Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

"Tiếng thét" 120 triệu Mỹ kim

Bức tranh mô tả hình một người đang bịt tai, miệng như đang la hét. Nhiều người cho rằng bức tranh này diễn tả những lo lắng hiện hữu trong cuộc sống
Bức tranh Tiếng thét của họa sỹ Na Uy Edvard Munch. Trong bốn tranh cùng chủ đề, đây cũng là bức được cho là màu sắc sống động nhất.
Trên khung tranh, có cả lưu bút của chính họa sỹ, nói về việc sáng tác bức tranh này.
Bức tranh được mang ra đấu giá trong một phiên tổ chức vào buổi tối giờ New York. Lựa chọn thời điểm này là có ý hướng đến các nhà sưu tầm giàu có ở Á châu, mà giờ này mới vừa thức dậy.
Bảy người mua thi nhau trả giá từ con số khởi điểm là 40 triệu đôla, và giá bức tranh cứ thế mà tăng dần dần.
Cuộc đua gay gắt nhất là giữa hai người mua trên điện thoại, kéo dài tới 12 phút. Và cuối cùng bức tranh biểu tượng cho sự hoang mang tuyệt vọng của con người đã được ngã giá cao kỷ lục là 120 triệu đôla, cao hơn nhiều con số 80 triệu mà các nhà tổ chức đấu giá trông đợi.
'Tiếng thét' đã trở nên một trong các tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất ngày nay.
Cùng với bức Mona Lisa của Leonardo da Vinci, đây là bức tranh được nhiều người biết tới nhất.
Edvard Munch
1863 - 1944


Theo Reuters, tác phẩm này sáng tác năm 1895 và hiện thuộc sở hữu của doanh nhân người Na Uy Petter Olsen.
Cha của Olsen là người bạn, hàng xóm và là người thân thiết với họa sĩ Edvard Munch. Gia đình Olsen đã lưu giữ nhiều tác phẩm của Edvard Munch khỏi sự hủy diệt trong thời Đức quốc xã.
Simon Shaw, phó chủ tịch đồng thời là người đứng đầu bộ phận nghệ thuật theo trường phái ấn tượng và hiện đại của hãng Sotheby ở New York, đã mô tả tác phẩm này là “một trong những công trình nghệ thuật quan trọng nhất thuộc sở hữu tư nhân chứ không phải bảo tàng”.
“Do hiếm khi một tác phẩm quý như thế này đến với thị trường nên rất khó dự đoán giá trị của bức The Scream nhưng chúng tôi dự đoán giá có thể vượt quá 80 triệu USD. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu bậc nhất, có lẽ chỉ đứng thứ hai sau Mona Lisa của Leonardo Da Vinci”, ông Simon nói.
Bức tranh này từng được đăng trên trang bìa của tạp chí Time vào năm 1961. Trên khung của bức tranh có dòng chữ viết tay của Edvard Munch với nội dung: “Bạn bè tôi đi phía trước. Tôi vẫn còn phía sau. Run lên vì lo lắng, tôi cảm thấy một tiếng thét giữa thiên nhiên”.
Doanh nhân Petter Olsen cho biết số tiền thu được từ bức tranh sẽ được ông sử dụng cho việc xây dựng một bảo tàng, trung tâm nghệ thuật và khách sạn tại trang trại của ông ở Na Uy.
Ngoài phiên bản này còn có ba phiên bản khác hiện nằm trong bộ sưu tập tranh của bảo tàng nghệ thuật Na Uy, trong đó có hai phiên bản từng bị mất trộm.
Vào năm 1994, hai tên trộm đã đột nhập Thư viện Quốc gia Na Uy ở Oslo lấy cắp bức phiên bản năm 1893. Rất may là tác phẩm này được tìm thấy và trả về thư viện vào cuối năm đó.
Một thập kỷ sau, các tay súng bịt mặt đã đánh cắp phiên bản năm 1910 của The Scream từ Bảo tàng Munch, cũng ở Oslo. Hai năm sau, tác phẩm này được thu hồi và trả về cho bảo tàng sau đó được mang ra triển lãm trong năm 2008.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips