Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Pháp có tổng thống mới

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng thống Sarkozy đã ngồi ở Điện Élysée từ năm 2007. Ông hứa cắt giảm thâm hụt ngân sách của Pháp thông qua cắt giảm chi tiêu.
Với thất bại này, Sarkozy trở thành nhà lãnh đạo mới nhất của châu Âu là nạn nhân của sự tức giận trước các biện pháp khắc khổ vốn là kết quả của cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung.
 
 

Hollande thắng cử nhờ vào tận dụng các khó khăn kinh tế của Pháp và sự không được lòng dân của Tổng thống Sarkozy.
Trong hơn 30 năm làm chính trị, Hollande chưa từng kinh qua chức vụ bộ trưởng nào.
Trong phần lớn nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng Xã hội của ông từ năm 1997 cho đến 2008 ông được nhìn nhận như là một người xây dựng sự đồng thuận – một người biết lắng nghe hơn là một người có tầm nhìn, Fraser nhận xét.
“Bây giờ ông ấy phải lãnh đạo, phải ra những quyết định khó khăn để đưa kinh tế Pháp hồi phục,"

BBC: Ông Hollande thắng cử Tổng thống Pháp

5 nhận xét:

  1. Cali Today News - Ngày Thứ Hai 7/5/2012 vừa qua báo chí thế giới đều đồng loạt loan tin Ô. Hollande (Pháp) đắc cử với số phiếu 52% và Ô. Putin (Nga) tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Chúng ta thử tìm hiểu xem sự đắc cử của hai ông này ảnh hưởng thế nào đối với tình hình thế giới.

    A. Ảnh hưởng của Ô. Francois Hollande:
    Đây là lần thứ nhì, sau 20 năm một chính trị gia thuộc Đảng Xã Hội Pháp được giao trọng trách lãnh đạo đất nước. Dĩ nhiên khi đảng cầm quyền thay đổi thì chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia đó phải thay đổi theo. Vì Ô. Holland có lập trường đối nghịch với Ô. Sakozy cho nên tất cả những gì mà Ô. Sarkozy xây dựng với đồng minh hoặc đối với kẻ thù trước đây đều thay đổi. Nước Pháp nếu đứng một mình thì thực lực kinh tế còn thua Nhật Bản, Hoa Lục, Ấn Độ và Brasil. Còn về mặt quân sự cũng không qua nổi Hoa Lục, Nga và Ấn Độ. Thế nhưng vì đứng trong NATO và dựa vào Hoa Kỳ cho nên sức mạnh quân sự của Pháp lại trở nên đáng nể. Do bổi cảnh chính trị mỗi quốc gia mỗi khác nhau và do Toàn Cầu Hóa, chính sách đối ngoại mới của Ô. Hollande cũng sẽ có ảnh hưởng khác nhau trên mỗi khu vực.

    Đối với Hoa Kỳ:
    Chắc chắn quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ sẽ thay đổi. Trước đây nước Pháp chống đối Hoa Kỳ trong cuộc chiến xâm lăng Iraq và Afghanistan nhưng với Ô. Sarkozy lại trở thành đồng minh thân thiết, nhất là trong cuộc chiến Libya lật đổ Ô. Gaddafi. Thật lạ lùng, có thể là vì dầu hỏa, nước Pháp là nước hăng hái nhất, mở đầu cuộc không kích vào Libya khi mạng lệnh No Fly Zone của Liên Hiệp Quốc được thông qua. Có thể Ô. Sarkozy theo đuổi chính sách liên kết với Hoa Kỳ để được chia dầu hỏa và phát triển kinh tế. Thế nhưng do kinh tế Mỹ suy thoái và các quốc gia Iraq, Libya liên tục bất ổn, trong khi đó cuộc khủng hoảng tài chinh Âu Châu kéo dài …khiến nước Pháp không sao vực dậy được. Đó là lý do khiến Ô. Ô. Sarkozy thất cử. Ô. Obama “ngửi” thấy điều này cho nên vội vã đánh điện chúc mừng và mời ông thăm viếng Tòa Bạch Ốc trước khi tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G8 và NATO vào cuối Tháng 5 tại Camp Davis. Linh cảm thấy nỗi bất an của Hoa Kỳ,

    Ô. Hollande cũng vội vã trấn an bằng cách tuyên bố “Tôi sẽ không làm khó Hoa Kỳ”. Nói gì thì nói, tiệc tùng dù long trọng thế nào đi nữa, chắc chắn tình cảm mặn mà thắm thiết Pháp-Mỹ sẽ không còn như xưa. Ô. Hollande phải cứu nước Pháp trước. Ông đang phải đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chánh có thể làm tan vỡ Liên Hiệp Âu Châu và suy thoái kinh tế của chính nước ông. Dân Pháp kỳ vọng nơi ông để giải quyết công ăn việc làm, tiền tệ cho chính họ chứ không phải một nền hòa bình hay ổn định cho Afghnistan hay lún sâu vào cuộc khủng hoảng Iran, Syria.

    Trả lờiXóa
  2. Đối với Hoa Lục:
    Chắc chắn mối liên hệ với Trung Quốc sẽ tăng mạnh hơn nữa - không ngoài mục đích cứu vãn nền kinh tế của Pháp. Chính vì thế mà trong bài diễn văn thắng cử Ô. Hollande nói rằng quốc gia mà ông công du đầu tiên sẽ là Hoa Lục. Sự liên kết chặt chẽ về kinh tế của Pháp - một quốc gia trụ cột trong NATO- với Hoa Lục, không biết có gây khó khăn cho Hoa Kỳ trong vấn đề xử dụng sức mạnh quân sự của NATO trong các cuộc chiến tranh khu vực do Hoa Kỳ khởi xướng không? Hoa Kỳ hiểu hơn ai hết rằng “ai cho tiền người đó làm boss”.

    Đối với Âu Châu:
    Người lo lắng nhất có lẽ là bà Thủ Tướng Angela Merkel của Đức. Kế hoạch cứu vãn tài chính Âu Châu của bà với Ô. Sarkozy trước đây phải thay đổi và bà phải làm việc với một ông bạn đồng hành mới có chương trình làm việc khác với mình. Chưa biết tương lai Liên Hiệp Âu Châu đi về đâu.

    Đối với các Quốc Gia Đệ Tam:
    Không ảnh hưởng bao nhiêu. Nhưng vì Đảng Xã Hội Pháp là đồng minh chính trị truyền thống của Đảng Cộng Sản Pháp, Đảng Cánh Tả Cấp Tiến và Đảng Xanh cho nên Pháp sẽ không có “ác cảm’ đối với các chính quyền khuynh tả (chống Mỹ) như Cuba, Nicargua, Venezuela và Ecuador. Riêng đối với Việt Nam, dưới thời Ô. Sarkozy quan hệ ngoại giao Pháp-Việt cũng rất tốt đẹp bao gồm nhiều lãnh vực như quốc phòng, an ninh, quân y, giáo dục, chống tội phạm, chống khủng bố v.v…Tháng 7/2010 Tổng Trưởng Quốc Phòng Pháp và Tháng 2/2012 Tham Mưu Trưởng Liên Quân Pháp đã thăm Việt Nam. Điểm nổi bật của mối quan hệ này là giữa Tháng 5, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh viễn thông trùm phủ vùng Đông Nam Á vào quỹ đạo trái đất trị giá khoảng 300 triệu đô-la mà vệ tinh thì do công ty Lockheed Martin Hoa Kỳ sản xuất, còn hỏa tiễn thì do Pháp sản xuất. Vệ tinh sẽ được phóng đi từ bãi Kuru (Guyana thuộc Pháp). Chắc chắn trong nhiệm kỳ của Ô. Hollande, mối liên hệ ngoại giao Pháp-Việt sẽ được mở rộng và củng cố hơn nữa.
    Xem tiếp phần nói về Putin tại:
    http://baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=5838:th-gii-ra-sao-khi-o-hollande-c-c-tt-phap-va-o-putin-nhm-chc-tt-nga&catid=18:binh-lun&Itemid=59

    Trả lờiXóa
  3. Lúc tranh cử, ông Nicolas Sarkozy đã có lần tiết lộ "nếu thất cử, tôi sẽ từ bỏ chính trị", "tôi sẽ chuyển sang kiếm tiền và sống một cuộc sống thoải mái". Tuy vậy, có lẽ mong muốn của ông sẽ không dễ thực hiện...
    Khác với các cựu tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh khi về hưu vẫn khá tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội với nhiều chuyến công du khắp nơi, tham gia các hội thảo và đọc diễn văn, các đồng nghiệp người Pháp khi về hưu thường tránh xa đời sống chính trị, ít khi xuất hiện trước công chúng mà tập trung viết sách và hồi ký.

    Khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Sarkozy sẽ nhận được khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 6.000€, cộng tiền lương hàng tháng 11.500€ dành cho chức vụ thành viên Hội đồng Bảo hiến. Theo Hiến pháp, các tổng thống miễn nhiệm đều có một chân trong định chế hàng đầu này.
    Các cựu tổng thống cũng sẽ nhận được các ưu đãi đặc biệt liên quan như một căn hộ công được trang bị đầy đủ tiện nghi, 2 nhân viên cảnh sát luôn túc trực bảo vệ, một xe hơi công kèm theo hai tài xế, 7 thư ký và cộng sự. Ngoài ra còn được ưu đãi thẻ sử dụng các phương tiện giao thông miễn phí ở khoang hạng nhất. Các khoản chi dành cho mỗi cựu tổng thống theo ước tính ngốn khoảng 1,5 triệu € từ ngân sách quốc gia.

    Sau khi có kết quả khẳng định ông François Hollande dành chiến thắng, ông Sarkozy đã tiết lộ là ông sẽ rời bỏ chính trường. Lúc tranh cử, ông cũng đã có lần tiết lộ "nếu thất cử, tôi sẽ từ bỏ chính trị và sẽ không còn ai nghe nói tới tôi", "tôi sẽ chuyển sang kiếm tiền và sống một cuộc sống thoải mái". Tuy vậy, có lẽ mong muốn này sẽ không dễ gì thực hiện khi nhiều vụ bê bối có dính dáng đến tên tuổi của ông đã được hé lộ lâu nay, chỉ cần đợi nhiệm kỳ kết thúc thì các quan tòa sẽ có thêm nhiều việc để làm và báo chí muốn quên ông đi cũng không dễ.

    Trong thời gian đương nhiệm, danh tiếng của tổng thống Sarkozy đã phần nào bị vẩn đục bởi các vụ điều tra tư pháp liên quan đến những người thân cận và phe cánh của ông. Những vụ bê bối này tuy được báo chí đề cập đến từ lâu nhưng do những quy định của Hiến pháp nên nhiều chi tiết chưa được làm sáng tỏ. Theo quy định Hiến pháp năm 1958, tổng thống được quyền tạm miễn truy tố hình sự trong thời gian đảm nhiệm chức vụ đứng đầu nhà nước. Cũng theo các quy định của luật, một tháng sau ngày chính thức chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, cựu tổng thống hoàn toàn có thể bị truy tố và xét xử giống như mọi công dân bình thường khác.

    Trả lờiXóa
  4. Đây là trường hợp đã xảy ra với cựu tổng thống Jacques Chirac: Hai tháng sau khi rời điện Elysée năm 2007, ông đã phải đối mặt với thẩm phán để trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ án lập hồ sơ việc làm giả để gây quỹ tại tòa thị chính Paris thời ông làm thị trưởng. Sau đó, năm 2011, ông Jacques Chirac bị kết án hai năm tù nhưng cho hưởng án treo vì lý do sức khỏe. Ông trở thành tổng thống Pháp đầu tiên bị kết án.

    Trong chiến dịch tranh cử, đảng Xã hội đã nhiều lần cáo buộc ông Sarkozy tìm mọi cách để tái cử hòng trốn tránh bị tư pháp sờ gáy. Dĩ nhiên là ông Sarkozy phủ nhận các cáo buộc này một cách mạnh mẽ. Nhưng trong một quốc gia có nền báo chí độc lập như ở Pháp thì những phủ nhận và biện hộ của ông Sarkozy chỉ có đủ sức thuyết phục với một số người thuộc đảng của ông. Nhiều người Pháp đang chờ đợi việc chuyển giao quyền lực sắp tới để công lý có thể được thực thi và những vụ việc mờ ám được đưa ra ánh sáng.

    Vụ án Bettencourt

    Vụ scandal Woerth-Bettancourt khởi đầu bởi một tranh chấp pháp lý trong nội bộ gia đình nữ tỷ phú chủ hãng l’Orréal Lilian Bettencourt, khi con gái của bà này tố cáo bạn thân của mẹ mình là nhiếp ảnh gia François-Marie Banier lợi dụng tình trạng già yếu của bà để kiếm tiền.

    Nôi dung của ghi âm tiết lộ nhiều thông tin đặc biệt liên quan đến hoạt động trốn thuế của bà Liliane. Số tiền này được gửi vào các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ và đảo Seychelles. Đoạn băng cũng ghi lại buổi nói chuyện giữa bà Liliane và người quản lý gia sản của bà là ông Patrice de Maistre, trong đó ông này tiết lộ "cần phải dàn xếp các vụ việc bằng tài khoản ở Thụy Sĩ".

    Nội dung ghi âm cũng đồng thời đưa ra ánh sáng mối liên hệ giữa tỷ phủ Bettencourt và gia đình bộ trưởng ngân khố kiêm thủ quỹ của đảng cầm quyền UMP Eric Woerth. Vợ của ngài bộ trưởng là bà Florence làm việc cho bà tỉ phú với tư cách giám đốc quỹ đầu tư Clymène vốn là công ty quản lý khối tài sản của nữ tỷ phú này. Theo nội dung băng ghi âm thì ông Patrice de Maistre đã cam kết tuyển bà Florence vào công ty này theo lời đề nghị của chính chồng bà và đồng thời ông này tiết lộ đã đề nghị nữ tỷ phú tài trợ tiền cho ông Eric Woerth và bà Valérie Pécresse, một bộ trưởng khác và chi tiền trực tiếp cho ông Sarkozy tại kỳ bầu cử năm 2007. Số tiền này lớn gấp nhiều lần so với quy định tối đa 7.500€ tiền tài trợ của mỗi cá nhân dành cho các đảng phái chính trị.

    Sau những tiết lộ về trốn thuế do báo chí tung ra, bà Liliane đã kiện ra tòa chống lại những cuốn băng ghi trộm đã vi phạm đời tư. Người quản gia thực hiện việc ghi âm bị tạm giam 48h. Ông François Marie Banier đồng thời kiện ra tòa chống lại tòa báo Mediapart đã cung bố các cuộn băng ghi âm kia ra công chúng.

    Tuy nhiên tòa án Paris đã ra phán quyết vào ngày 1/7/2010. Theo đó, các thẩm phán đánh giá rằng những công bố phát hiện do Mediapart tung ra thuộc về "vấn đề công bố các thông tin hợp pháp và phù hợp với lợi ích chung" và việc ghi âm là trái luật, vi phạm đời tư nhưng việc công bố một số nội dung của các cuốn băng ghi âm này lại phù hợp với "lợi ích chung".

    Mặc dù ông Sarkozy đã tìm đủ mọi cách để giảm nhẹ ảnh hưởng của vụ bê bối này nhưng càng ngày càng lộ thêm nhiều dấu hiệu cho thấy sự can dự trực tiếp của ông. Cựu kế toán riêng của bà Bettencourt là Claire Thibout đã khai chuyển cho ông Maistre 50.000 tiền mặt và khoản tiền này đã được chuyển cho ông Eric Woerth - thủ quỹ chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy năm 2007. Ngoài ra cũng có nhiều cáo buộc khẳng định chính ông Sarkozy lúc đó là bộ trưởng Nội vụ đã trực tiếp đến gia đình nữ tỉ phú Bettencourt nhận tiền mặt để chi tiêu cho chiến dịch tranh cử của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Vụ Karachi và cái bóng của tổng thống sắp mãn nhiệm

    Năm 1994, chính quyền Pháp kí hợp đồng bán cho Pakistan 3 tàu ngầm loại Agosta. Để đạt được hợp đồng béo bở này, theo báo Libération, phía Pháp đã chấp nhận trả cho các quan chức trong chính quyền 6,25% giá trị hợp đồng thông qua các tài khoản ở một nước thứ ba. Đây là một thông lệ khá phố biến trên thị trường buôn bán vũ khí quốc tế và bản thân luật pháp của Pháp cũng không ngăn cấm vào thời điểm đó.

    Điều thú vị nằm ở chỗ gần đây báo chí đã công bố các thông tin cho thấy tồn tại một hệ thống lại quả từ các đối tác Pakistan cho các quan chức Pháp đương thời nhằm tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông Balladur năm 1995 (ông này sau đó bị đánh bại bởi Jacques Chirac). Trị giá của số tiền này là 10, 25 triệu franc.

    Các cuộc điều tra độc lập của các tư pháp trong thời gian gần đây cho thấy sự dính líu rõ ràng của ông Nicolas Sarkozy trong phi vụ bán vũ khí tai tiếng cướp đi sinh mạng của hơn chục công dân Pháp. Tuy nhiên, do quy định về quyền miễn trừ của tổng thống, hồ sơ vụ án gần như phải tạm đóng băng.

    Phẩm phán điều tra độc lập Ruymbeke tình nghi việc "lại quả" từ các thương vụ buôn bán vũ khí nói trên nhằm mục đích chính để sử dụng cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Balladur năm 1995. Vào thời điểm này, ông Sarkozy không chỉ là nhân vật hàng đầu trong chiến dịch tranh cử với tư cách là phát ngôn viên của ông Balladur, mà trên hết ông còn là bộ trưởng Tài chính - Ngân sách. Với tư cách này, chính Sarkozy đã phê chuẩn việc thành lập "công ty ma" có tên Heine ở Luxembourg nhằm chuyển các khoản tiền lại quả.

    Xem ra với những hồ sơ tư pháp đáng ngại trên, mong muốn của ông Sarkozy sau rời bỏ chính trường sẽ "tập trung kiếm tiền" để "báo chí và mọi người không còn phải nhắc đến tôi" cũng chẳng phải dễ dàng.

    Quân Nguyễn (từ Toulouse)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips