Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Vatican đã "UnHate" với Benetton

Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi SJ, cho biết vụ kiện tụng giữa Tòa Thánh và hãng quảng cáo quốc tế Benetton về việc lạm dụng hình ảnh Đức Giáo Hoàng đã được giải quyết và kết thúc.

Hôm 15-5-2012, Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết thứ sáu (11-5-2012) tuần trước, Benetton đã công bố thông cáo - về việc sử dụng hình ảnh ĐGH Biển Đức 16 trong chiến dịch quảng cáo ”Unhate” - qua đó, hãng này tái bày tỏ ”sự hối tiếc vì đã làm thương tổn sự nhạy cảm của ĐTC Biển Đức 16 và các tín hữu” đồng thời quả quyết là ”cam đoan thu hồi khỏi vòng thương mại của mình tất cả các hình chụp ĐGH và quyết tâm trong tương lai không sử dụng hình ảnh Đức Thánh Cha nếu không có phép trước đó của Tòa Thánh”. Thông cáo kết luận rằng ”Ngoài ra Hãng Benetton sẽ giúp chấm dứt việc đệ tam nhân sử dụng hình ảnh ĐGH trên các mạng interet hoặc các nơi khác”.

Phòng báo chí Tòa Thánh nhắc lại ngày 16-11-2011 đã xuất hiện tại nhiều nơi một hình ráp nối trình bày ĐGH và một Iman Hồi giáo Ai Cập đang hôn nhau, trong đó có một bức hình có kích thước khổng lồ được treo tại Cầu Lâu Đài Thiên Thần (Castel Sant'Angelo) ở Roma. Hiển nhiên đó là một hình ảnh khiêu khích, được đưa vào một chiến dịch truyền thông do hãng Benetton hỗ trợ, sự kiện này đã gây ra những cuộc phản đối tức khắc và kịch liệt. Cùng ngày hôm đó Tòa Thánh công bố một tuyên ngôn cứng rắn, và loan báo sẽ cứu xét các biện pháp phải làm để bảo vệ thích đáng hình ảnh của Đức Thánh Cha chống lại sự lạm dụng như thế. Sau những phản đối ấy, trong thời gian ngắn sau đó, hãng Benetton đã rút các hình ảnh và không lưu hành nữa.

Xét vì ít người biết đến thông cáo hôm thứ sáu 11-5-2012 của hãng Benetton, và trong số những người ấy, phần lớn không biết đến lý do tại sao lại đợi nhiều tháng sau sự kiện, vì thế cũng nên giải thích rằng: thông cáo của hãng Benetton là sự kết thúc - nhờ một thỏa thuận - cuộc kiện tụng giữa các luật sư của Tòa Thánh - Giorgio Assumma và Marcello - với các luật sư của hãng Benetton, cuộc kiện tụng ấy đã diễn ra như đã loan báo và còn kéo dài cho đến lúc đó.

Vì thế, hãng Benetton tái công nhận đã làm thương tổn sự nhạy cảm của các tín hữu, nhìn nhận rằng cần phải tôn trọng hình ảnh của Đức Giáo Hoàng và chỉ có thể sử dụng hình ảnh ấy nếu có phép trước đó của Tòa Thánh.

Tòa Thánh đã không đòi bồi thường về phương diện kinh tế, nhưng muốn được bồi thường về tinh thần, là sự nhìn nhận đã có sự lạm dụng xảy ra, và Tòa Thánh khẳng định ý chí bênh vực hình ảnh của Đức Giáo Hoàng, kể cả bằng những phương thế pháp luật. Thay vì bồi thường về kinh tế, Tòa Thánh đã yêu cầu và được hãng Benetton đồng ý thực hiện một cử chỉ tự nguyện - tuy giới hạn nhưng thực sự - đối với hoạt động bác ái của Giáo Hội.

Như thế, về phương diện pháp luật, kết thúc một vụ rất buồn, lẽ ra không được xảy ra, nhưng từ đó người ta hy vọng rút ra một bài học về sự tôn trọng cần phải có đối với hình ảnh của Đức Giáo Hoàng - cũng như của mỗi người - và sự nhạy cảm của các tín hữu”
Xem bài gốc Vietcatholic
 Obama - Hugo Chavez
 
 Hồ Cẩm Đào - Obama
 Thủ tướng Đức - Cựu TT Pháp
 Cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên - Tổng thống Nam Triều Tiên
 Chiến dịch quảng cáo được tổ chức nhiều nơi trên thế giới
 
 
Ngược dòng sự kiện:
Unhate
Benetton biết cách quảng cáo để mọi người phải chú ý, và đôi khi chúng chẳng liên quan gì đến những thứ mà họ bán.
 
Công ty quần áo Ý này có lịch sử quảng cáo được coi là “gây sốc”. Năm 1990 Benetton phát hành áp phích một linh mục hôn nữ tu; một trẻ sơ sinh đẫm máu, và một con ngựa đen đính trên bản trắng. Những quảng cáo khác gây nhiều tranh cãi là hình ảnh một phụ nữ da đen cho em bé da trắng bú và một tấm hình chụp bệnh nhân AIDS hấp hối trên giường bệnh, bao quanh ông là những người thân trong trạng thái rất đau khổ.
Hãy “chấp nhận” và “khoan dung” vẫn luôn là thông điệp đằng sau các chiến dịch quảng cáo, nhưng đôi khi nó bị lạc mất trong sự phản đối kịch liệt của quần chúng.
Chiến dịch mới nhất, có tựa đề “Unhate” (tạm dịch “Không Thù Hận”) ra mắt và lập tức trở thành tin nóng trên toàn cầu. Sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa và ghép ráp hình, quảng cáo bao gồm hình ảnh của một số chính trị gia trong tư thế hôn môi như Tổng thống Mỹ Barack Obama hôn đối tác Venezuela Hugo Chavez, Mahmoud Abbas ôm hôn Benjamin Netanyahu, Tổng thống Pháp Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Cặp đôi nhận được chú ý nhiều nhất là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI hôn một lãnh tụ Hồi giáo Ai Cập. Có phải đây là cách tiếp cận ngoại giao quốc tế mới?
UNHATE (Không Thù Hận) nghĩa là gì?
UN-hate. Hãy chấm dứt thù hận, nếu bạn đang hận thù. Unhate là thông điệp mời gọi chúng ta xem xét rằng biên giới yêu-hận không xa nhau lắm như chúng ta nghĩ. Trên thực tế, hai tình cảm đối lập này thường ở thế rất mong manh và không ổn định. Chiến dịch Unhate khuyến khích thay đổi hai tư thế tình cảm này: Không Thù Hận.
Nhà Trắng (Mỹ) một ngày sau mới ra một tuyên bố nói ngắn gọn, ”Nhà Trắng có chính sách lâu dài không chấp thuận việc sử dụng tên và chân dung của tổng thống cho mục đích thương mại”. Tòa thánh Vatican phản ứng nhanh hơn và tuyên bố sẽ dùng pháp lý để ngăn chặn sự phân phát các hình ảnh giả mạo mà họ cho là “làm tổn hại không chỉ đến nhân phẩm của Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo mà còn để cảm xúc của tín hữu. ”

Ngay sau đó Benetton đã loại bỏ hình của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI khỏi quảng cáo ở Ý và tuyên bố rằng mục đích chính của chiến dịch quảng cáo là để chống lại văn hóa thù ghét trong mọi hình thức, đồng thời xin lỗi đã sử dụng hình ảnh của Đức Thánh Cha và các lãnh tụ Hồi giáo và xúc phạm đến sự nhạy cảm của các tín hữu.
Hình ảnh tất nhiên sẽ còn phổ biến rộng rãi trên thê giới ảo, bất chấp phản đối của Vatican.

Sẽ rất khó khăn, nếu không nói là không thể, để xóa bỏ sự tồn tại của chúng.
Bạn nghĩ gì về loạt hình ảnh truyền tải thông điệp của Benetton? Dù lập trường của bạn thế nào, nếu mục tiêu của một chiến dịch quảng cáo đạt được sự chú ý của mọi người, Benetton chắc chắn đã thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips