Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Một xã hội thành tín không có những thằng BẦN

SỰ BỔI NÀY THUỘC VỀ AI?
Một kẻ tự xưng là Bần vừa mới đây đưa lên Facebook một lời tiết lộ, rằng y đã lập ra một danh sách giả mạo gồm 22 tên người, có nghề ngiệp là nông dân, cư trú ở Tiền Giang, và gửi đến địa chỉ ký Kiến nghị 72 thông qua thư điện tử giả mạo mang địa chỉ tinhtran257@gmail.com. Khi làm việc này Bần khoe rằng mình muốn thử nghiệm “tính trung thực” của 72 vị nhân sĩ trí thức đã khởi xướng Kiến nghị 72 (và cũng đã chân thành cử đại diện mạng Kiến nghị này trao tận tay Ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội). Tất nhiên, bộ phận tiếp nhận chữ ký đâu có biết lá thư của Bần là đểu cáng, vì thế đã nghiêm chỉnh tiếp nhận và đưa lên Danh sách ký Kiến nghị 72 đợt 25, đánh số từ 10333 đến 10354...
Đợi cho Danh sách đã nằm yên vị trên BVN đâu vào đấy rồi cái tên Bần này mới cười hô hố (ảnh trên) và rêu rao rằng mình đã “chơi trò ma mị” mà các vị nhân sĩ trí thức vẫn bị mắc lừa, không biết gì cả. Và anh ta đắc chí: “có thể kết luận là có rất nhiều “ma” trong bản Kiến nghị 72”.
Kể cũng hay đấy chứ! Một “dư luận viên của Đảng ta” được giao trách nhiệm phải nghĩ ra một trò dối trá cực kỳ lưu manh để phá bĩnh công cuộc góp ý Hiến pháp 1992 vô cùng trọng đại và nghiêm túc do chính “Quốc hội của Đảng ta” đề xướng, với tinh thần cầu thị, mong muốn sự góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ("Ý kiến của nhân dân phải được trân trọng lắng nghe, phản ánh đầy đủ, có nghiên cứu, tiếp thu, giải trình" – Phan Trung Lý). Vậy mà lẽ ra phải biết cúi mặt xuống xấu hổ cho nhân cách của mình, cái kẻ vừa chơi bẩn đã lập tức khoe mẽ “chiến công” lên Facebook (!) Ai dạy cho y những chiêu khả ố thế nhỉ? Nó có khác gì lũ “hắc khách” mấy ngày vừa qua cố đấm ăn xôi, liên tiếp đánh sập trang mạng Anh Ba Sàm bằng mọi giá mà cuối cùng vẫn phí công vô ích? Thử so sánh xem, giữa những thủ đoạn nham hiểm thế kia với việc làm đường đường chính chính của những con người có trách nhiệm với nhân dân và đất nước, cố gắng phản ánh đầy đủ những gì mình tiếp nhận được để toàn dân có thể cập nhật thông tin về những ý kiến nhiều chiều đối với bản Hiến pháp đang rất cần được góp ý để thay đổi về cơ bản, ai trung thực và ai trắng trợn dối lừa bạn đọc?
Xem chừng các vị đã cùng kế rồi hay sao mà lại để cho những kẻ hèn hạ như vậy bôi lem uy tín của chính các vị? Thế mà cái tên Bần đó còn dám xưng là Bần Cố Nông thì có oan ức cho nông dân là thành phần chiếm đến khoảng 70% dân tộc Việt hiện tại, đang gặp bao nhiêu tai ương vì những điều trói buộc chết người của bản Hiến pháp 1992 hay không? Bần Cố Nông là “quân chủ lực” của cuộc cách mạng kể từ 1945 mà lại BẦN TIỆN đến thế ư? Thế này thì... BẦN CÙNG đến nơi rồi.
Bauxite Việt Nam
LỜI BÀN:
Một xã hội lấy lòng thành tín làm nếp sống, làm nền tảng của đạo lý, chắc chắn xã hội này là một xã hội văn minh.
Thật phiền khi thấy, vừa rồi có người hô hoán vừa lấy «tên ma» ký tên vào bản «kiến nghị 72», sau đó đặt vấn đề về tính chính đáng kết quả của bản kiến nghị. Thú thật với mọi người là tôi không ký vào bản kiến nghị này vì nhiều lý do. Nội dung cũng có mà thể thức cũng có. Nhưng không vì vậy mà tôi đả phá những người làm kiến nghị này. Lòng thành tín không cho phép tôi làm những chuyện bất tín.
Bản kiến nghị được thể hiện bằng lòng thành tín, kết quả của nó cũng thể hiện lòng thành tín của những người ký tên.
Dĩ nhiên, người ta có thể «hoài nghi» lòng thành tín của người tổ chức, hay việc lạm dụng lòng thành tín của những người này. Luật pháp các xứ văn minh xử nghiêm khắc các hành vi lạm dụng (hay lợi dụng) niềm tin, lòng thành tín của người khác để «trục lợi» cho mình. Thí dụ, mới đây, một số hãng thực phẩm các xứ Âu Châu đã bị cáo buộc lạm dụng lòng tin người tiêu thụ, là hàng dán nhãn «thịt bò» nhưng ở trong có pha lẫn thịt ngựa. Vấn đề đang trong vòng điều tra để biết «thủ phạm» là ai. Việc này không dễ, vì hệ thống sản xuất thức ăn trải qua nhiều giai đoạn, nhiều trung gian, đan chen như một sợi xích dài. Nhưng đầu mối dần dần lộ ra, người chủ mưu chắc chắn sẽ bị trừng phạt nặng. Vấn đề ở đây là pháp luật can thiệp vào mối tương quan giữa khách hàng và thuơng buôn, đáng lẽ chỉ dựa lên sự thành tín. Sự can thiệp của pháp luật ở đây có thể hiểu pháp luật bảo vệ sự thành tín của mọi người trong quan hệ xã hội.
Như đã nói, người ta có thể hoài nghi về thiện chí của những người tổ chức kiến nghị 72 cũng như nghi ngờ cái kết quả của nó (con số ký tên vào kiến nghị).
Người ta có thể kiểm soát lại toàn bộ các chữ ký để tìm xem có sự «gian lận» trong quá trình lấy chữ ký hay không. Người ta cũng có thể hóa giải nội dung bản kiến nghị 72 bằng cách lập ra bản kiến nghị khác, trái ngược nội dung, sau đó đi xin chữ ký, chứng minh rằng người phản bác nhiều hơn người ủng hộ.
Nhưng người ta không thể dùng thủ đoạn lập danh sách «ma» để ký tên vào bản kiến nghị để đặt lại sự thành tín kết quả bản kiến nghị. Đó là một hành vi không chỉ phi đạo đức, phản văn minh, mà còn vi phạm luật pháp.
Trên phương diện đạo đức, những người phá phách, nhất là những người chủ trương đàng sau, hành động của họ đã thể hiện, trước hết, tính chụp giựt của nền văn minh, một xã hội bán khai còn trong thời kỳ hái lượm.

1 nhận xét:

  1. Kiến nghị 7 điểm về Hiến pháp 1992 lần này thì con số hưởng ứng cả trong và ngoài nước đều vượt trội, tính đến đợt 28 đã có 11688 người – một con số không thể coi thường, đã khiến ai đấy nhìn vào giật thột. Vì thế, không lấy làm lạ khi có những kẻ nặc danh tìm cách tuồn vào những danh sách “ma” để đánh lừa người biên tập, hòng làm giảm uy tín của bản Kiến nghị mà số lượng người ghi danh cứ tăng vọt lên mỗi ngày, chẳng hạn trường hợp nickname Bần Cố Nông mà chúng tôi đã có phản bác cũng như rút kinh nghiệm trong nội bộ, nhằm rà soát, "canh giữ cổng ngõ" chặt chẽ hơn.

    Vừa rồi, chúng tôi đã phát hiện một e-mail lấy danh nghĩa những người dân ở thị trấn Mỏ Cày, Bến Tre gửi đến chúng tôi một danh sách 44 người với những lời lẽ giáo đầu rất mùi mẫn. Xin mời bà con cùng đọc nguyên văn:

    Chúng tôi là những người dân ở Thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre xin gửi danh sách chúng tôi vận động được trong tổ dân phố do Thầy Nguyễn Hải Quang trực tiếp đi vận động và nhờ em Nguyễn Duy An đánh máy chuyển đi.

    1.Phạm Đình Thủy Nguyên, buôn bán

    2.Phạm Đình Đức Nguyên, buôn bán

    3.Hồ Minh Nhuận, giáo viên

    4.Nguyễn Sỹ Phan, thợ sắt

    5.Hoàng Lê Phong Phú, thợ uốn tóc

    6.Trần Thị Nam Phương, thợ uốn tóc

    7.Nguyễn Hải Quang, giáo viên

    8.Đào Việt Sâm, công nhân

    9.Lê Văn Sỹ Tâm, công nhân

    10.Trần Văn Thạch, hưu trí

    11.Nguyễn Quốc Thái Hòa, sinh viên

    12.Trần Thị Thiên Thanh, sinh viên

    13.Đoàn Tấn Nhé, làm ruộng

    14.Lê Vĩnh Thăng, học sinh

    15.Lưu Trần Văn Ổi, làm ruộng

    16.Đào Tấn Thi, làm ruộng

    17.Đặng Văn Bỉ, buôn bán nhỏ

    18.Nguyễn Nhật Thuyết, tài xế

    19.Phùng Huy Trò, tài xế

    20.Phạm Thị An Toàn, nhà giáo

    21.Huỳnh Thị Cái, nội trợ

    22.Phạm Minh Trọng, làm ruộng

    23.Trần Thi Kim Ngay, nội trợ

    24.Nguyễn Đình Minh Trung, sinh viên

    25.Ngô Văn Út Thôi, thợ hồ

    26.Vũ Anh Tuấn, thầu xây dựng

    27.Hoàng Thị Xít, làm ruộng

    28.Hoàng Thị Tụy, làm ruộng

    29.Thân Đình Bô, buôn bán nhỏ

    30.Lưu Khả Văn, hưu trí

    31.Đặng Hữu Sỹ, công nhân

    32.Trần Văn Vân, công nhân

    33.Huỳnh Nhân, công nhân

    34.Nguyễn Thị Viện, công nhân

    35.Hoàng Sỹ Các, hưu trí

    36.Nguyễn Hữu Vinh, buôn bán

    37.Nguyễn Hữu Cho, tài xế

    38.Tô Thị Ái Vỹ , nhân viên nhà hàng

    39.Ngô Ngân Nữa, bảo vệ

    40.Nguyễn Khắc Xuân, bảo vệ

    41.Đào Tấn Vố, cựu chiến binh

    42.Nguyễn Đỗ Yên, cưu chiến binh

    43.Huỳnh Duy Một, cựu chiến binh

    44.Nguyễn Phúc Yên, cựu chiến binh

    Thoạt nhìn vào số lượng người ký có xuất thân là nông dân, công nhân, sinh viên, học sinh, người buôn bán nhỏ, bảo vệ, cựu chiến binh... trong phần liệt kê trên đây, ai mà chẳng lấy làm cảm động! Nhưng hãy thử đọc ngược lên số 44 tên người – kết quả của việc “đi vận động” của một “thầy Nguyễn Hải Quang” nào đó – ta sẽ đọc ra ngay dòng chữ: “Một Vố Nữa Cho Các Nhân Sỹ Bô Xít...” (đọc cách quãng bỏ một tên lấy một tên).

    Vậy là thưa ông/bà Bần Cố Nông, lần này thì chúng tôi đã không thật dạ tin người đến mức để ông/bà bôi bẩn bản Danh sách kiến nghị mà người dân trông mong. Còn như vế cuối câu nhắn ngầm của ông bà, được nói với một giọng không bao giờ có trên trang của chúng tôi, thì đành xin chuyển để ông/bà nhận lại: “Thôi Ngay Cái Trò Bỉ Ổi Nhé”.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips