Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Dân Venezuela sắp hạ huyệt Xã hội chủ nghĩa

Chính quyền Maduro phút lâm chung
"Những công dân Venezuela đã phải chịu đựng quá lâu dưới bàn tay của chế độ Maduro bất hợp pháp. Hôm nay, tôi đã chính thức công nhận Chủ tịch Quốc hội Venezuela, Juan Guaido, là Tổng thống lâm thời của Venezuela," ông Donald Trump đăng trên Twitter.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa công khai tuyên bố thừa nhận lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido là tổng thống tạm quyền.
Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố cắt đứt quan hệ với Mỹ,
yêu cầu ngoại giao Mỹ rời khỏi Venezuela sau 72 tiếng
Nhiều nước Nam Mỹ, kể cả Brazil, Colombia và Peru, đã công nhận ông Guaido là tổng thống hợp pháp.

Juan Guaido hôm 23/1 tuyên bố mình là tổng thống của Venezuela trong một động thái được hoan nghênh bởi đám đông biểu tình và các nhà lãnh đạo thế giới.
Người đàn ông 35 tuổi này là lãnh đạo phe đối lập và người đứng đầu Quốc hội. Ông nhanh chóng tiếp sức cho phong trào chống lại Tổng thống Nicolas Maduro.
Guaido, người gọi Maduro là kẻ tiếm quyền, hứa hẹn lập chính phủ chuyển tiếp và bầu cử tự do để chấm dứt sự cai trị của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bài cũ:
-Mỹ trừng phạt quan chức cao cấp Venezuela

-Cảnh cáo Maduro
-Venezuela vì lý tưởng XHCN
-Ước mơ Xuống hố cả nước thành hiện thực
-Venezuela kiệt quệ vì kẻ bất tài
-Venezuela: Lịch sử sẽ sang trang sau ngày 14/4?

10 nhận xét:

  1. Không ngạc nhiên khi TT Donald Trump là lãnh đạo quốc gia đầu tiên thừa nhận Juan Guaidó, Chủ tịch Quốc Hội Venezuela, như là lãnh đạo lâm thời của Cộng hòa Venezuela.

    Theo sau Mỹ, một loạt các quốc gia Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru lên tiếng thừa nhận quyền tổng thống Juan Guaidó.

    Nicolás Maduro trả thù bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao và ra lịnh tòa đại sứ Mỹ phải rút khỏi Venezuela trong vòng 72 giờ.

    Ngoại trưởng Mỹ Pompeo chỉ thị tòa đại sứ Mỹ tại Venezuela vẫn mở cửa làm việc như thường lệ và các viên chức có trách nhiệm không ai rời khỏi Venezuela bất chấp lời đòi hỏi của Maduro. Mỹ không còn công nhận Maduro nên không phải chấp hành yêu cầu của ông ta.

    Phản ứng sự công nhận Juan Guaidó của Mỹ, các quốc gia cựu CS Nga, đang CS Cuba hay tả khuynh Bolivia gần như đọc lại các tuyên ngôn tuyên cáo thời Chiến Tranh Lạnh.

    Cuba tố cáo “Đế quốc Mỹ âm mưu gây nên sự bất ổn và làm giảm thành quả cách mạng” tại Venezuela.

    Tổng thống tả khuynh Evo Morales của Bolivia phát biểu “nanh vuốt dài của chủ nghĩa đế quốc một lần nữa cố gây thương tích cho chế độ dân chủ Venezuela”.

    Các tướng lãnh quân đội Venezuela chọn trung thành với Nicolás Maduro. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu gì quân đội sẽ can thiệp trực tiếp vào việc đàn áp các cuộc biểu tình chống Nicolás Maduro.

    Những tuần lễ tới sẽ là giai đoạn khó khăn và thách thức đối với tương lai của Venezuela.

    Sự ủng hộ nhanh chóng của Mỹ cho thấy chính phủ Mỹ luôn đề cao giá trị dân chủ và một khi các lực lượng dân chủ đủ mạnh để đứng lên lật đổ chế độ độc tài và không làm phương hại đến quyền lợi của Mỹ, chính phủ Mỹ luôn chọn đứng về phía lực lượng dân chủ.

    Ngoài ra, chủ trương “America First” không có nghĩa chỉ giới hạn trong 50 tiểu bang của Mỹ hay Mỹ Châu nhưng ở bất cứ nơi nào trên thế giới quyền lợi của Mỹ cần được bảo vệ dù đó là sân sau Venezuela hay Biển Đông xa xôi.

    Tiến trình dân chủ hóa tại Venezuela cho đảng CSVN thấy ngõ cụt không lối thoát của mọi chế độ độc tài. Các thế lực dù cá nhân hay tập thể đi ngược với hướng phát triển dân chủ của thời đại sớm hay muộn đều bị bánh xe lịch sử nghiền nát.

    Các cuộc vận động dân chủ trên thế giới cũng như đang diễn ra tại Venezuela, đồng thời cũng cho thấy phong trào dân chủ Việt Nam đang cần một tập thể những người vượt qua được những tiêu cực và nhận thấy được nhu cầu đích thực của đất nước.
    TRẦN TRUNG ĐẠO

    Trả lờiXóa
  2. Cuộc chính biến chấn động Venezuela dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao tức thì giữa các “ông lớn” cũng đang mang lại “ảnh hưởng” đến dư luận Việt Nam. Người Việt theo dõi sự kiện chính trị xảy ra ở một nước cách xa hơn 17 ngàn cây số với cái nhìn liên tưởng rất gần: Chừng nào đến lượt Việt Nam? Thậm chí có người viết: “Venezuela hôm nay, Việt Nam ngày mai!”… Tâm trạng này đủ để cho thấy người Việt khát khao thay đổi như thế nào. Viễn cảnh bùng nổ “cách mạng nhân dân” ở Việt Nam sẽ xảy ra, nếu những thực tế sau đây được xóa bỏ…

    - Cuộc xuống đường rầm rộ phản đối chính phủ độc tài Nicolas Maduro hạ tuần tháng 1-2019 không phải là phản ứng tức thì và bột phát. Nó là kết quả của chuỗi phản kháng gần như chưa bao giờ ngừng kể từ khi Nicolas Maduro lên nắm quyền sau khi Hugo Chávez chết năm 2013. Yếu tố liên tục “giữ lửa” và “nuôi lửa” này gần như chưa bao giờ có ở Việt Nam. Các cuộc xuống đường ở Việt Nam, bất luận quy mô thế nào, cũng đều đi theo sự kiện và chúng nhanh chóng bị dập tắt ngay lúc đó. Đó là chưa kể hình thức biểu tình. Cách thức tổ chức, kêu gọi và hình thức xuống đường luôn tương tự. Lực lượng an ninh không khó khăn để lên kịch bản đàn áp nếu cách thức biểu tình và phương pháp “vận động nhân dân” không thay đổi.

    - Việt Nam chưa có những tổ chức xã hội dân sự đủ mạnh để đánh động dư luận và kêu gọi sự đồng lòng ở số đông – theo cách mà chính những tổ chức cộng sản từng làm khi thực hiện “cách mạng nhân dân” lật đổ những “chính quyền thối nát”. Các tổ chức xã hội dân sự cũng chưa xây dựng được sự đoàn kết cần thiết để trở thành lực lượng tập hợp mạnh nhằm có thể trở thành đối trọng với đảng cầm quyền. Những cuộc trà trộn đánh phá nội bộ của an ninh chưa bao giờ bị phát hiện dẫn đến nghi kỵ càng khiến sự đoàn kết trở nên khó khăn. Sẽ rất khó hình thành nên phong trào một cách bền bỉ nếu việc xây dựng tổ chức vẫn tiếp tục loay hoay...
    MẠNH KIM

    Trả lờiXóa
  3. Vào chiều ngày 24/1/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã có trả lời báo chí liên quan đến biến động chính trị gần đây ở Venezuela.

    Bà Lê Thị Thu Hằng nói rằng "Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi, và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết Hà Nội bày tỏ mong muốn góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Venezuela.

    Việt Nam và Venezuela có mối quan hệ khá gần gũi, hai nước trở thành đối tác toàn diện của nhau hồi năm 2007.

    Không khó để tìm thấy những bài viết trên báo chí nhà nước ca ngợi mối quan hệ này như bài viết năm 2015 của VOV với tiêu đề "Việt Nam- Venezuela, thắm tình đồng chí anh em!"

    Hay khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào năm 2013, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã cho rằng: "Tướng Giáp từ trần là tổn thất với Venezuela!"

    Trả lờiXóa
  4. Liên hệ với tình hình Việt Nam. Tôi tin rằng một Juan Guaido trẻ trung, can đảm sẽ gợi cảm hứng cho tuổi trẻ Việt Nam một cách tích cực. Tôi cũng mong các nhà lãnh đạo trong nước luôn biết lắng nghe nhân dân của mình, kịp thay đổi trong hòa bình. Tất cả mọi tham vọng quyền lực đều sẽ bị trả giá nếu nó không hướng về phía tự do và hạnh phúc của nhân dân.
    Nhà văn, nhà quan sát Nguyễn Viện

    Tôi rất mừng khi tình hình Venezuela hôm nay cho thấy những chế độ độc tài, toàn trị không thể tồn tại được và sớm hay muộn thì những kẻ độc tài, thể chế độc tài, phi dân chủ cũng phải chịu số phận bị lật đổ.
    Giáo sư Tương Lai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc ông này trở thành lãnh đạo quốc hội do phe đối lập kiểm soát đã phục hồi sinh khí cho sự chống đối tổng thống Nicolas Maduro, tại một đất nước đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

      Nhưng ông Guaido chỉ mới là chủ tịch quốc hội ba tuần trước đây.

      Trước đó, ít ai biết tới ông.

      Khi ông 15 tuổi, cũng là lúc Hugo Chavez trở thành tổng thống Venezuela năm 1999.

      Ông học ngành kỹ sư công nghiệp tại đại học, rồi học thêm ở Đại học George Washington, Hoa Kỳ, và một trường kinh doanh ở Venezuela.

      Khi còn là sinh viên, ông phản đối sự kiểm soát truyền thông của ông Chavez khi tổng thống không gia hạn giấy phép cho Radio Caracas Television.

      Năm 2009, ông là thành viên sáng lập đảng Ý chí Nhân dân, cùng lãnh đạo đối lập Leopoldo Lopez.

      Ông Lopez hiện đang bị quản thúc tại gia.

      Bang quê nhà của ông, Vargas là một trong những bang nghèo nhất của Venezuela.

      Ông Guaido vào quốc hội với tư cách đại biểu dự khuyết năm 2010 và chính thức là nghị sĩ từ 2015.

      Tuổi trẻ của Guaido và quê nhà nghèo nàn của ông khiến chính phủ Maduro khó mô tả ông thuộc thành phần cai trị giàu có xa hoa.

      Guaido mới chỉ là chủ tịch quốc hội từ hôm 5/1.

      Lãnh đạo trước của phe đối lập, Leopoldo Lopez, đã bị quản thúc.

      Người lẽ ra kế vị, Freddy Guevara, thì đã chạy vào sứ quán Chile sau khi bị cáo buộc kích động bạo lực năm 2017.

      Xóa
    2. Venezuela cho thấy câu chuyện cái mô hình và thể chế XHCN tiếp tục bị thải loại như một quan điểm tất yếu của thực tiễn và lịch sử, sự kéo dài của cái mô hình này chỉ khiến cho mạng người bị rẻ rúng và đời sống bị ngả giá giữa “đói hay là chết” với mô hình bầu cử giả hiệu. Venezuela cũng cho thấy sự quan tâm và thức tỉnh, cảnh giác của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi ngay khi hàng triệu người xuống đường, hàng loạt quốc gia có nền kinh tế phát triển đã nhanh chóng công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, người 35 tuổi là Tổng thống tạm thời. Và tất nhiên, cũng có vài quốc gia mê muội khác chống lại sự kiện xuống đường của nhân dân Venezuela, những quốc gia bảo hộ cho sự độc tài và lạm quyền lực: Mexico, Bolivia và Cuba (hai trong số này là nước XHCN, còn Mexico thì có vị Tổng thống cánh tả).

      Lại nói về Juan Guaido, 35 tuổi, người vừa được Mỹ và hàng loạt quốc gia khác công nhận, ông là ai? Ông là lãnh đạo phe đối lập, người đứng đầu Quốc Hội, và là người có tuyên bố gây chú ý rằng, ông Maduro không phải là một nhà cai trị hợp pháp và bản thân Juan Guaido sẵn sàng chịu trách nhiệm chuyển đổi chính quyền.

      Chính tuyên bố gây chú ý này, đã khiến Juan Guaido vượt ra khỏi một nhà lãnh đạo đối lập, trở thành một người lãnh đạo quốc gia tiềm năng mà nhiều người ở Venezuela và bên ngoài kỳ vọng. Nói cách khác, tính trách nhiệm, tính kiểm soát quyền lực, tính thách thức sự độc tài và lũng đoạn đã trở thành “bà mụ”, nâng đỡ Juan Guaido trở thành một Tổng thống hợp hiến trong tương lai. Nhưng điều cốt lõi là, Guaidó không bao giờ muốn rời khỏi đất nước của mình, ông muốn tạo ra sự thay đổi bắt nguồn từ chính vùng đất của mình.

      Ngoài ra, ý thức chính trị của người dân Venezuela là rất quan trọng, hàng triệu người xuống đường ngày 23.1, nằm trong tiến trình xuống đường trước đó của người dân.

      Năm 2014, hàng ngàn người đã xuống đường để phản đối lạm phát và điều kiện sống. Chính phủ đã đàn áp các cuộc biểu tình, khiến ít nhất 11 người chết.

      Năm 2015, lần đầu tiên các chính trị gia đối lập giành được đa số trong cơ quan lập pháp - Quốc hội - trong gần hai thập kỷ.

      Năm 2016, chính phủ Venezuela đã tước bỏ quyền lực của Quốc hội để giám sát nền kinh tế và vào tháng 3.2017, Chính phủ đã giải tán Quốc hội. Các cuộc biểu tình sau đó đã khiến hơn 100 người chết và 1.000 người bị bắt.

      Và tất nhiên, những kẻ ủng hộ và trung thành với Maduro luôn đổ lỗi về sự hỗn loạn, xung đột, bạo lực, yếu kém, nghèo đói của đất nước chính từ phe đối lập hay thế lực thù địch nước ngoài,… Một cách đổ lỗi rất đúng quy trình ở các nước XHCN.

      Sự kiện ngày 23.1 tại Venezuela được trang NYT bình luận rằng, dù cho cộng đồng quốc tế đang gia tăng áp lực, nhưng điều này không có nghĩa là chế độ sẽ sụp đổ. Nếu điều gì đó đã được chứng minh, thì giải pháp cuối cùng phải đến từ trong nước, không phải từ bên ngoài.

      Đó là sự thức tỉnh trong nhân dân, làm nên chủ quyền nhân dân.
      HOA NGHI

      Xóa
    3. Juan Guaido vốn đại biểu quốc hội, được dân chúng bầu lên, sau đó được đồng nhiệm bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Trên nguyên tắc, Quốc hội là nơi tập trung”quyền lực tối thượng” của quốc gia đồng thời cũng là nơi thể hiện ý chí của toàn dân (qua việc ban bố luật).

      Khi mà người nắm quyền hành pháp (tổng thống) đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Thay vì phục vụ cho nhân dân và đất nước lại phục vụ cho một nhóm nhỏ người thân tín. Tài nguyên quốc gia bị phung phí. Người nắm quyền hành pháp (tổng thống) đã phản bội lại đất nước và dân tộc. Trường hợp này Quốc hội có quyền “bãi nhiệm” tổng thống để cứu vãn đất nước và toàn dân.

      Nhưng (có lẽ) hiến pháp Venezuela không cho phép quốc hội truất phế tổng thống. Hoặc là quốc hội không đạt được số quyết định (thí dụ 2/3 số dân biểu). Vì vậy Juan Guaido tuyên bố tự xung “tổng thống lâm thời” để cứu vãn tình hình Venezuela.

      Nếu tính (nhẩm) thì Guaido đại diện cho đại đa số dân chúng bị gạt bên lề. Maduro chỉ đại diện cho thành phần quân đội, công an và thành phần “dân chúng đảng viên”, phe thiểu số nhưng chiếm hết mọi tài nguyên quốc gia cũng như “ăn trên nợ”, tức xài phí vào tương lai của dân cả nước.

      Nếu đứng trên lập luận này thì quyền lực của Tổng thống lâm thời của Juan Guaido là “chính danh”.

      Quyền lực của Maduro bị “thách thức”. Các cuộc bầu cử cho thấy kết quả không thể kiểm chứng là “trung thực”, thể hiện ý nguyện của toàn dân. Nhưng hệ quả tệ hại của các chính sách về kinh tế, chính trị… của Maduro đã khiến Venezuela cô lập trên trường quốc tế. Kinh tế quốc gia trên đường phá sản. Nợ công tăng vợt phải cầm cố các mỏ dầu… Một tổng thống tồi tàn như vậy, với một tập đoàn cai trị bất lương như vậy… lý ra người dân đã nổi dậy lật đổ từ lâu.
      TRƯƠNG NHÂN TUẤN

      Xóa
    4. Les Echos giải thích vì sao chế độ của trung tá Hugo Chavez sẽ cáo chung cùng với người kế nhiệm Nicolas Maduro : Ván cờ đã đến hồi kết, Nicolas Maduro không ngồi được bao lâu nữa trên đầu một quốc gia bị phá sản. Venezuela mà một bài học thực tế : không thể phân phát tài sản mà bản thân mình không làm ra.

      Lên thay Hugo Chavez qua đời vào năm 2013, Nicolas Maduro nghĩ rằng cần phải dựa vào quân đội để tồn tại. Thế là giới sĩ quan được cung ứng mọi đặc quyền đặc lợi, cho lãnh đạo các công ty xí nghiệp thực phẩm, dầu hỏa và quặng mỏ…

      Nhưng bây giờ thì tình thế đã đổi thay. Kinh tế lạm phát 10.000.000%. Nicolas Maduro vô kế khả thi, tiếp tục vơ vét những đô la cuối cùng cung ứng cho quân đội, phát súng cho đám dân quân tham ô với hy vọng sẽ cứu được chế độ qua biện pháp đàn áp. Nhưng một quân đội như thế có thể là tường thành bảo vệ chế độ được chăng ?

      Les Echos trở lại hình ảnh tổng thống Maduro và quân đội Venezuela hốt hoảng và làm trò cười cho cả thế giới vào ngày 04/08/2018. Chủ tọa một cuộc diễn binh, tổng thống Maduro đang vinh danh thành tích chế độ thì từ trên không trung một chiếc « drone » bay đến va vào một bức tường và phát ra tiếng nổ nhỏ. Thế là trên khán đài, tổng thống xanh mặt, mồm há hốc hoảng loạn, sợ hãi.

      Trong khi đó thì trung đoàn vừa đi đến khán đài danh dự cũng vội vàng thi nhau chạy trốn một cách thảm hại. Vụ việc này, theo Les Echos, làm nhớ đến cuốn phim hài giải trí của vua hề Charlot, Le Dictateur (Nhà Độc Tài), mô tả tâm trạng yếu hèn của Hitler khi mất hết quân binh. Đó cũng là trường hợp của tổng thống Maduro khi mà lực lượng võ trang không đủ can đảm bảo vệ lãnh tụ.

      Xóa
  5. Tại Venezuela, hầu như không còn nạn cướp ngân hàng. Tên trộm cuối cùng bị bắt quả tang trong lúc đột nhập nhà băng là vào tháng 12 năm ngoái, nhưng hắn ta đang trộm…các máy tính, chứ không phải tiền.

    Ngân hàng không còn tiền mặt để cướp

    Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã kéo dài từ nhiều năm qua - với lạm phát vượt mức một triệu phần trăm (1.000.000%) trong năm 2018, và theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 10.000.000% năm 2019. Cộng với tình trạng khan hiếm tiền mặt, đã khiến tội phạm phải thích ứng. Xâm nhập vào ngân hàng để cướp tiền chỉ vô ích.

    Trả lờiXóa
  6. Từ hôm qua đến giờ, trong tâm trí tôi hầu như chỉ ngập tràn hình ảnh xuống đường của người dân Venezuela đòi truất phế Tổng thống Maduro. Đó là một cuộc biểu tình ở quy mô chưa từng có, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả tầng lớp cùng khổ vốn được coi là cơ sở ủng hộ của đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela. Cuộc biểu tình còn ủng hộ Tổng thống lâm thời rất trẻ là ông Juan Guaido, năm nay chỉ mới 36 tuổi.

    Nhiều bạn bè của tôi vốn hay thở dài an phận khi nói tới chế độ cộng sản, bỗng hào hứng hẳn. Họ chia sẻ với nhau tin tức về cuộc cách mạng dân chủ đang diễn ra ở Venezuela và thêm niềm tin để chờ đợi đến ngày người dân nước Việt cũng sẽ vùng lên giống như vậy. Điều đó cho thấy mỗi một cuộc cách mạng dân chủ diễn ra đều có ảnh hưởng tới toàn thế giới, khiến đám độc tài run sợ và khiến lực lượng dân chủ thêm tự tin vào chiến thắng cuối cùng.

    Trong lúc cả nước Venezuela xuống đường đòi cơm áo, đòi dân chủ thì người dân Việt Nam đang dõi theo bước tiến của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup. Tôi thấy trên đường phố vào buổi tối Việt Nam đá với Nhật Bản, có nhiều người chuẩn bị cờ để “đi bão”, ăn mừng nếu đội tuyển Việt Nam chiến thắng.

    Nhiều người phê phán người dân Việt Nam chỉ quan tâm tới bóng đá chứ, không dám “đi bão” khi có luật An ninh mạng, luật Đặc khu, hay xuống đường khi Trung Cộng bắn giết ngư dân Việt Nam,… Điều đó không hẳn là sai nhưng tôi vẫn nhìn việc “đi bão” của người dân, nhất là giới trẻ Việt Nam một cách lạc quan hơn. Đó là người dân Việt Nam nên quen với việc thể hiện cảm xúc, mong muốn của mình nơi công cộng.

    “Biểu tình” nghĩa “biểu lộ tình cảm” mà. Rồi sẽ đến một ngày khi Việt Nam “xuống hố cả nút” như Venezuela, người dân sẽ sẵn sàng “đi bão”, biểu tình, đình công, bãi khóa, để đưa tiếp một chế độ “xạo hết chỗ nói” của thế giới vào dĩ vãng, để xây dựng một quốc gia mới, trên nền tảng tự do, dân chủ, pháp quyền.

    Chắc chắn rằng ngày đó sẽ tới. Chẳng phải trước đây người dân Venezuela chỉ quan tâm tới hoa hậu đó sao?
    TRUNG BẢO

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips