“Nói đảng Cộng sản và chính quyền phục vụ nhân dân là một điều sai quấy
cần phải dẹp đi”. Lời tuyên bố “lịch sử” này đã được ông Uông Dương,
Bí thư tỉnh Quảng Đông đưa ra vào ngày 9/5/2012 nhân đại hội đảng bộ địa phương,
trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thay đổi lãnh đạo.
Phải chăng một trang sử mới tại Trung Hoa lục địa đang hé mở? Lần đầu tiên một khẩu hiệu tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản bị một quan chức cao cấp thuộc khuynh hướng cải cách xé bỏ. Trong cuộc họp của đảng bộ tỉnh Quảng Đông cách nay hai hôm, Bí thư Uông Dương tuyên bố: “Chúng ta phải vất bỏ đi ý tưởng sai lầm cho rằng hạnh phúc của nhân dân là do đảng và chính phủ mang lại”.
Phải chăng một trang sử mới tại Trung Hoa lục địa đang hé mở? Lần đầu tiên một khẩu hiệu tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản bị một quan chức cao cấp thuộc khuynh hướng cải cách xé bỏ. Trong cuộc họp của đảng bộ tỉnh Quảng Đông cách nay hai hôm, Bí thư Uông Dương tuyên bố: “Chúng ta phải vất bỏ đi ý tưởng sai lầm cho rằng hạnh phúc của nhân dân là do đảng và chính phủ mang lại”.
Chưa hết, nhân vật được tiếng thuộc phe cải cách bổ túc thêm: Mưu tìm hạnh phúc là quyền lợi của người dân. Còn vai trò của chính phủ là để cho nhân dân được tự do dũng cảm đi tìm hạnh phúc bằng con đường riêng của mình.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông nhấn mạnh chuyện xây dựng hạnh phúc của người dân và vấn đề cá nhân mà đảng Cộng sản và chính quyền không có vai trò gì cả. Nếu có, thì Đảng và Nhà Nước phải phục vụ cho dân chứ không phải ngược lại.
Quan điểm trên đây thật ra là một ý tưởng bình thường tại các nước dân chủ nhưng nó không bình thường trong chế độ phong kiến “ơn vua lộc nước” và trong chế độ được gọi là cộng sản “nhờ ơn Đảng và nhà nước…”.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông đã hơn một lần chứng minh ông là một
nhà cải cách. Khi dân làng Ô Khảm biểu tình đuổi chính quyền địa phương thì
chính ông đã dàn xếp không dùng biện pháp đàn áp, và để cho dân làng tổ chức bầu
cử tự do chọn người mới. Tuy tuyên bố “không theo mô hình Tây phương” ông cũng
chống lại chủ trương “tân Mao-ít” của cựu lãnh đạo Trùng Khánh, Bạc Hy Lai.
Nhận định về sự kiện độc đáo này vừa xảy ra tại Trung Quốc,
hãng tin công giáo Á châu Asia News ghi nhận rằng ông Uông Dương đã tách ra khỏi
những tín điều truyền thống: nhờ Đảng mà Trung Hoa được độc lập, hạnh phúc, ổn
định và thành công.
Từ khi Mao Trạch Đông cướp được chính quyền tại Hoa lục thì từng thế hệ học sinh được dạy là mang ơn Đảng từ viên kẹo cho đến quyển vở. Mao Chủ tịch được tôn vinh như Ngọc Hoàng giáng thế, chăm lo đời sống của nhân dân từ lúc lọt lòng cho đến lúc qua đời. Thế nhưng, từ khi hàng loạt chế độ cộng sản sụp đổ, và Đặng Tiểu Bình phải cải cách kinh tế để tự cứu thì tại Trung Quốc tràn ngập những vụ bê bối, tham ô, những lạm quyền thế, biển thủ công quỹ mà thủ phạm là cán bộ, quan chức. Tệ hại hơn nữa là họ tìm cách đưa con cháu vào các chức vụ quan trọng để tính chuyện thống trị lâu dài.
Trong khi đó thì người dân Trung Quốc được gì? Chỉ cần đơn cử một thống kê của Viện Khoa học Xã hội hồi cuối năm ngoái: trong 20 năm trở lại đây, chính sách cưỡng chế trưng thu đất đai đã làm cho 50 triệu người dân mất nhà, mất đất. Hôm qua, tại Vân Nam, một phụ nữ dân oan bị trưng thu nhà đã cho bom nổ tự sát ngay trong văn phòng chính quyền địa phương. Đó chỉ là một trường hợp thương tâm trong muôn ngàn oan khiên trong chế độ mà trung bình mỗi sáu phút có một cuộc biểu tình chống tham ô và nhũng lạm quyền thế.
Theo Asia News, đối với những cán bộ có suy nghĩ, con đường hạnh phúc của họ là tách dần ra khỏi đảng. Theo thống kê năm 2006, trong số 70 triệu đảng viên, hơn một phần ba chọn theo một tôn giáo. Hơn 20 triệu theo đạo Thiên chúa.
Những lời phủ nhận tín điều truyền thống trên đây được xem là “lịch sử” vì ông Uông Dương tuyên bố công khai, và ông là một nhân vật lãnh đạo cao cấp, rất có thể sẽ là một trong những ủy viên thường trực Bộ Chính trị nhân đại hội Đảng vào cuối năm nay.
Mặc dù báo chí chính thức không tường thuật, nhưng trên mạng internet những lời tuyên bố này đã được loan tải rộng rãi và được dự báo sẽ “đi vào lịch sử”.
Nguồn: Viet.rfi.fr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét