Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Hãy đạp đổ những "cánh cổng" khác nữa

Ngày mai, sự việc các bậc phụ huynh đạp đổ cánh cổng Trường Thực nghiệm sẽ chỉ còn là một câu chuyện đàm tiếu. Nhưng "bóng ma" của Trường Thực nghiệm sẽ còn ám ảnh nền giáo dục trừ phi người ta nhìn thẳng vào sự thật.
Sự việc các bậc phụ huynh chen lấn xô đẩy đạp đổ cánh cổng Trường PTCS Thực nghiệm ở 50-52 phố Liễu Giai, Hà Nội đêm 12 rạng sáng ngày 13/5 hòng kiếm một suất cho con mình vào học trường này đã làm nhiều người "biết chuyện" phải ngạc nhiên.
Ngày mai, sự việc các bậc phụ huynh đạp đổ cánh cổng Trường Thực nghiệm sẽ chỉ còn là một câu chuyện đàm tiếu. Nhưng "bóng ma" của Trường Thực nghiệm sẽ còn ám ảnh nền giáo dục trừ phi người ta nhìn thẳng vào sự thật. Sự việc các bậc phụ huynh chen lấn xô đẩy đạp đổ cánh cổng Trường PTCS Thực nghiệm ở 50-52 phố Liễu Giai, Hà Nội đêm 12 rạng sáng ngày 13/ 5 hòng kiếm một suất cho con mình vào học trường này đã làm nhiều người "biết chuyện" (trong đó có người viết bài này) phải ngạc nhiên.

Xem thêm tại: http://hongchuyen.com/Dieu-gi-dang-xay-ra-sau-canh-cong-Truong-Thuc-nghiem/2817949
Hóng Chuyện - "toàn chuyện cả huyện kháo nhau"
Ngày mai, sự việc các bậc phụ huynh đạp đổ cánh cổng Trường Thực nghiệm sẽ chỉ còn là một câu chuyện đàm tiếu. Nhưng "bóng ma" của Trường Thực nghiệm sẽ còn ám ảnh nền giáo dục trừ phi người ta nhìn thẳng vào sự thật. Sự việc các bậc phụ huynh chen lấn xô đẩy đạp đổ cánh cổng Trường PTCS Thực nghiệm ở 50-52 phố Liễu Giai, Hà Nội đêm 12 rạng sáng ngày 13/ 5 hòng kiếm một suất cho con mình vào học trường này đã làm nhiều người "biết chuyện" (trong đó có người viết bài này) phải ngạc nhiên.

Xem thêm tại: http://hongchuyen.com/Dieu-gi-dang-xay-ra-sau-canh-cong-Truong-Thuc-nghiem/2817949
Hóng Chuyện - "toàn chuyện cả huyện kháo nhau"
Ngày mai, sự việc các bậc phụ huynh đạp đổ cánh cổng Trường Thực nghiệm sẽ chỉ còn là một câu chuyện đàm tiếu. Nhưng "bóng ma" của Trường Thực nghiệm sẽ còn ám ảnh nền giáo dục trừ phi người ta nhìn thẳng vào sự thật. Sự việc các bậc phụ huynh chen lấn xô đẩy đạp đổ cánh cổng Trường PTCS Thực nghiệm ở 50-52 phố Liễu Giai, Hà Nội đêm 12 rạng sáng ngày 13/ 5 hòng kiếm một suất cho con mình vào học trường này đã làm nhiều người "biết chuyện" (trong đó có người viết bài này) phải ngạc nhiên.

Xem thêm tại: http://hongchuyen.com/Dieu-gi-dang-xay-ra-sau-canh-cong-Truong-Thuc-nghiem/2817949
Hóng Chuyện - "toàn chuyện cả huyện kháo nhau"
Ngày mai, sự việc các bậc phụ huynh đạp đổ cánh cổng Trường Thực nghiệm sẽ chỉ còn là một câu chuyện đàm tiếu. Nhưng "bóng ma" của Trường Thực nghiệm sẽ còn ám ảnh nền giáo dục trừ phi người ta nhìn thẳng vào sự thật. Sự việc các bậc phụ huynh chen lấn xô đẩy đạp đổ cánh cổng Trường PTCS Thực nghiệm ở 50-52 phố Liễu Giai, Hà Nội đêm 12 rạng sáng ngày 13/ 5 hòng kiếm một suất cho con mình vào học trường này đã làm nhiều người "biết chuyện" (trong đó có người viết bài này) phải ngạc nhiên.

Xem thêm tại: http://hongchuyen.com/Dieu-gi-dang-xay-ra-sau-canh-cong-Truong-Thuc-nghiem/2817949
Hóng Chuyện - "toàn chuyện cả huyện kháo nhau"
Ngày mai, sự việc các bậc phụ huynh đạp đổ cánh cổng Trường Thực nghiệm sẽ chỉ còn là một câu chuyện đàm tiếu. Nhưng "bóng ma" của Trường Thực nghiệm sẽ còn ám ảnh nền giáo dục trừ phi người ta nhìn thẳng vào sự thật. Sự việc các bậc phụ huynh chen lấn xô đẩy đạp đổ cánh cổng Trường PTCS Thực nghiệm ở 50-52 phố Liễu Giai, Hà Nội đêm 12 rạng sáng ngày 13/ 5 hòng kiếm một suất cho con mình vào học trường này đã làm nhiều người "biết chuyện" (trong đó có người viết bài này) phải ngạc nhiên.

Xem thêm tại: http://hongchuyen.com/Dieu-gi-dang-xay-ra-sau-canh-cong-Truong-Thuc-nghiem/2817949
Hóng Chuyện - "toàn chuyện cả huyện kháo nhau"
Một nửa sự thật không phải là sự thật!
Đã hơn 10 năm nay, "Trường Thực nghiệm" chỉ còn là một... cái tên, không hơn không kém! Toàn bộ chương trình học và toàn bộ cách tổ chức cuộc sống của học sinh ở trong trường này đều là bản sao nguyên xi của tất cả các trường khác trong cả nước.
Khi công trình thực nghiệm Công nghệ Giáo dục (CGD) không còn nữa thì người ta thực nghiệm cái gì ở đây?! Điều gây ngạc nhiên nằm ở chỗ đến tận hôm nay vẫn còn nhiều đến thế những phụ huynh bị hấp dẫn bởi chữ "thực nghiệm"! Nếu đúng vậy thì đó phần nào là điều may mắn cho nền giáo dục nước nhà. Nhưng sự thực lại không phải vậy. Phụ huynh chọn trường này có lẽ bởi vì ngôi trường nằm trên một khu đất rộng ở một vị trí tuyệt đẹp. Hoặc giả ngôi trường này là nơi Ngô Bảo Châu - người đoạt Giải Fields danh giá từng theo học? Hoặc, hoặc và hoặc. Tất cả chỉ là phỏng đoán! Tâm lý hoang mang, hỗn loạn bao giờ cũng bắt nguồn từ sự việc kiểu như vậy - bắt nguồn sự không thể tìm thấy một câu trả lời thoả đáng cho một sự việc. Không thể tìm thấy một lời giải thích thấu đáo.
Than vãn uỷ mị lúc này về một hành động thực chất là bột phát của một đám đông, cũng chẳng để làm gì cả. Ở một thái cực ngược lại, những tiếng nói quyết liệt hơn, thậm chí "dữ tợn" chẳng hạn như cổ vũ cho hành động đạp đổ cổng và kêu đòi đạp đổ cả những "cánh cổng" khác nữa, cũng không phải là cách giúp đem lại câu trả lời. Tất cả vẫn chỉ là lên tiếng phẫn nộ hoặc tìm cách đổ lỗi chung chung...
 
Không ai biết được thực chất vấn đề nằm ở cái gọi là Chương trình năm 2000, gọi tắt là CT2000. Ngay cả sự lên tiếng của GS Hồ Ngọc Đại, cha đẻ của Công nghệ Giáo dục và Trường tiểu học Thực nghiệm Giảng Võ (trước đây), giờ cũng đã yếu ớt, khác hẳn tiếng nói đầy dũng khí của ông ngày nào: "Tại sao mô hình có rồi lại không nhân ra để phụ huynh khỏi chen lấn? Người ta đã đổ tiền tỷ vào làm CT 2000 để thu lại sự không bằng lòng của "khách hàng" là phụ huynh. Cuối cùng, đọng lại chỉ là thành tích của lợi ích nhóm".
Ngay cả phát biểu của Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học Lê Tiến Thành ngày 14/5 rằng "không thể triển khai đại trà mô hình trường Thực nghiệm" cũng chỉ là một phát biểu theo cách nói... cho có và mới chỉ là một nửa sự thật. Nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật!
Sự thật là bất cứ nền giáo dục nào trên thế giới cũng đều có các trường thực nghiệm. Đó là các trường tạm gọi là đi theo một đường lối giáo dục "mới hơn" so với nhà trường chính quy hiện hành. Các trường như vậy có thể được gọi bằng tên chung là một "progressive school" (trường tiến bộ) hoặc đôi khi được gọi thẳng thừng là một "experimental school" như trường hợp ở Việt Nam. Một trường thực nghiệm có thể thuộc sở hữu hoặc tư nhân hoặc một trường đại học hoặc một tổ chức giáo dục nào đó. Không có luật nào của bất cứ đất nước nào bắt buộc phải áp dụng đại trà một mô hình thực nghiệm giáo dục. Song, một nền giáo dục hoàn toàn có thể áp dụng đại trà một thực nghiệm thành công nào đó.
 
 
 
 
Điều gì đang xảy ra sau cánh cổng Trường Thực nghiệm?... và sự thật đáng buồn.
Sự thật rành rành là cho tới trước khi CT2000 ra đời thì nền giáo dục Việt Nam đã đi theo hướng "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa": Bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục làm ra và bộ sách giáo khoa của Công nghệ Giáo dục.
Sự thật là trong dịp tổng kết 10 năm thực hiện đại trà Công nghệ Giáo dục, báo Nhân dân đã đưa: "Lần đầu tiên trong giáo dục nước ta, có một công trình nghiên cứu giáo dục được triển khai thực nghiệm có hệ thống về cuộc sống của trẻ em ở nhà trường phổ thông ngay từ lớp 1, trên các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và giáo dục lối sống. Đến nay, công trình đã xây dựng xong toàn bộ cơ sở lý luận về công nghệ giáo dục và hiện thực hoá đến các bộ môn tiểu học." (Báo Nhân dân, 21/7/1995).
Sự thật là cho đến năm 2000, 43 tỉnh/thành trong cả nước đã chấp nhận sách giáo khoa của Công nghệ Giáo dục.
Sự thật không thể lảng tránh là: Câu trả lời cho câu hỏi về số phận của Công nghệ Giáo dục - "Điều gì đang thực sự xảy ra đằng sau cánh cổng Trường Thực nghiệm?" - có thể được trả lời và chỉ có thể được trả lời bởi những "kiến trúc sư" của Chương trình CT 2000! Vấn đề của mọi vấn đề nằm ở chỗ đó!
Sự thật đáng buồn là đùng một cái, năm học 2000-2001 theo Nghị quyết 40 của Quốc hội, cả nước chỉ dùng chung một bộ sách giáo khoa!
Và, sự thật đáng buồn nhất là tháng 5 năm 2008, Công nghệ Giáo dục đã bị khai tử bằng một "quyết định hành chính" do Thứ trưởng Bành Tiến Long ký - GS Hồ Ngọc Đại đã phải cay đắng thốt lên "Công nghệ Giáo dục đã bị bóp mũi cho chết" (lời GS Hồ Ngọc Đại trong diễn từ nhận giải Giáo dục của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh năm 2010).
Chẳng nhẽ số phận của một công trình thực nghiệm cải cách giáo dục liên quan đến hàng triệu trẻ em của đất nước và đã được chứng minh là thành công vậy mà rút cục lại được "giải quyết êm thấm", "nhẹ nhàng" đến vậy sao?
Ngày mai, sự việc phụ huynh đạp đổ cánh cổng Trường Thực nghiệm sẽ lắng xuống rồi dần chìm vào quên lãng. Niên học mới sẽ bắt đầu và sẽ chẳng còn ai nhớ lại sự kiện tuy nhỏ này nhưng chứa đựng trong đó biết bao câu chuyện, biết bao nỗi niềm. Và tất nhiên sẽ có không ít người đang nín thở chờ đợi cho câu chuyện đáng buồn này sớm lắng xuống. Ngày mai, sự việc phụ huynh đạp đổ cánh cổng Trường Thực nghiệm sẽ chỉ còn là một câu chuyện đàm tiếu. Nhưng "bóng ma" của Trường Thực nghiệm sẽ còn ám ảnh nền giáo dục trừ phi người ta nhìn thẳng vào sự thật. Sự thật không thể lảng tránh là: Câu trả lời cho câu hỏi về số phận của Công nghệ Giáo dục - "Điều gì đang thực sự xảy ra đằng sau cánh cổng Trường Thực nghiệm?" - có thể được trả lời và chỉ có thể được trả lời bởi những "kiến trúc sư" của Chương trình CT 2000! Vấn đề của mọi vấn đề nằm ở chỗ đó!
Đeo cả rổ huân, huy chương cốt chỉ để mấy anh thương mà cho vào?

5 nhận xét:

  1. - Một lời tựa "Nỗi đau từ chiến tranh và nỗi đau hòa bình”, một tấm ảnh trong đó một cựu chiến binh cộng sản, quân phục nhiêm chỉnh, với cả huy chương cùng huân chương trên ngực áo, bức ảnh có kèm theo một câu nói "Đề nghị đồng chí công an cho tôi qua, tôi thuộc diện ưu tiên" - Đó là những gì chúng tôi thấy trên trang mạng Dân Làm Báo hôm qua, chỉ vỏn vẹn bao nhiêu đó thôi, nhưng nó đã cuốn hút sự chú ý của chúng tôi, và có thể của cả nhiều người khác nữa với 77 ý kiến đóng góp.

    Có một thời sau năm 75, những cái như trong tấm ảnh này là một cái gì quen thuộc, người ta thường thấy, và rất thành công cho kẻ dụng kế, những tưởng nó thui chột, hay tan biến trong thời buổi đồng tiền mạnh hơn đồng chí. Không ngờ nó lại xuất hiện trong khung cảnh bát nháo, nơi cái cổng trường mà mấy hôm nay, lời dị nghị của dư luận mang cái cười như chửi, về tính thực nghiệm của con người mới hôm nay, cùng cái ưu việt của chế độ xã nghĩa mà “Bác” đã dày công. Nhưng xuất hiện hôm nay, nó mang cái thê thảm cho thân phận bị tụt giá – Bao chiến công một thời dâng đảng, đem lên bàn cân nó chỉ còn bằng mỗi xuất học lớp một cho đứa trẻ, mà phải trong tư thế “lòn” mới ngang bằng được cán cân.
    Chuyện năm xưa mấy chục năm rồi, ở miền bắc xã nghĩa biết bao nhiêu kẻ với cái hãnh tiến, khi nói câu ra ngõ gặp anh hùng vào nhà gặp liệt sĩ, mà mấy ai trong chúng ta không từng được nghe - Còn miền nam chẳng có ai lạ gì cái vênh váo của các ông tập kết luôn cái saccote đeo chéo một bên vai, nơi họ những gì hào quang như còn đọng tựa giọt sương khuya lúc mặt trời chưa lên. Thế rồi như bóng đêm biến dần trước ánh sáng ban ngày, những gì dối trá đã đến lúc bị lộ, và sự thật không cần phải che đậy nữa, ai cũng biết cả một dân tộc bị lừa, mọi người được nghe Lê Duẩn nói “chúng ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam”.


    Cái cờ Mác Lê đang cắm trên đất nước ta, ngay cả Nga và các nước Liên Xô cũ cũng đã ném nó vào sọt rác từ lâu - Từ cái tâm nô lệ, cái trí phục tòng đất nước đã rơi vào vòng kềm tỏa của phương bắc, và để cả một dân tộc không còn đối kháng, một chính sách cùng chủ trương được áp dụng khiến tất cả theo một lối sống thực dụng bầy đàn, mọi giá trị đạo đức dân tộc bị tha hóa. Trong cuộc chiến, sự mất mát của dân tộc quá lớn, nhưng nước Việt sau năm 1975 không được độc lập tự do, đã tốn biết bao xương máu để đoạt lấy lãnh thổ, mà nay đất nước đang rơi vào tay giặc Tàu, thử hỏi còn nỗi đau nào hơn?.


    Tất cả những cái chết trở thành vô nghĩa - Rồi những phản tỉnh phản hồi, những ly khai trả thẻ đảng, những gì lộng kiếng nay liệng cống, những người mẹ anh hùng liệt sĩ của chúng năm xưa nay khoác áo dân oan. Nhưng nợ súng đạn giết đồng bào người dân vẫn phải trả, và đất nước đã bị cắt dâng làm đẹp lòng đàn anh ngày nào ân nghĩa cưu mang.

    Trả lờiXóa
  2. Những cái đó hiện rõ trên tấm ảnh, nhất trên khuôn mặt người cựu chiến binh mặc cả quân phục, đeo cả huân chương huy chương, ông cúi lòn dưới tay người công an để được vào bên trong cánh cửa, trường thực nghiệm Liễu Giai Ba Đình Hà Nội hôm nay. Người post tấm ảnh này đã đặt lời tựa cho nó là “Nỗi đau từ chiến tranh và nỗi đau hòa bình”, xin phép cho chúng tôi đặt tên câu chuyện hôm nay là “Nỗi đau Dân Tộc”, từ hành động và nét mặt của người cựu chiến binh này mà chúng tôi có được cái ý đó.

    Không thể chối cãi được, là ông cựu chiến binh này đã ăn mày quá khứ, để mong được vào trong bằng sự chiếu cố, mà ông nghĩ mình với những huy chương mang theo trên áo như vậy ông phải hơn người và phải được ưu tiên(?). Cái ăn mày quá khứ này, chúng ta và người dân Việt hôm nay không một ai lạ gì, thấy nó rất quen thuộc nơi đảng cộng sản hôm nay, với những chiến thắng, những thành công cách mạng hoang tưởng, nào là bách chiến bách thắng, quang vinh, đế quốc Pháp Mỹ v.v… Để rồi ẩn vào đó mà cơ hội, không sai khi có người dân nói là Điện Biên Phủ và cái Lăng Ba đình đã nuôi sống đời cái Đảng cộng sản hôm nay.

    Đây không phải ý chúng tôi, muốn nói đến thứ chuyện dài XHCN, nhưng chắc quí vị đồng ý là lắm lúc ta không dừng được cái bực, trước một cái gì đó phản cảm - Vì rõ rệt ông cựu lính này trong suy nghĩ tự cho mình là một công thần của chế độ hay hơn nữa của đất nước. Nên đòi hỏi là phải được đặt trên những người khác, và phải được đối xử đặc biệt, nên khi được thỏa, nét mặt đã nói lên sự hài lòng của kẻ ích kỷ hạ nhân(!). Ăn bận như thế ông đã có chủ đích, nhưng ông đâu có biết rằng chỉ có những kẻ với đầu óc nô lệ mới dụng những phương thức vừa hèn vừa tham như thế. Ngày nay trên đất nước Việt biết cơ man nào những tay như thế - Có phải đó là những người của Đảng?.

    Những công thần của Đảng!!! chỉ một xuất học cho con trẻ mà đã cơ hội thế, nếu với những gì cao hơn, mà trong khả năng chắc chắn không tha từ, thế mới biết tại sao hôm nay trong nước có quá nhiều quan tham, từ trên xuống dưới từ bé đến lớn. Tham từ cục đá cảnh đến nhà vườn, đất ruộng của người dân, mà thói đời những kẻ thời cơ đạp lên kẻ khác để sống, lại là kẻ sẵn sàng làm tay sai nô lệ cho quyền lực và bạc tiền.

    Đất nước đang trên họa diệt vong, những Lê Chiêu Thống thời đại đã lòn dưới những tên Tầu cộng mà đội chúng lên - Những kẻ với quyền lực vay mượn ngoại bang, đang máng ách Bắc thuộc một lần nữa vào người dân Việt. Những con người với mũ mảng cân đai trên người, nhưng tư cách chỉ là thứ phường tuồng, con rối trong tay kẻ thù dân tộc.

    Trả lờiXóa
  3. Việc hàng trăm phụ huynh thức trắng đêm đội mưa xếp hàng trước cổng trường THCS Thực Nghiệm, Hà Nội, đợi xin cho con vào học lớp Một, khi trời sáng, cổng trường vừa hé mở thì xô lấn nhau tràn vào khiến cánh cổng sắt đổ sụp... Là một trong những sự việc làm nóng dư luận trong tuần qua.

    Báo chí đã mổ xẻ hiện tượng này khá nhiều, từ góc nhìn của nhiều phía-dư luận đối với sự việc, ý kiến của ban giám hiệu trường THCS Thực Nghiệm, của các nhà giáo dục, của GS-TSKH Hồ Ngọc Ðại - “cha đẻ” của mô hình trường Thực Nghiệm ở Hà Nội... Kể cả tâm sự của một trong những phụ huynh đã xếp hàng, chen lấn trong cái ngày cổng trường bị xô đổ...

    Nhiều người chê trách các phụ huynh, cho rằng đó là một hành động thiếu văn hóa, làm gương xấu cho con em. Có người còn đi xa hơn: Thật không thể hiểu nổi văn hóa của người Hà Nội ngày nay. Nào ngắt hoa, cướp hoa trong các lần hội chợ trưng bày hoa, nào phở quát cháo chửi, rồi bây giờ thì... chen lấn, xô đổ cả cổng trường để giành một chỗ học cho con.

    Xét ở góc độ tiêu cực, quả là đúng vậy. Nhất là trong số những phụ huynh xếp hàng kia có những người chỉ vì nghe theo người khác, vì trường có tiếng dạy tốt, thậm chí: Vì Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã từng học ở đây! Trong khi lên án nền giáo dục nặng về thành tích ở Việt Nam, chính phụ huynh cũng đã chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị như danh tiếng của ngôi trường.

    Thực tế, không chỉ riêng gì trường Thực Nghiệm Hà Nội, những trường mầm non, tiểu học có tiếng tốt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn... năm nào cũng có cảnh phụ huynh chen nhau tìm mọi cách xin cho con vào học. Nào thức đêm xếp hàng, cả nhà cùng xếp hàng, thuê người xếp hàng, ngủ gục, tranh thủ ăn uống trong lúc chờ... Nhà ở tuyến khác thì tìm người quen để nhờ vả hoặc chạy tiền...

    Không chỉ bắt con chạy nước rút ngay từ bậc tiểu học mà nhiều gia đình đã cho con đi học chữ, học trước chương trình từ “tiền lớp Một”, vì sợ khi vào lớp bị thua bạn bè!

    Tuy nhiên, số người cảm thông với các bậc phụ huynh trong câu chuyện này nhiều hơn. Bởi lỗi chính không nằm ở phụ huynh. Mà là nền giáo dục của Việt Nam.

    Có hai điều đáng nói: Một, phụ huynh đã quá ngán ngẩm với nền giáo dục nặng nề, quá áp lực về điểm số, thành tích... ở các ngôi trường công lập tại Việt Nam.

    Hai, như chính phụ huynh trong bài “Tôi 'sống sót' sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm” đăng trên VietNamNet đã bức xúc bày tỏ, và nhiều người khác cũng nói cùng một ý: Nếu mô hình cung cách giảng dạy ở trường Thực Nghiệm Hà Nội là tốt hơn, tại sao không nhân rộng ra nhiều ngôi trường khác, nhiều tỉnh thành khác để nhiều trẻ có cơ hội học, phụ huynh được chọn lựa, khỏi phải chen lấn khổ sở? Sao 30 năm nay vẫn là thực nghiệm?

    Trả lờiXóa
  4. Lại đụng đến bệnh bảo thủ, thói sĩ diện, tư duy xơ cứng của phần đông các quan chức nói chung và ngành giáo dục nói riêng, không muốn thừa nhận bất cứ cái gì sai, lạc hậu. Ở đây là không muốn thừa nhận chương trình giáo dục tại trường Thực Nghiệm có nhiều điểm tốt hơn các trường công lập. Xem cách trả lời của một số quan chức ngành giáo dục trong bài “Sao không nhân rộng mô hình thực nghiệm?” trên báo Thanh Niên thì đủ hiểu.

    Song, còn đáng nói hơn nữa, là hãy xem những ưu điểm gì của trường Thực Nghiệm khiến nhiều bậc phụ huynh khen ngợi và muốn cho con em vào học?

    Ðây là tâm sự của người trong cuộc qua bài “Tôi 'sống sót' sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm” kể trên. Phụ huynh chen nhau xin cho con vào trường Thực Nghiệm vì những lý do rất đơn giản-có sân trường cho con chơi, không bị áp lực về điểm-được xơi “ngỗng” vô tư, không phải học thêm, chương trình tốt hơn, chương trình ngoại khóa tốt hơn.

    Hay phát biểu của chính ban giám hiệu trường, của GS Hồ Ngọc Ðại khi trả lời báo chí sau vụ việc vừa qua cũng vậy. Ðó là học sinh học tại đây không phải lo nghĩ về việc có cần phải học thêm tại nhà cô giáo, ngày lễ, Tết có phải tới nhà cô không, thầy cô hiền lành không mắng chửi học sinh. Nhà trường để cho các em được phát triển một cách tự nhiên, được là chính mình, dạy trẻ biết tự trọng và tự chủ. Không có thi đua, không có xếp loại...

    Toàn là những điều rất bình thường, tự nhiên ở các nền giáo dục tiểu học, trung học ở các nước phát triển, nhưng là sự khác thường, đặc biệt ở Việt Nam! Có nghĩa là giáo dục ở Việt Nam là một nền giáo dục có nhiều điểm bất bình thường, rằng tâm lý, quan điểm dạy và học (phổ biến) ở Việt Nam lâu nay là bất bình thường.

    Người viết bài này đang sống ở Na Uy, và có người thân, họ hàng, bạn bè sống tại nhiều quốc gia phát triển khác. Có thể chắc chắn rằng chuyện cho con đi học chữ từ trước khi vào lớp Một, chuyện chen nhau xin vào trường tốt, trường chuyên, trường điểm ngay từ cấp một, cấp hai, cấp ba, đua nhau dạy thêm học thêm suốt bậc tiểu học, trung học... chỉ có ở Việt Nam.

    (Và có thể ở Trung Quốc, nơi áp lực học tập và bệnh thành tích trong giáo dục, xã hội cũng vô cùng nặng nề, bởi hai xã hội, hai mô hình thể chế chính trị tương đồng nên những “căn bệnh” cũng giống nhau.)

    Ở Na Uy, học sinh tiểu học, trung học đi học với tâm lý hết sức thoải mái. Bậc tiểu học chưa tính điểm. Không có trường chuyên, trường điểm, mọi ngôi trường ở mọi thành phố dù lớn hay nhỏ đểu có điều kiện học và dạy y như nhau. Không có áp lực về điểm-giáo viên không bao giờ công bố điểm của học sinh trước lớp, điểm của em nào chỉ em đó biết. Không có bệnh thành tích. Ở bậc tiểu học, trẻ học ở trường là xong, không có bài tập về nhà, hoặc nếu có cũng rất ít.

    Và tại nhiều quốc gia phát triển cũng vậy. Nhưng có phải vì vậy mà học sinh của họ dở hơn hay nền giáo dục của Việt Nam tốt hơn không?

    Trả lờiXóa
  5. Nếu Việt Nam cũng xóa bỏ trường chuyên, trường điểm ở bậc tiểu học, trung học, điều kiện dạy và học y nhau ở mọi nơi thì sẽ khỏi có sự tranh giành, lo lót chạy tiền để vào trường nào tốt hơn. Ðiều này vừa tạo nên sự công bằng trong xã hội.

    Hiện nay cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học giữa các thành phố lớn và tỉnh nhỏ, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số... rất khác nhau, khiến các em ở tỉnh lẻ, thôn quê bị thiệt thòi ngay từ khi bước chân đến trường.

    Nếu không tạo áp lực thành tích, điểm số... thì các em khỏi phải đi học thêm. Dành thì giờ đọc sách, tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, có những kiến thức khác hơn chỉ là mớ kiến thức chết ở trường.

    Chương trình học cần giảm tải hơn nữa. Sách giáo khoa nên được soạn lại để bắt nhịp với thế giới, những quan điểm lạc hậu, kiến thức sai lệch nên bỏ đi, nhất là phải làm cho những môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Ðịa... hấp dẫn hơn. Hiện nay những môn này quá chán khiến các em không muốn học, ở bậc đại học những ngành này luôn ít người thi vào, khiến cơ cấu ngành nghề trong xã hội bị lệch, v.v.

    Và còn rất nhiều điều nữa mà khuôn khổ ngắn ngủi của một bài báo không thể nói hết.

    Làm sao để chuyện đi học, dạy học thực sự là niềm vui chứ không phải là nỗi cực nhọc, sợ hãi, thậm chí đày đọa cả học sinh lẫn phụ huynh như hiện nay. Làm sao để môi trường giáo dục trở lại trong lành, đẹp đẽ, bớt “bệnh này tật kia”.

    Nhưng những chuyện này chúng ta đã nói nhiều lắm rồi từ mấy chục năm nay vẫn không thay đổi. Phụ huynh có thể xô đổ một cánh cổng nhưng làm thế nào người dân xô đổ được những “cánh cổng” lạc hậu, bảo thủ trong tư duy của các quan chức-thật vô cùng khó khăn.

    Một nền giáo dục tồi ảnh hưởng đến con người và xã hội ra sao hãy nhìn lại sự xuống đốc của xã hội lâu nay về mặt văn hóa, đạo đức, chất lượng/trình độ sinh viên, công nhân viên chức, chất lượng/trình độ cán bộ, quan chức...

    Và một hệ quả nhãn tiền khác là nạn tị nạn giáo dục, chảy máu chất xám đã và đang diễn ra. Thành ra người Việt Nam dưới thời lãnh đạo “ưu việt” của đảng và nhà nước cộng sản không chỉ phải tị nạn chính trị, tị nạn kinh tế mà cả tị nạn về giáo dục!
    Song Chi

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips