Hiện nay ở VN, theo quy định chung, người cao niên là những người từ 60 tuổi trở lên. Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 9 triệu người cao niên, chiếm 12% dân số, trong đó khoảng 200.000 người già cô đơn, 500.000 người từ 85 tuổi trở lên, thuộc trên 3,2 triệu hộ nghèo.
Trang web của Bộ Tư pháp nêu tiếp con số thống kê là trong số các đối tượng này có khoảng 1,3 triệu đối tượng hưởng chính sách bảo trợ của nhà nước, cộng thêm hàng năm có khoảng 1 triệu người cần cứu trợ đột xuất do thiên tai, 27.000 đối tượng đang được nuôi dưỡng tại 317 và hàng trăm mái ấm tình thương có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
Thực tế điều tra xã hội học cho thấy người cao tuổi ở mức 70 tuổi trở lên cao gấp đôi số người dưới 70 tuổi. Bên cạnh một số người già còn mù chữ, không biết đọc, biết viết, số người cao tuổi có học vấn tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị (70% người già còn phải lao động kiếm sống, trong đó 38% vẫn đóng vai trò chính trong gia đình ở cả khu vực nông thôn và thành thị).
Tỷ lệ người già, người cao niên phải sống cuộc sống lang thang, không nơi nương tựa chiếm tỷ lệ tương đối cao 13,5%. Cũng theo trang web của Bộ Tư pháp, qua khảo sát tại một số thành phố thì số lượng người già xin được vào các trung tâm nuôi dưỡng ngày một tăng, mặc dù trong số họ nhiều người có gia đình, có lương hưu nhưng do bị người thân, con cháu ngược đãi, quyền và lợi ích của họ bị xâm hại nên họ muốn thoát khỏi sự bế tắc bằng cách tìm đến các trung tâm nuôi dưỡng để mong được sự giúp đỡ từ chính cộng đồng, xã hội./VB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét