cũng có đánh
dấu riêng của mình để thuận tiện việc mua bán, cũng như giữ uy tín cho cửa hiệu
của mình. Nếu nhà nước không lạm phát, giá cả mua bán của vàng chỉ khác nhau độ
tinh khiết (độ tuổi), không phụ thuộc vào thương hiệu. Dù vàng SJC có là 4 số 9
cũng không thể lý do nào cao hơn vàng 4 số 9 của các thương hiệu khác được.
Nhưng như hiện tại chúng ta thấy nghịch lý này đang tồn tại. Chênh lệch này là
khoảng 3 triệu đồng/1 lượng. Đồng thời chính quyền còn cho phép dân chúng mang
vàng phi SJC dập lại thương hiệu SJC với giá chỉ 50.000đ/ lượng. Mất 50.000đ
tiền công, lại được 3 triệu tiền chênh lệch. Nhiều người đã làm một việc thiếu
chín chắn như vậy. Hãy hiểu rằng 3 triệu chênh lệch này là giá trị ảo, Nó sẽ
không tồn tại lâu.
Bước 2: Dùng biện pháp hạn chế mua bán vàng
Khi đã dập được một lượng kha khá vàng SJC (vẫn đang tồn tại lưu hành trong dân cư) thì thì chính quyền hạn chế việc trao đổi mua bán này bằng một loạt những biện pháp hành chính như điều kiện kinh doanh vàng quái đản, đến độ không một tư nhân nào đủ điều kiện. Chỉ còn tồn tại 1 hoặc cùng lắm là 2 công ty vàng được phép hoạt động. Hoặc một số biện pháp khác nữa.
Bước 3: Độc quyền cướp vàng
Vào một ngày đẹp trời nào đó, chính quyền ra thông báo nghiêm cấm việc tích trữ vàng SJC vì đây là thương hiệu độc quyền quốc gia, việc này đã được thông báo từ lâu. Ai có phải kê khai và bán lại cho nhà nước với giá quy định. Lúc này, mặc dù giá thịt lợn ngoài chợ vẫn giữ giá 100.000đ/kg. Nhưng các cửa hàng vàng bạc nhà nước được mở trên 64 tỉnh thành chỉ mua vào 10.000 đ/lượng, với thương hiệu SJC, vì lấy cớ đây là thương hiệu độc quyền của nhà nước, nghiêm cấm việc mua bán trên thị trường chợ đen. Ai vi phạm bị tịch thu. Đừng bao giờ quên, với chính quyền cộng sản, không cái gì họ không dám làm. Khi đó hoặc bạn phải bán với giá rẻ mạt, hoặc bạn bị tịch thu.
Khi đã dập được một lượng kha khá vàng SJC (vẫn đang tồn tại lưu hành trong dân cư) thì thì chính quyền hạn chế việc trao đổi mua bán này bằng một loạt những biện pháp hành chính như điều kiện kinh doanh vàng quái đản, đến độ không một tư nhân nào đủ điều kiện. Chỉ còn tồn tại 1 hoặc cùng lắm là 2 công ty vàng được phép hoạt động. Hoặc một số biện pháp khác nữa.
Bước 3: Độc quyền cướp vàng
Vào một ngày đẹp trời nào đó, chính quyền ra thông báo nghiêm cấm việc tích trữ vàng SJC vì đây là thương hiệu độc quyền quốc gia, việc này đã được thông báo từ lâu. Ai có phải kê khai và bán lại cho nhà nước với giá quy định. Lúc này, mặc dù giá thịt lợn ngoài chợ vẫn giữ giá 100.000đ/kg. Nhưng các cửa hàng vàng bạc nhà nước được mở trên 64 tỉnh thành chỉ mua vào 10.000 đ/lượng, với thương hiệu SJC, vì lấy cớ đây là thương hiệu độc quyền của nhà nước, nghiêm cấm việc mua bán trên thị trường chợ đen. Ai vi phạm bị tịch thu. Đừng bao giờ quên, với chính quyền cộng sản, không cái gì họ không dám làm. Khi đó hoặc bạn phải bán với giá rẻ mạt, hoặc bạn bị tịch thu.
Bạn phải làm gì?
Rất đơn giản: Khẩn trương quên ngay cái gì có tên gọi SJC. Vàng của bạn thì bạn giữ. Cần thiết vẫn mua bán ở các cửa hàng vàng vẫn đang hoạt động. Tuyệt đối không dập thương hiệu SJC.
Khi chính quyền ra lệnh cấm các của hàng vàng tư nhân hoạt động thì bạn hoàn toàn yên tâm, sẽ có ngay một bộ phận không nhỏ len đến tận hang cùng ngõ hẻm sẵn sàng mua bán vàng cho bạn khi bạn có nhu cầu theo đúng giá thị trường hàng hóa.
Bạn hãy tin rằng, cái gì phù hợp với quy luật thì tồn tại mãi mãi. Trái quy luật ắt không sớm thì muộn vẫn bị đào thải - chính trị, kinh tế đều luôn đúng.
Rất đơn giản: Khẩn trương quên ngay cái gì có tên gọi SJC. Vàng của bạn thì bạn giữ. Cần thiết vẫn mua bán ở các cửa hàng vàng vẫn đang hoạt động. Tuyệt đối không dập thương hiệu SJC.
Khi chính quyền ra lệnh cấm các của hàng vàng tư nhân hoạt động thì bạn hoàn toàn yên tâm, sẽ có ngay một bộ phận không nhỏ len đến tận hang cùng ngõ hẻm sẵn sàng mua bán vàng cho bạn khi bạn có nhu cầu theo đúng giá thị trường hàng hóa.
Bạn hãy tin rằng, cái gì phù hợp với quy luật thì tồn tại mãi mãi. Trái quy luật ắt không sớm thì muộn vẫn bị đào thải - chính trị, kinh tế đều luôn đúng.
Nếu muốn người dân có đủ lòng tin để mang vàng vào gửi trong nhà băng, có lẽ, chỉ một lời trấn an thôi thì chưa đủ. Lại càng không thể áp dụng những biện pháp hành chính thô thiển, cho dù, nó được khoác chiếc áo danh nghĩa cao đẹp nào
Trả lờiXóa“Ngay lúc Quốc hội đang họp, giá vàng cao hơn thế giới 3 triệu đồng nhưng tỷ giá vẫn hạ, chấm dứt hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng”- Thống đốc Bình hôm qua nói đầy tự tin tại Quốc hội. Người dân không xếp hàng đi mua vàng, nhưng “hàng dòng người đang xếp hàng để kiểm định, để chuyển đổi sang vàng SJC, ngay khi chúng ta đang nói trong hội trường này”- một ĐBQH nói.
Hai lần “xin nhận trách nhiệm”.
Tuy nhiên, đối với Thống đốc, đó là trách nhiệm “chưa làm tốt việc tuyên truyền chính sách quản lý thị trường vàng”, “gây ra nhiều cách hiểu, lo lắng trong dư luận”.
Một lần nữa nhắc lại câu chuyện 300 – 400 tấn vàng, tương đương 15 đến 20 tỷ USD bị chôn chặt vào vàng, ông Bình nói tình trạng “vàng hóa nền kinh tế” đã được chặn đứng, ngân hàng đã mua lại 60 tấn vàng và mua 10 tỷ USD để tăng thanh khoản và góp phần giảm lãi suất. Để trấn an dư luận, Thống đốc cũng khẳng định: Từ 25/5, kể cả Công ty SJC cũng đã chấm dứt dập vàng miếng, chỉ có Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước dập vàng miếng và chọn SJC làm thương hiệu quốc gia”. Và, quan trọng nhất “Các loại vàng miếng đã được cấp phép được phép lưu hành bình thường. Không bắt buộc chuyển đổi từ vàng miếng này sang vàng miếng khác”.
Có hai điều cần khẳng định: Phát ngôn của Thống đốc có thể an dân phần nào. Và với trách nhiệm một thống đốc, ông đã làm đúng công việc của mình.
Chỉ có điều, một chính sách, dù với ý nghĩa nào, cũng không thể không quan tâm tới thái độ, tới phản ứng, tới lo toan, thậm chí, tới lòng tin của dân chúng.
Bởi cũng sáng nay, tại nghị trường, có vị ĐBQH đã nói về “những dòng người xếp hàng để kiểm định, để chuyển đổi sang thương hiệu độc quyền SJC trong khi chúng ta cứ thản nhiên: Người dân phải tự bảo vệ mình”. Đó là con số chênh lệch đến 3 triệu đồng giữa vàng trong nước và vàng thế giới, chênh lệch đến 400 ngàn đồng/lượng giữa vàng thương hiệu quốc gia SJC với phần còn lại, ngay chính trong nước.
Khoản chênh lệch 3 triệu đồng, có ĐBQH đã nói, đang chứng tỏ chúng ta “Chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới”. Còn khoản chênh lệch 400 ngàn đồng, thật tình cờ, đúng bằng con số mà Thống đốc từng đưa ra để phân biệt đó là “đầu cơ” khi ông từng tuyên bố trước quốc dân đồng bào: “Nếu vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới từ 400.000 đồng/lượng trở lên chứng tỏ đã và đang có hiện tượng đầu cơ, làm giá”.
“NHNN cho biết SJC nhận gia công, nhưng gia công cho ai, tại sao giá chênh và chênh vào túi ai?”. “Vì sao chỉ SJC mới có quyền phán là (vàng) nhái hay không?”. Đối với những lượng vàng móp méo mà công ty SJC từ chối mua thì có còn được coi là vàng?
Những vấn đề mà các vị ĐBQH đặt ra trong phiên thảo luận hôm qua, cũng là những ưu tư, thắc mắc của dân chúng. Những người, chỉ đơn giản, như truyền thống tập quán từ ngàn đời nay là “đút vàng ống bơ” để đề phòng rủi ro.
400 tấn vàng, 20 tỷ USD bị “chôn chặt trong vàng” cần phải được đưa vào nền kinh tế để tạo ra sức mạnh tài chính. Có điều, không thể theo cách thức đè đầu cưỡi cổ, cưỡng từ đoạt lý đến mức, như các vị ĐBQH chỉ ra: “Phần còn lại phải mất 3 triệu đồng/lượng để chuyển đổi sang vàng SJC thương hiệu quốc gia”, thậm chí, tệ hơn: “Chỉ có ở nước ta giá vàng mới phụ thuộc vào thương hiệu, chứ không phụ thuộc vào tuổi vàng”
Nếu muốn người dân có đủ lòng tin để mang vàng vào gửi trong nhà băng, hoặc chuyển đổi sang tích trữ bằng đồng nội tệ, có lẽ, chỉ một lời trấn an thôi thì chưa đủ. Lại càng không thể áp dụng những biện pháp hành chính thô thiển, cho dù, nó được khoác chiếc áo danh nghĩa cao đẹp nào.
Đào Tuấn
Hẻm tôi cái gì cũng… phải trả tiền trừ coi tivi, tất nhiên coi qua ăng ten chứ không qua cáp. Cũng không phải ông lãnh đạo nào cũng “coi mặt, tắt tivi”. Tối nay có ông đang chém gió quốc hội, chị Gái hủ tíu tắt cái phụt, cô Phượng cave la toáng :
Trả lờiXóa“Ấy ấy đừng tắt… cứ để coi ổng nói gì?”
Thằng Bảy xe ôm cười hì hì:
“Phải ông này trẻ tuổi, đẹp trai chị Phượng khoái không?”
Cô Phượng cave bực bội:
“Đẹp con mẹ gì? Cha này trên mặt có mụn cóc to tổ chảng nom như ruồi bu mới gọi là Bình “ruồi”. Để yên nghe cha bốc phét chuyện huy động vàng trong dân coi sao…”
Chị Gái hủ tíu cau mặt:
“Huy động vàng là sao?”
Gã Ký Quèn giải thích:
“Hiện nay Nhà nước hết tiền, trong dân lại có tới 400 tấn vàng chôn chặt trong túi, bởi vậy Nhà nước muốn huy động số vàng đó giải quyết nợ xấu…”
Bà Năm củ cải lên tiếng :
“Phải như ngày xưa bác Hồ tổ chức tuần lễ vàng quyên góp nhân dân không?”
Gã Ký Quèn gật gật:
“Đúng đó… hôm rồi bà Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến có nhắc lại chuyện đó để kêu gọi dân góp vàng cho Nhà nước…”
Thằng Bảy xe ôm văng tục :
“Góp cái con cặc. Ngày xưa góp vàng đánh Pháp nghe còn có lý, nay góp vàng nuôi béo bọn tham nhũng ai mà góp?”
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các thương hiệu vàng khác chuyển đổi sang vàng miếng SJC chỉ tốn phí 50.000 đồng/lượng. Tuy nhiên khi doanh nghiệp mua lại vàng miếng của chính mình, người dân bị “trừ” 3,4 triệu đồng/lượng.
Trả lờiXóaTồn tại nghịch lý này là do muốn chuyển đổi sang vàng miếng SJC, người dân phải thông qua các công ty vàng hoặc ngân hàng chứ không thể trực tiếp mang đến Công ty SJC để đổi.
(Click tiêu đề xem tiếp)
Vì sao các doanh nghiệp vàng và ngân hàng mua lại vàng do chính họ bán ra với giá thấp hơn so với vàng SJC, trong khi phí chuyển đổi ra vàng SJC chỉ có 50.000 đồng/lượng? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch HĐQT Công ty SJC - nói:
Trả lờiXóa- Có thể nói đây là bất cập của chính sách mà cơ quan quản lý chưa lường trước. Một doanh nghiệp không phải là SJC nhưng có quota chuyển đổi sang vàng SJC lại hưởng chênh lệch lớn. Chúng tôi cũng thấy sự bất hợp lý này nhưng cũng chịu vì SJC cũng chỉ là đơn vị gia công. Hơn nữa, SJC cũng không có quyền từ chối gia công vì việc gia công đấy được NHNN cho phép.
* Số lượng vàng thương hiệu khác được các doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi lên tới 13 tấn, liệu có tình trạng doanh nghiệp đăng ký nhiều hơn số lượng thực sau đó mua vào để chuyển đổi, hưởng chênh lệch?
- Cái này tôi không biết và cũng không bình luận. Tuy nhiên, tôi nghĩ trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải kiểm tra kỹ số lượng, niêm phong số vàng đã đăng ký để ngăn chặn việc khai khống.
* Dư luận lo ngại rằng thay vì mua vàng của dân, doanh nghiệp sử dụng vàng lậu để sản xuất vàng thương hiệu của mình rồi mang đến SJC để chuyển đổi?
- Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Bởi trước khi cấp quota chuyển đổi, NHNN đã chốt số lượng vàng của từng doanh nghiệp. Có lẽ NHNN cũng đã niêm phong và kiểm soát máy móc của các doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ là đơn vị gia công, không có thẩm quyền và khả năng để nắm được thông tin.
* Các doanh nghiệp cho rằng tốc độ chuyển đổi ra vàng SJC bị chậm, trong khi doanh nghiệp phải chịu chi phí lãi vay khi ôm vàng là lý do có sự chênh lệch này?
- Đó chỉ là cách nói, chứ bản thân những doanh nghiệp này đã bỏ túi khoản chênh lệch khá lớn do mua thấp, bán cao. Còn tốc độ dập ra vàng miếng SJC bị chậm là do chất lượng vàng của nhiều thương hiệu rất kém. Theo kết quả kiểm tra gần 53.000 lượng ban đầu có đến 9,04% không đạt, trong đó cá biệt có doanh nghiệp vàng không đủ tuổi chiếm đến 55,71%. Việc kiểm tra từng miếng (khoảng 1.500-1.800 miếng/ngày) khiến tốc độ dập bị chậm, chưa đến 2.000 lượng/ngày, trong khi công suất của SJC lên đến 80.000 lượng/ngày.
* Như vậy, ngoài việc hưởng chênh lệch, việc ép giá mua vàng thương hiệu của mình còn do chất lượng vàng mà các doanh nghiệp này bán ra không đạt?
- Thực tế là trước khi vàng SJC được chọn làm thương hiệu vàng quốc gia, hầu hết doanh nghiệp khác cũng đều đem vàng đến cho chúng tôi gia công. Nếu vàng họ sản xuất ra chất lượng tốt, cần gì phải đem đến SJC để gia công, trong khi SJC cũng là đối thủ cạnh tranh. Nói tóm lại, tôi cho rằng hoặc là nhân viên sản xuất của các doanh nghiệp pha đồng hoặc bạc để rút bớt vàng khi sản xuất hoặc chính các doanh nghiệp đã “ăn cắp” của người tiêu dùng bằng việc sản xuất những loại vàng kém chất lượng.
* Theo ông, có giải pháp nào để thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số vàng khác đã đăng ký sang vàng SJC?
- Đã có một số doanh nghiệp đề nghị cho tạm xuất tái nhập. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tạm xuất toàn bộ lô hàng của họ theo đúng quy trình để bán cho đơn vị nước ngoài. Sau đó doanh nghiệp mua lại vàng nguyên liệu nước ngoài đủ chuẩn với số lượng tương đương. Nếu áp dụng giải pháp này, chỉ cần một tuần là có thể chuyển đổi xong...
* Hiện giá vàng SJC vẫn cao hơn vàng thế giới từ 2-3 triệu đồng/lượng, vì sao thưa ông?
- Theo số liệu mới nhất, tính đến ngày 17-10, số vàng được SJC dập chuyển đổi được 116.692 lượng, tương đương hơn 4,5 tấn. Tuy nhiên, số vàng này có ra thị trường hay không thì tôi chịu. Còn giá vàng SJC vẫn cao hơn thế giới 2-3 triệu đồng/lượng là có nhiều lý do. Trước đây các ngân hàng đã huy động vàng và chuyển đổi ra tiền để cho vay, hiện nay đến hạn tất toán phải mua vào. Với biến động giá trị trên thị trường, các doanh nghiệp lại mua số lượng lớn đã đẩy giá SJC chênh lệch với giá vàng thế giới.
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67. Vệ Kính Vương năm thứ hai.
Trả lờiXóaMùa thu, có cơn bão đổi hướng không dự đoán được, tàn phá nặng nề vùng duyên hải, cây cối hoa màu ngoài đồng không kịp thu hái dập nát, tả tơi.
Năm ấy nhà Sản chỉnh đốn quan lại, kiểm kê nợ nần, số nợ thật là khủng khiếp. Mọi việc đều đổ tại cho phủ Chúa quản lý không ra gì mới đến nỗi vậy. Chúa là người cơ mưu ứng biến tài giỏi, trước việc khó vẫn tươi cười như không. Khi xưa còn thưở là cai đội ở miền heo hút tận cùng đất nước, đã hiểu được chuyện kinh tài rành rẽ. Lại từng canh cửa biển ngăn chặn bọn vượt biên, nên ngài nắm được trong dân còn có nhiều vàng lắm.
Chúa họp bầy tôi lại phán.
- Giữ cho dân trong rọ, cũng như giữ được vàng trong túi. Nay lệnh cho bộ Hình tăng cường xiết chặt không để cho dân chúng dám có ý khác. Sau đó sẽ có kế lấy vàng thanh khoản nợ công.
Bộ Hình ra tay khắp nước, bắt bớ, xét xử lại bắt bớ. Dân chúng cúi đầu im thin thít, người đi đường không dám ngẩng đầu chào nhau. Ai cũng lo việc nhà nầy. Động một lời phàn nàn cũng thành tội nói xấu triều đình. Bởi thế không ai dám nói gì đến chính sự.
Rồi Chúa ra lệnh cấm vàng trong dân, ai có phải mang bán cho triều đình lấy tiền giấy. Rồi lại khuyên dân mang tiền giấy ấy mà gửi ngân khố triều đình. Cầm giấy chứng nhận mà hàng tháng đi lấy tiền lời.
Dân có ý thăm dò, nhìn nhau. Một tháng trôi qua, chả ai mang vàng đến bán.
Bầy tôi coi kho bạc đến gặp Chúa hiến kế như vầy, như vầy.
Chúa cấp tốc xuất kho, cho người cầm vàng đi ra thương điếm bán. Đồng thời lại sai bộ Hình đi theo nhằm lúc bán mà bắt. Rồi phao tin trong thiên hạ có kẻ bị bắt tich thu trắng cả mấy trăm lượng vàng. Thiên hạ nghe ai cũng xót xa nghĩ đến phận mình, ruột gan bồn chồn thấp thỏm lo lắng nếu ai có chút vàng giữ trong nhà.
Lúc này quan coi kho mới cho người cầm vàng, lẻn cổng sau đến cổng trước xếp hàng. Rồi lấy đó mà tiếng rằng mỗi ngày kho bạc triều đình mua đến cả xe vàng.
Chúa lại lệnh rằng quyết tâm giữ không để lạm phát, mất giá đồng tiền.
Lác đác người dân thấy giao dịch bên ngoài thì lỡ công sai thấy thu trắng mất,bèn đem bán cho kho bạc kém giá một chút nhưng an toàn,vả lại Chúa cam kết thế rồi lo gì tiền mất giá, đem tiền ấy gửi cho ngân khố lấy lời có hơn là để vàng chôn dưới đất.
Có mụ đi chợ thấy miếng đậu phụ ngoài chợ bỗng bé hơn bình thường. Lúc về phàn nàn với chồng. Gã chồng nói.
- Cái mẹo người bán đầu tiên cho bé dần đi để người mua không để ý. Đến khi bé lắm rồi, mới chợt làm to bằng như cũ với giá cao hơn. Thiên hạ cứ tưởng là vì to hơn thì giá cao hơn, thực tình là đã tăng giá còn miếng đậu phụ vẫn thế mà thôi.
Hào phú bên cạnh nghe thấy, lập tức gom hết vàng trong nhà đem đi chôn giấu thật kỹ. Phu nhân mới hỏi sao lại làm chuyện lạ đời lúc này thế. Hào phú nói.
- Nhờ có miếng đậu phụ mà ta nhớ đến câu '' gánh vàng đi đổ sông Ngô, đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương.'' Chuyện này cứ thế, không nói nhiều kẻo đắc tội triều đình.
Phu nhân là người am hiểu, nghe thế không hỏi thêm gì nữa.
Người buôn gió