Chiều 25/10, Thượng tá Phạm Duy Diên,
Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Công an thành phố Hải Phòng trong buổi trả lời phỏng vấn của báo chí đã nói về lý do bắt ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên PCT huyện Tiên Lãng:
Ngày 5/1/2012, khi tổ chức cưỡng chế, ông Khanh là người chỉ đạo trực tiếp, ra lệnh cho tổ cưỡng chế phá dỡ các công trình trên tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn. Ông Khanh còn là người gọi điện thoại thuê máy ủi đến hiện trường để phá dỡ nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Đến nay, ông Khanh vẫn chưa nhận thức được hành vi của mình, loanh quanh chối tội, đổ tội cho người khác; không cộng tác với cơ quan điều tra. Trong khi đó, tội “Hủy hoại tài sản” theo khoản 3, Điều 143 Bộ luật Hình sự là rất nghiêm trọng, mức án rất cao (từ 7 đến 15 năm). Do vậy, cần phải bắt giam để điều tra theo quy định của pháp luật.
Trả lời câu hỏi vì sao không bắt 3 đồng phạm Phạm Xuân Hoa (Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường Huyện), Phạm Đăng Hoan (Bí thư Xã) và Lê Thanh Liêm (Chủ tịch xã) Ngài Thượng tá cho biết:
Ngay khi có quyết định khởi tố vụ án, các ông Hoa, Hoan, Liêm đã có thái độ thành khẩn khai báo, nhận rõ hành vi phạm tội của mình và sẵn sàng tự giác bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Kết quả điều tra cũng cho thấy ông Hoa, Hoan và Liêm cùng một số người khác chỉ là người thực hiện chỉ đạo của cấp trên. Do vậy, không cần thiết phải tạm giam. Đất Việt
Danh
tướng Cống rộc: Đúng vậy! Khi tôi điều thêm quân có mặt tại hiện
trường thì các đối tượng đã rút khỏi đó. Cũng may là chúng đã rút rồi, nếu
không chúng tôi buộc phải dùng biện pháp mạnh để trấn áp, hậu quả có thể sẽ
nghiêm trọng hơn. Hôm ấy, cả tôi và 4 đồng chí Phó giám đốc (Sở công an) đều trực tiếp có mặt
ở hiện trường để chỉ đạo tác chiến. Chúng tôi đã tính đến phương án xấu nhất
nên phải chuẩn bị đầy đủ súng, đạn rồi. Khi tôi có mặt, chưa nhận định được các
đối tượng đã rút khỏi đó nên mọi phương án tác chiến vẫn được triển khai.
Trong sự vụ này, 2 trung đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động xuống hiện trường phối kết hợp với lực lượng ở đồn biên phòng phục ngoài bờ sông. Ngoài ra còn lực lượng cảnh sát bảo vệ... Rất may là người dân xung quanh ủng hộ cho việc cưỡng chế.
Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng, nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng, đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả. (vov-Giam-doc-CA-Hai-Phong-noi-ve-vu-no-sung)
Trong sự vụ này, 2 trung đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động xuống hiện trường phối kết hợp với lực lượng ở đồn biên phòng phục ngoài bờ sông. Ngoài ra còn lực lượng cảnh sát bảo vệ... Rất may là người dân xung quanh ủng hộ cho việc cưỡng chế.
Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng, nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng, đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả. (vov-Giam-doc-CA-Hai-Phong-noi-ve-vu-no-sung)
Hay thằng sâu này...
Đỗ Trung Thoại “Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bình và bức xúc quá nên làm vậy. Nhiềungười dân không đồng tình với việc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai”.
Đỗ Trung Thoại “Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bình và bức xúc quá nên làm vậy. Nhiềungười dân không đồng tình với việc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai”.
Sâu này: Nguyễn
Văn Thành: “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà
ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão
thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch - trốn nợ thuế -
không có tý công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho ông Vươn...”
Cơm thêm: Dân Tiên Lãng vẫn chưa lãng quên ông Giáo sư Di lặc này...
Hải Phòng giải quyết vụ Tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn một cách hết sức chậm chạp và gây bất bình.
Trả lờiXóaĐảng chỉ đạo
Việc khởi tố 4 viên chức cấp thấp trong đó bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó chủ tịch Huyện Tiên Lãng về việc phá hoại tài sản của anh em họ Đoàn đã gặp khá nhiều dư luận trái chiều từ báo chí và người dân.
Báo Dân Việt điện tử ngày 25/10 đặt vấn đề: “Nếu chỉ dừng lại ở ông Khanh và cấp dưới của ông mà không xem xét trách nhiệm đối với Bí thư Huyện ủy Bùi Thế Nghĩa (với tư cách người đứng đầu cơ quan Đảng) và Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền (với vai trò là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chính quyền) thì dư luận chưa thể đồng tình.”
Theo cơ chế chính trị ở Việt Nam, Đảng mới là người chỉ đạo chính quyền là người thực thi. Do vậy vụ cưỡng chế đầm thủy sản của gia đình Đoàn Văn Vươn và những việc liên quan có trách nhiệm chính là Đảng ủy Tiên Lãng.
Đáp câu hỏi của chúng tôi về việc chỉ truy tố 4 nhân vật cấp thấp trong đó có nguyên Phó chủ tịch Huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh có là sót người lọt tội? LS Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định:
“Trách nhiệm của cấp ủy Đảng chắc chắn phải được xem xét đến và chắc chắn trách nhiệm về mặt hành chính là phải xem xét đến. Để những việc xảy ra như thế này thì sẽ phải được làm một cách nghiêm túc thực hiện nghị quyết Trung ương 6. Ở đây trách nhiệm hình sự ông Khanh bị bắt vì là người trực tiếp làm việc này, còn lại người ta sẽ cá thể hóa các hình phạt sau khi xem xét một cách toàn diện.
Cho nên trách nhiệm của Bí thư, của Chủ tịch, của Phó Chủ tịch, của cấp ủy ở đây cũng phải được xem xét một cách toàn diện. Tôi nghĩ đây mới chỉ là bước đầu và nó sẽ được sáng tỏ và còn một lớp nữa, sau khi điều tra xong thì Viện Kiểm sát sẽ xem xét lại và quá trình tranh tụng nữa thì nó sẽ làm sáng tỏ việc này. Đây mới chỉ là bước đầu để điều tra, cần phải có cái nhìn toàn cục.”
Báo Dân Trí điện tử, bản tin trên mạng ngày 23/10 đã trích ý kiến bạn đọc với bài: “Diễn tiến mới vụ Tiên Lãng: Dân nói “vẫn Quýt làm Cam chịu”. Tờ báo dẫn nhập: “chưa bao giờ chiếm vị trí chủ đạo trong hàng ngàn ý kiến người dân lại tỏ rõ sự bất bình, cảm thương và xót xa cho số phận của 1 con người có thể nói cũng đã có chức có quyền, nhưng lại vướng phải vòng lao lý theo cách…khó hiểu như vậy.”
Theo Dân Trí, tuy trực tiếp liên quan đến vụ cưỡng chế đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, song riêng ông Nguyễn Văn Khanh dù khi đó giữ vị trí Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, lại không bị dân kể tội hoặc ca thán. Trái ngược lại, nhiều ý kiến người dân địa phương còn nêu rõ cái thế trở đi mắc núi, trở lại vướng sông của vị phó này. Đó là ông Khanh từng phản đối việc cưỡng chế, song lại không đủ dũng cảm từ chối khi bị chỉ định đầy chông gai phải đứng mũi chịu sào trong vụ việc gây nhiều hệ lụy và tai tiếng ở Tiên Lãng. Nhà báo Dân Trí nhấn mạnh “để rồi giờ đây khi hay tin ông bị bắt tạm giam, đa số ý kiến bạn đọc đều cho rằng lại một kiểu “cờ bí thí tốt” hay nói cách khác vẫn lại Quýt làm Cam chịu.”
Trả lờiXóaChỉ trong một bài báo trên Dân Trí điện tử, đã có đến 18 ý kiến bạn đọc bày tỏ sự bất bình. Độc giả Nguyễn Đăng Bình góp ý “ Quá thất vọng! Con cá lớn nhất thì lại lọt lưới”. Còn bạn đọc Nguyễn Anh Vũ thì đầy bức xúc: “Đây không phải là thí tốt đây là trù úm, vùi dập người đối kháng. Xin chia buồn với anh Khanh và gia đình.” Bạn đọc Dân Trí Hồng Long còn đưa nhận định đi xa hơn: “Không phải thí tốt đâu các bạn ơi. Cái này là 1 phát trúng 2 mục tiêu. Vừa mang ông Khanh ra làm con tốt chịu tội, vừa triệt được cái gai trong mắt tập đoàn tham nhũng ở đó. Thêm một người tốt phải vào tù.”
Dân Trí điện tử nhận định: “Thêm bao tiếng nói từ chính mảnh đất Hải Phòng nói chung cũng như Tiên Lãng nói riêng, bày tỏ thay cho những nỗi niềm khó khăn của vị phó xem ra được lòng dân và cấp dưới nhưng mất lòng cấp trên, bị đẩy vào tâm bão…”
Theo Dân Việt, bản tin trên mạng ngày 24/10/2012, trước khi bị bắt ông Nguyễn Văn Khanh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Nông thôn Ngày nay về vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012. Đại ý ông Khanh cho biết quan điểm của ông là tiếp tục cho ông Vươn thuê đất và không thu hồi, mọi phiên họp bàn về cưỡng chế ông không có mặt. Khi được chỉ định làm trưởng ban cưỡng chế thì ông phải chấp hành. Đối với hậu quả xảy ra vụ Tiếng súng Hoa Cải ngày 5/1/2012 ,sau khi cưỡng chế, ông Khanh cùng đoàn công tác đã lập biên bản bàn giao 19,3 héc-ta đất cho xã Vinh Quang quản lý, kiểm kê tài sản đầm, bảo vệ sau cưỡng chế. Ông Khanh thừa nhận, trong quá trình thực hiện công vụ cũng có những sai sót nhất định, nhưng vào ngày 6/1/2012 tức 1 ngày sau vụ cưỡng chế, ông hoàn toàn không chỉ đạo phá nhà ông Đoàn Văn Quí và căn nhà này nằm bên ngoài khu vực cưỡng chế.
Chính quyền thực thi
Trả lờiXóaVẫn theo Dân Việt điện tử, ông Vũ Văn Luân Thư ký Liên chi hội thủy sản nước lợ Tiên Lãng nói với nhà báo rằng: “Ông Khanh không phải không có lỗi, nhưng cái lỗi này do cơ chế đẻ ra. Biểu hiện là ngày 8/10/2010, sau khi lắng nghe ý kiến của người dân và Liên chi hội, ông Khanh đã phát hiện bất cập trong việc thu hồi và lên tiếng phản đối việc cưỡng chế đầm.” Ông Luân nhấn mạnh: “Ngày 5/1/2012 ngày cưỡng chế là hệ lụy của ngày 8/10/2010, bởi do ông Khanh là người phản đối, nên dù không phải là Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp, nhưng ông Khanh vẫn được giao làm trưởng đoàn cưỡng chế. Ông Khanh bị đẩy vào thế tiến thoái lưỡng nan từ chủ trương của Thường vụ và UBND huyện Tiên Lãng. Với những gì ông Khanh đã làm cho thấy ông ấy không đáng phải chịu tội, người dân chẳng trách ông ấy nhiều.”
Trả lời Mặc Lâm Đài ACTD, ông Vũ Văn Luân thư ký Liên chi hội thủy sản nước lợ Tiên Lãng nhận định:
“Trong vụ này Huyện ủy người ta đã có nghị quyết do đó nếu ông Khanh không thực hiện vai trò trách nhiệm của mình thì ông Khanh sẽ bị kỷ luật về đảng. Đây là một vấn đề nhức nhối làm cho tất cả các đảng viên không chống lại được nghị quyết kể cả biết nghị quyết này là sai trái.”
Báo điện tử Người Lao Động, bản tin trên mạng ngày 24/10 có bài “Vụ Tiên Lãng: Gia đình ông Vươn không trách ông Khanh”. Tờ báo trích lời bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn và bà Phạm Thị Báu tức Hiền là vợ ông Đoàn Văn Quý cho biết hai gia đình không trách ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Hai gia đình này đánh giá ông Khanh trước đó là người đã ủng hộ chủ trương có lợi cho các hộ nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Họ cho rằng ông Khanh cũng là “nạn nhân” trong vụ cưỡng chế này. Do vậy bà Thương bà Hiền từng kiến nghị giảm kỷ luật cho ông Khanh vào lúc ông bị cách chức.
Xin nhắc lại vụ cưỡng chế đầm thủy sản của gia đình Đoàn Văn Vươn xảy ra vào ngày 5/1/2012 với lực lượng hàng trăm công an và bộ đội địa phương. Những nạn nhân bị thu hồi đất đã dùng súng hoa cải và bom gas tự chế để chống trả làm bị thương 4 công an và 2 bộ đội. Toàn bộ gia đình Đoàn Văn Vươn bị truy tố, trong đó 4 người đàn ông bị cáo buộc tội danh giết người và chống người thi hành công vụ vẫn đang bị giam chờ ngày ra tòa.
Trả lờiXóaVụ án Tiếng súng hoa cải trở thành đề tài thời sự nóng trong suốt một thời gian dài và cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xem xét nội vụ và tuyên bố là chính quyền Hải Phòng tiến hành cưỡng chế trái pháp luật. Nhiều quan chức Huyện Tiên Lãng bị cách chức nhưng sau đó được điều chuyển công tác. Đến ngày 22/10/2012 Cơ quan cảnh sát điều tra Hải Phòng khởi tố 4 cán bộ về tội danh hủy hoại tài sản của công dân. Trong đó ông Nguyễn Văn Khanh nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị bắt tạm giam, 3 người còn lại được tại ngoại gồm ông Phạm Xuân Hoa nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Phạm Đăng Hoan, nguyên nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang.
Báo chí cũng như người dân địa phương phản ánh quan điểm là phải truy cứu trách nhiệm hình sự những người có trách nhiệm thực sự trong việc ra quyết định cưỡng chế đó là ông Lê Văn Hiền nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư huyện ủy Tiên Lãng.
Chúng tôi xin lập lại lời LS Nguyễn Văn Hậu, phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, ông tin rằng cuối cùng công lý sẽ được thực thi và không thể chối bỏ trách nhiệm của Đảng ủy cũng như Chính quyền Tiên Lãng. Nhưng nhiều người trong báo giới không có được sự lạc quan này. Họ cho rằng, Vụ án Tiếng súng Hoa cải cũng có thể đi vào quên lãng theo một kiểu thức nào đó khi gia đình Đoàn Văn Vươn thật sự mất hết đất. Báo Tuổi Trẻ Online ngày 25/10 đưa tin, gia đình Đoàn Văn Vươn chỉ được tiếp tục thuê đất khu đầm trong thời hạn 5 năm chứ không phải là 20 năm như nguyện vọng.
...ông Khanh khẳng định không ra lệnh, chỉ đạo phá nhà ông Vươn, Quý. Do đó, ông Khanh kính mong các cán bộ, cơ quan liên quan TP. Hải Phòng hãy xem xét trách nhiệm vụ án đúng người, đúng tội, thấu tình, đạt lý cho ông.
Trả lờiXóaĐồng thời, kêu gọi các cán bộ huyện liên quan đến vụ việc, đặc biệt là ông Hiền, Nghĩa thức tỉnh lương tâm, nhận trách nhiệm về những sai phạm của mình để tránh oan sai cho người khác. “Nếu một nhóm người là “nghi can” đều là anh em, người thân và có cùng lợi ích câu kết dồn tội cho tôi (Trưởng ban) mà tôi bị thiệt thòi thì sự việc sẽ diễn biến phức tạp hơn” - ông Khanh viết.
Bên cạnh đó, qua bức thư ông Khanh cũng kính mong cán bộ và các cơ quan chức năng TP. Hải Phòng xem xét đến thân nhân cũng như sự cống hiến của gia đình cho độc lập dân tộc, cho xã hội mà xem xét lại, tránh oan sai thêm một lần nữa cho ông.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Ông Lương Minh Ngọc, thượng tá công an mới nghỉ hưu nói với tôi như vậy. Ông quê Tiên Lãng vào miền Nam trước giải phóng, nay vẫn nhớ quê và theo sát vụ Đoàn Văn Vươn, mà ông cho rằng đó là một vết nhơ, làm xấu hổ dân Tiên Lãng.
Trả lờiXóaTôi hỏi vì sao chết lão khanh”, ông Ngọc nói:
- Thì công an Hải Phòng họ nói rành rành ra đó còn gì? Này nhá, trong quyết định cưỡng chế đầm tôm của Đoàn Văn Vươn, số 3312-QD/UBND, ngày 25-11-2011, do Chủ tịch Lê Văn Hiền ký không có nội dung phá nhà ông Vươn, nhưng trong thông báo số 225-TB/BCĐ ông Khanh ký ngày 28-12- 2012, lại phân công người tháo dỡ hai nhà trông tôm của ông Vươn, và chính ông Khanh trực tiếp gọi điện kêu máy ủi tới ủi nhà.
Ngừng một lúc, ông Ngọc nói tiếp:
- Tôi bảo đảm với anh rằng, tất cả những tình tiết có lợi cho ông Khanh đã được dọn dẹp sạch rồi. Khi người ta công bố trước báo chí rằng, chưa lần nào ông Khanh phản đối quyết định cưỡng chế, và ông Khanh “không hợp tác với cơ quan điều tra, loanh quanh chối tội, đổ tội cho người khác”là án tại hồ sơ rồi!
- Thế nghĩa là đúng người, đúng tội?
- Người ta bảo đúng thì nó đúng! Đúng theo kiểu cầm dao phạt ngọn ngọn ấy mà…
Câu chuyện của chúng tôi quay ngược lại thời gian. Ai cũng biết, Đoàn Văn Vươn đổ mồ hôi sôi nước mắt khai phá đầm nuôi tôm, theo pháp luật anh còn đươc thuê đến năm 2014 và anh đã làm đơn xin được tiếp tục thuê vùng đầm nuôi tôm. Người đòi thu hồi đất quyết liệt là anh em Lê Văn Hiền, Lê Thanh Liêm, anh làm Chủ tịch huyện, em làm Chủ tịch xã. Đoàn Văn Viên năm lần bảy lượt đội đơn lên huyện lên tỉnh, khóc nhỏ máu mắt không được đoái thương. Rồi cả hội nghề nghiệp can thiêp cũng chẳng ai quan tâm. Vì viêc thu hồi cái đầm tôm ấy sẽ là phát súng khai hỏa, mở màn chiến dịch thu hồi đất làm sân bay quốc tế Tiên Lãng, gắn với lợi ích nhóm. Và cái quyết định thu hồi đất đã được ông Nguyễn Văn Hiền ký, bất chấp pháp luật. Khi Đoàn Văn Vươn không chấp hành cái quyết định thu hồi đất bất hợp pháp đó, Lê Văn Hiền ra lệnh cưỡng chế, bằng cái quyết định thất nhân tâm số 3312 QĐ/UBND. Chính việc ra quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế sai pháp luật, thất nhân tâm của chủ tịch huyện Tiên Lãng, là cái nhân, sinh ra cái quả Đoàn Văn Vươn phẫn uất, dùng súng hoa cải chống lại, tiếp theo đẻ ra cái thông báo đập nhà số 225-TB/BCĐ.
Thử hỏi, nếu không có quyết định thu hồi đất, thì có lệnh cưỡng chế không? Và nếu không có lệnh cưỡng chế thì làm gì có cái thông báo dớ dẩn của ông Khanh? Cái gốc cái ngọn rành rành ra đấy. Nhưng người ta không đưa vào hồ sơ cái gốc , bởi như thế sẽ lung lay, rúng động cả cánh rừng, chỉ chặt cành phát ngọn để dẹp yên dư luận. Ông bạn thượng tá công an về hưu của tôi, người trong nghề nói chí lý lắm.
Tôi nhớ tới một vụ trọng án mấy chục năm trước.
Ngày ấy ông Mười Vân, tức Nguyễn Văn Dộc, nguyên Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai, từng trải qua chiến tranh, công trạng lẫy lừng. Năm 1978-1979, cấp trên chỉ đạo Mười Vân tổ chức bán bến, bán bãi cho người tổ chức vượt biên thu vàng, lúc đầu Mười Vân phản đối, nhưng sau lại chấp hành. Khi sự việc bị bể lở, Mười Vân phải ra tòa. Tôi còn nhớ như in phiên tòa ấy, khi được nói lời cuối cùng, Mười Vân chỉ xin được gặp người đã chỉ đạo thực hiện chiến dịch và trực tiếp ra lệnh cho mình. Nhưng người đó đã biến thành một kẻ vô hình. Mười Vân bị thi hành án dù vợ ông kêu oan quyết liệt đến mức xin được chết cùng chồng.
Giá như Mười Vân không vì cái chức giám đốc công an tỉnh nhắm mắt theo lệnh làm cái việc thất nhân tâm bán bãi thu vàng rồi tập kích bắt người ta, giá như Nguyễn Văn Khanh không tham cái ghế phó chủ tịch, không làm con thò lò hai mặt nhận cái chức trưởng ban giải tỏa, ra cái thông báo phá nhà anh Vươn thì đâu đến nỗi. Những cái giá như ấy, rất tiếc, chỉ xuất hiện sau khi đã bị trả giá.
Xét cho cùng thì nó vẫn nằm trong phạm trù giải quyết mâu thuẫn nội bộ chứ chưa phải vì dân do dân như người ta nói.
Minh Diện
Hàng trăm nông dân Văn Giang tụ tập bên ngoài Bộ TNMT. Chỉ có một số đại diện của họ, các luật sư, các nhà báo (có cả 3-4 đài TV ghi hình liên tục), khoảng 50-60 người dự đối thoại. Cuộc đối thoại đã kéo dài gần 3 giờ liên tục, không có giải lao. Nội dung chỉ xoay quanh 3 câu hỏi mà bà con nông dân Văn Giang đã gửi cho Gs Võ:
Trả lờiXóa1) Quyết định thu hồi đất và giao đất số 742/QĐ-Ttg do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 30-6-2004 dựa trên tờ trình số 99/Ttr -BTNMT do chính Gs. Võ ký có đúng thẩm quyền hay không?
2) Quyết định giao đất cho chủ đầu tư (mà bà con cho là không đúng quy hoạch và chủ đầu tư chưa đủ điều kiện được giao đất theo luật lúc đó) có đúng luật hay không?
3) Quyết định giao đất có đúng không khi không nghi rõ tên người sử dụng đất (mà bà con cho rằng thực chất là ủy quyền cho cấp dưới [UBDN tỉnh Hưng Yên] là không phù hợp với Điều 25 của Luật Đất đai 1993]?
Chỉ cần ít nhất một câu trả lời cho 3 câu hỏi trên là không [đúng] thì có nghĩa là Quyết định 742/QĐ-Ttg do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký là trái luật và trong trường hợp đó tất cả các quyết định của các cơ quan cấp dưới dựa vào Quyết định đó cũng trái luật và bà con yêu cầu Gs Võ chính thức cải chính lời tuyên bố của ông với BBC (ngày 28-4-2012) và với các phóng viên báo chí (ngày 7-11-2012).
Cuộc trao đổi đã hết sức sôi nổi, đôi khi khá gây cấn.
Gs. Võ lúc đầu vẫn giữ quan điểm của mình như đã nói với BBC và phóng viên các báo ngày 7-11-2012.
Đại diện của bà con nông dân Văn Giang (và các luật sư của họ) đã trưng ra hết bằng chứng này đến bằng chứng khác của Luật đất đai khi đó (1993 và được sửa đổi bổ sung 1998 và 2001), tranh cãi khá gay gắt về sự hiểu luật kém cỏi của những người ký các tờ trình. Gs Võ đã thực sự bị các đại diện của bà con Văn Giang áp đảo về lý lẽ. Nhưng sau hơn 2 giờ trao đổi ông vẫn không nhận mình sai khi ký các tờ trình.
Tôi có cảm giác rằng những người nông dân Văn Giang hiểu luật đất đai sành hơn ông Giáo sư và chính họ đã giúp ông “hiểu về pháp luật đất đai” chứ không phải ngược lại. Mỗi lần ông thanh minh hay giải thích khá lòng vòng, thì luật sư hay bà con nông dân đưa ra những lý lẽ, bằng chứng bằng các điều khoản của luật, nghị định, thậm chí thông tư của chính Bộ của ông để bác lại.
Về thẩm quyền ký quyết định thu hồi đất và giao đất bà con lập luận: luật đất đai 1993 đã giao cho thủ tướng chính phủ quyết định; nhưng sau đó do thấy tập trung quyền lực vào ta một người dễ gây ra sự lạm dụng hay quyết định thiếu cơ sở nên Quốc hội (trong đợt sửa 1998 và 2001) đã chuyển quyền đó sang cho Chính phủ chứ không phải Thủ tướng. Thế nhưng trong tờ trình số 99/Ttr –BTNMT Gs. Võ đã ghi “kính gửi Thủ tướng Chính phủ” chứ không phải Chính phủ và khiến cho phó Thủ tướng đã ký Quyết định 742/QĐ-Ttg (chứ không phải Chính phủ có một nghị quyết rồi trên cơ sở đó Thủ tướng thay mặt Chính phủ ra Quyết định). Gs. Đặng Hùng Võ nói, Chính phủ đã ủy quyền cho Thủ tướng. Bị truy, quyết định ủy quyền đâu? Ông trả lời có nghe nói thế và ông nói thêm tất cả các dự án tương tự từ trước đến nay đều làm thế chứ không chỉ dự án này.
Tôi phát hoảng nên nói xem vào: Xin Gs. Võ thận trọng bởi vì nếu đúng như Giáo sư nói là Chính phủ đã ủy quyền cho Thủ tướng quyết định về thu hồi đất và giao đất đối với các dự án như vậy, thì không khác gì bảo “Chính phủ đã cố ý làm trái luật vì trước kia do ngại một mình Thủ tướng quyết định là không tốt nên Quốc hội mới bỏ việc đó và bắt Chính phủ phải quyết định. Nay nếu Chính phủ lại ủy quyền cho Thủ tướng thì chẳng phải Chính phủ (tất cả các thành viên Chính phủ) đã cố tình vi phạm luật hay sao?”
Trả lờiXóaKết quả có hậu là, cuối cùng Gs Võ đã được bà con nông dân và các luật sư của họ thuyết phục và đã thừa nhận và trả lời rành rọt cho các câu hỏi: 1) không đúng thẩm quyền và thậm chí ông còn nói là trái luật; với câu hỏi 2) ông thừa nhận mình đã sai vì đã dùng từ “giao đất” [mà lẽ ra phải là từ “thu hồi đất”] trong Tờ trình số 99 [trong đó có 7 lần nhắc đến “giao đất” (4 lần của Bộ TNMT), 2 lần của Hưng Yên, 1 lần của Bộ Tài chính], nói cách khác câu trả lời cho câu hỏi 2 cũng là không; về câu hỏi thứ 3) quyết định thu hồi đất không ghi tên từng người bị thu hồi đất (được quy định bởi luật lúc đó và hiện hành) cũng như không ghi tên người được giao đất cũng là sai luật.
Mỗi lần Gs Võ trả lời “không” cho các câu hỏi trên thì bà con tham dự đã vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh. Bà con đã đại xá cho Gs Võ.
Thật đáng trân trọng sự dũng cảm của Gs Võ khi ông thực sự hiểu mình đã sai và thừa nhận sự sai đó. Sai là chuyện con người, ai cũng mắc phải. Vấn đề là có dám nhận sai không để tìm ra cách khắc phục những sai lầm đó, thay cho việc coi bà con đi khiếu kiện là bị “các thế lực thù địch” xúi giục.
Đối thoại trên tinh thần xây dựng để tìm ra sự thật như đã xảy ra tại Bộ Tài Nguyên Môi trường lần trước và lần này rất đáng được hoan ngênh. Và đấy là cách duy nhất để giải quyết thấu đáo các rắc rối hiện tại có lợi cho bà con nông dân, cho chủ đầu tư và cho chính nhà nước, rút kinh nghiệm để cho việc sửa đổi Luật đất đai hiện thời tốt hơn.
Các quan chức nhà nước khác và cơ quan nhà nước khác có thể lấy đấy làm tấm gương.
Giá mà có cuộc đối thoại tương tự giữa bà con nông dân Văn Giang với nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giá như ông cũng can đảm nhận sai lầm, nếu ông đã sai, và trong trường hợp ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định của nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì uy tín của Thủ tướng chắc sẽ lên cao.
Giá mà các quan chức nhà nước và các cơ quan nhà nước bớt được 50% (hay hơn) số vụ họ vi phạm luật do chính họ (nhà nước) làm ra, thì sự phát triển của đất nước đã tốt đẹp hơn rất nhiều.
Nguyễn Quang A
(Click tiêu đề xem toàn bài)