Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Barack Obama kêu gọi đừng quên...

WASHINGTON (NV) - Lên tiếng nhân ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi “đừng quên những người khác như blogger Ðiếu Cày” - một trong ba thí dụ ông nêu ra về tình trạng đàn áp báo chí trên thế giới.
Lời lên tiếng được đăng trên trang mạng WhiteHouse.gov của Tòa Bạch Ốc hôm 3 tháng 5 và được tòa đại sứ Hoa Kỳ dịch ra tiếng Việt và công bố tại Việt Nam. Ngày 4 tháng 5, tòa án tại Việt Nam thông báo hoãn phiên xử blogger này.
“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc tạo ra những nền dân chủ bền vững và các xã hội thịnh vượng,” Tổng Thống Obama nói. Nhưng ông tiếp, “các vụ bắt bớ và giam giữ tùy tiện các nhà báo vẫn diễn ra trên toàn cầu.”
Tổng Thống Obama nêu 3 trường hợp cụ thể: Nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận Mazen Darwish, bị cầm tù tại Syria; blogger Ðiếu Cày; và nhà báo Dawit Isaak ở Eritrea bị biệt giam hơn 10 năm nay.
Ông nói, “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Ðiếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.”
Tổng Thống Obama cũng nói tới những nhà báo tuy chưa bị bắt nhưng bị đe dọa hay quấy nhiễu, hoặc bị kiểm duyệt gắt gao, như nhà báo Cesar Ricaurte người Ecuador, nhà hoạt động dân chủ lưu vong Natalya Radzina người Belarus, và blogger Yoani Sanchez người Cuba (3 ảnh trên)
“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới,” ông nói, “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy nắm bắt sự hứa hẹn đó bằng cách công nhận vai trò cốt yếu của một nền báo chí tự do và tiến hành những bước đi để tạo ra các xã hội trong đó các nhà báo độc lập có thể làm việc tự do và không sợ hãi.”
Ông nêu lên mối nguy hiểm khi mất tự do báo chí: “Cho dù nguyên nhân là gì, khi các nhà báo bị doạ dẫm, tấn công, bỏ tù, hay biến mất, các cá nhân bắt đầu tự kiểm duyệt, nỗi sợ hãi thay thế cho sự thật, thì tất cả các xã hội chúng ta đều đau khổ.”
Blogger Ðiếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải, là một blogger sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ông tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Năm 2008, ngay trước khi đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh rước qua Việt Nam, ông bị bắt, bị kết tội “trốn thuế” và tuyên án 30 tháng tù. Khi mãn án tháng 10 năm 2010, ông bị bắt lại không được thả, và bị biệt giam không liên lạc được với gia đình từ đó tới nay.
Blogger Ðiếu Cày hiện đang bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cùng bị truy tố với ông có blogger AnhBaSG tức Phan Thanh Hải, và nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Ngày xét xử được thông báo là 15 tháng 5, nhưng đến khoảng 3 giờ chiều ngày 4 tháng 5, giờ Việt Nam, thư ký của Tòa gọi điện báo cho luật sư đại diện Điếu Cày cho biết phiên xử "sẽ hoãn lại."
Nhiều tổ chức nhân quyền thế giới từng kêu gọi trả tự do cho Ðiếu Cày, kể cả Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới, và Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo.
Nguồn:

1 nhận xét:

  1. Tuyên bố của Cao uỷ Liên minh châu Âu, bà Catherine Ashton nhân ngày Tự do báo chí quốc tế, 3/5/2012
    “Tự do thể hiện, như một quyền thiêng liêng trong Tuyên bố về Quyền con người, cho phép mỗi có nhân có quyền đưa ra ý kiến mà không bị ai can thiệp, quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến thông quan mọi phương tiện truyền thông không phân biệt từ tuyến nào. Nhân ngày tự do báo chí quốc tế, EU nhắc lại những nguyên tắc này và tỏ lòng ngưỡng mộ những ai dám chiến đấu cho tự do thể hiện và tự do báo chí cũng như các phương tiện truyền thông tự do, đa chiều.
    Hành vi kiểm duyệt và đe doạ đối với các biên tập viên, nhà văn, nhà báo và blogger là không thể chấp nhận, cũng như không thể chấp nhận việc sử dụng bạo lực và hành vi bắt bớ giam cầm họ. EU khuyến khích việc làm dũng cảm của các nhà báo, những người thường phải làm việc trong điều kiện hết sức hiểm nghèo tiếp tục cung cấp các thông tin độc lập. EU kêu gọi tất cả các quốc gia đảm bảo an toàn cho các nhà báo và tạo điều kiện cho họ được thực hiện vai trò quan trọng đặc biệt trong việc đưa thông tin và bình luận về các sự kiện một cách độc lập mà không sợ bị đe doạ hay trừng phạt.
    Tự do thể hiện còn được mở rộng trên internet và các phương tiện truyền thông khác, và EU cương quyết phản đối mọi sự hạn chế vô lý đối với những phương tiện đó.
    http://europa.eu/newsroom/press-releases/index_en.htm#7-10
    EUROPEAN UNION EN
    Brussels, 3 May 2012
    9487/12
    PRESSE 188
    Declaration by the High Representative, Catherine Ashton, on
    behalf of the European Union on the occasion of World Press
    Freedom Day, 3 May 2012
    “Freedom of expression as enshrined in the Universal Declaration of Human rights entails everyone’s right to hold opinions without interference and to seek, receive and impart
    information and ideas through any media and regardless of frontiers. On the occasion of
    World Press Freedom day, the European Union recalls these principles and pays tribute to all those who fight for the respect of freedom of expression and for free, pluralistic press and other media.
    Censorship and harassment of editors, writers, journalists or bloggers are unacceptable, as are the use of violence and state induced arrests inflicted upon them. The EU commends the courageous work of journalists who, in often highly precarious conditions, continue to provide independent information. The EU calls on all states to guarantee the safety of journalists and to allow them to carry out their vital role of reporting and commenting on events in an independent manner without fear of violence and recrimination.
    Freedom of expression also extends to the internet and other media, and the EU is firmly opposed to any unjustified, disproportional restrictions of access to or use of these media.”
    Nguồn: Mai Ngọc/nhận xét trong blog Huỳnh Ngọc Chênh.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips