Không vui cho những nỗ lực đòi ngưng dự án:
Mọi thứ dường như đã an bài: Người dân đến xem mặt bằng Quy hoạch dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận
Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm địa điểm xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân tại thôn Vĩnh Trường (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Giờ thì:
Nga sẽ khởi động xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam trong năm nay
Nga sẽ khởi động xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam trong năm nay
Trong năm 2012, Nga sẽ khởi động
việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. Ông Sergey Kirilenko,
Tổng giám đốc Tập đoàn nhà nước RosAtom thông báo tin này tại Diễn đàn
quốc tế Atomexport-2012 ở Matxcova.
Theo nhận định của quan chức Nga, thảm họa năm ngoái xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản không làm thay đổi xu thế phát triển năng lượng hạt nhân toàn cầu. Loạt quốc gia khi bắt tay xây dựng các cơ sở điện năng nguyên tử đã lựa chọn công nghệ Nga.
Vào hồi đầu năm ngoái, RosAtom được đặt mua 12 lò
phản ứng nguyên tử. Còn bước sang năm nay, khối lượng đặt hàng tại doanh
nghiệp uy tín của Nga đã lên đến 21 lò phản ứng. Theo ý kiến của lãnh
đạo RosAtom, đây là biểu hiện minh chứng cho sự tin cậy cao vào công
nghệ Nga từ các đối tác quốc tế.
Trả lời phỏng vấn
riêng của đài chúng tôi, ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và
công nghệ Việt Nam ghi nhận, Việt Nam cũng tin cậy vào công nghệ của
Nga.
Thứ trưởng Lê Đình Tiến cho biết: “Trước hết, cần nói về tầm quan trọng của nhà máy điện hạt nhân đầu tiên mà Việt Nam và Nga hợp tác xây dựng. Đất nước chúng tôi đang trong giai đoạn phát triển, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, bởi vậy nhu cầu năng lượng của Việt Nam rất lớn về hiện tại cũng như tương lai. Chúng tôi có sử dụng những nguồn năng lượng trong nước như than đá, dầu khí, thủy điện và các năng lượng mới. Tuy nhiên, an ninh năng lượng vẫn là vấn đề quan trọng. Khả năng thiếu điện năng trong tương lai rất lớn. Cân đối các nguồn, chúng tôi thấy sẽ không đảm bảo cho nhu cầu gia tăng. Bởi vậy, Việt Nam quyết định lựa chọn năng lượng hạt nhân làm một trong những nguồn tham gia đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.”
Vậy
công tác chuẩn bị của Nga cho việc thi công nhà máy điện hạt nhân đầu
tiên tại Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn nào? Người cho chúng
tôi biết điều này là một thành viên của diễn đàn - ông Sergey Boyarkin,
giám đốc các chương trình xây dựng qui mô lớn của RosAtom:
“Ngày 21/06, sẽ kết thúc giai đoạn một các công tác chuẩn bị, đó là việc lựa chọn mặt bằng. Chúng tôi sẽ chuyển cho phía Việt Nam thông tin về hai địa điểm dự kiến bố trí lò phản ứng mà các chuyên viên Nga đã nghiên cứu. Tiếp đến, bên đặt hàng quyết định chọn một trong hay phương án.”
Theo
lời ông Sergey Boyarkin, cả hai địa điểm được nghiên cứu đều hoàn toàn
đáp ứng yêu cầu an toàn quốc tế cũng như tiêu chuẩn Nga, vốn khắt khe
hơn nữa. Các địa điểm nằm xa bờ biển, an toàn 100% cho nhà máy điện
tương lai trước đe dọa sóng thần. Những cơn sóng cao nhất cũng không thể
chạm tới cơ sở. Hai mặt bằng dự kiến xa đường đứt gãy của vỏ trái đất,
bảo đảm an ninh kiến tạo cho nhà máy điện.
Ông Sergey
Boyarkin đặc biệt nhấn mạnh rằng, cả hai vị trí được chọn đều nằm trong
khu vực mà ban lãnh đạo Việt Nam đã khoanh vùng dành cho công trình
tương lai.
Trong năm nay, công trình sẽ được khởi động.
Nguồn: Tiếng nói nước Nga
Nguồn: Tiếng nói nước Nga
Nhật Bản: 20 000 người biểu tình chống điện hạt nhân trước tư dinh thủ tướng
Trả lờiXóaTối nay, 22/06/2012, khoảng 22 ngàn người phản đối sử dụng năng lượng hạt nhân đã tụ tập ngay trước nhà riêng thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Vào tuần trước, thủ tướng Nhật Bản đã cho phép tái khởi động hai lò phản ứng hạt nhân trong lúc vẫn còn khoảng 50 lò khác ngừng hoạt động.
Những người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu « Không tái khởi động lò hạt nhân ». Trong số những người tham dự cuộc biểu tình có nhiều nhân vật thuộc phong trào « Vĩnh biệt điện hạt nhân ».
Ngày 16/06 vừa qua, thủ tướng Noda đã bật đèn xanh cho khởi động trở lại hai lò hạt nhân ở phía bắc Nhật Bản, lò Ohi 3 và Ohi 4. Đây là hai lò đầu tiên được phép hoạt động trở lại sau vụ động đất, sóng thần gây ra tai nạn hạt nhân ở Fukushima.
Chính quyền địa phương cũng như chính phủ Nhật Bản đều nói đến nhu cầu kinh tế trong việc cho khởi động lò hạt nhân, thế nhưng, vấn đề an toàn đang gây nhiều tranh cãi trong công luận nước này.
Giới khai thác điện hạt nhân mừng rỡ về quyết định của chính phủ, còn những người chống hạt nhân thì tố cáo nguy cơ mất an toàn bởi vì các lò hạt nhân của Nhật Bản được đặt gần bờ biển.
Ngay cả những chính khách vốn ủng hộ điện hạt nhân cũng cho rằng việc tái khởi động các lò vào lúc này là quá sớm.
Các kế hoạch của Kansai Electric, công ty khai thác nhà máy điện hạt nhân Ohi dự tính tăng cường các biện pháp an ninh cho cơ sở này, nhưng mọi công việc chỉ được hoàn tất trước năm 2015.
Kết quả kiểm tra bắt buộc khả năng kháng cự của các lò hạt nhân đã có được sự chấp nhận của Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản, một định chế độc lập. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ bị giải thể trong vài tuần tới do phương thức hoạt động không hiệu quả. Định chế này bị cáo buộc phạm nhiều sai lầm trong quá khứ và có những quan hệ dễ dãi, trực tiếp hoặc gián tiếp, với các doanh nghiệp khai thác điện hạt nhân.
Vào tuần tới, những người chống điện hạt nhân trù tính tổ chức một cuộc biểu tình phản đối khác.