Nghị Yến: ...Tôi cũng đã viết đơn trình bày, sẵn sàng chấp nhận mọi quyết định của tổ chức, nhưng yêu cầu làm rõ 3 vấn đề.Thứ nhất: Việc khai theo biểu mẫu không đáp ứng lòng mong mỏi của cử tri khác xa với việc khai không trung thực;Thứ hai: Đề nghị làm rõ nhiều đại biểu khác trong tình trạng hôn nhân như tôi có ai khai trong hồ sơ không;Thứ ba: Từ tháng 11/2011 tôi đã có văn bản gửi Ban công tác đại biểu Quốc hội, phản ánh bản lý lịch của tôi đã bị sửa đổi, tẩy xóa viết thêm bằng tay. Tôi đã yêu cầu làm rõ nhưng đến nay chưa nhận được trả lời.Tôi đang chờ kết luận của Ban công tác đại biểu Quốc hội...
Bản lý lịch của bà đã bị tẩy xóa, chỉnh
sửa nội dung nào?
...Bản lý lịch đã bị sửa đổi ở phần khai hôn nhân. Tôi khai không có chồng; không hiểu lý do vì sao bị cạo sửa và thay vào bằng thông tin người chồng đã mất. Việc khai tên người chồng đã mất của tôi thì không có gì sai bởi dù sao anh ấy cũng là chồng tôi và là cha của 2 con tôi. Nhưng vấn đề là tại sao người ta tẩy xóa rồi buộc tội tôi làm hồ sơ lem nhem?Võ đoán là không nên, tôi kiến nghị làm rõ...
- Bà Đặng Thị Hoàng Yến trung thực — (Đông A). “Bà Yến đã ngưng không sinh hoạt Đảng từ lâu, do vậy nghiễm nhiên bà Yến có thể tự coi là bà không phải là Đảng viên. Điểm này tuyệt đối chính xác…” Tếu cho cái lý của ông nầy thiệt! Không biết ổng có trả lời nổi cái khái niệm “từ lâu” là bao nhiêu lâu, thì được “tự coi” không còn là đảng viên, là “tuyệt đối chính xác”? Ở đâu ra cái quyền, nguyên tắc được “tự coi”? Đâu ra cái nguyên tắc, khái niệm rằng chuyện “sinh hoạt” đảng đồng nghĩa với danh hiệu đảng viên? v.v.. Hình như thâm ý của ông/bà này chính là đang muốn tiếp tay cho đảng để biến hệ thống của mình ngày càng bát nháo hơn, thích thì “nghiễm nhiên” “tự coi”, tự đặt ra những cái mốc “từ lâu” như đám lục lâm thảo khấu?
Trả lờiXóaXin nói luôn trường hợp BS đây, tuy cũng “tự coi” mình không còn là đảng viên ĐCSVN vì cũng “lâu không sinh hoạt” (chính xác là 17 năm), nhưng chỉ là “tự coi” ngoài đời thôi, nó khác với nguyên tắc “danh chính ngôn thuận” khi khai báo với cơ quan, tổ chức …. Nên cách đây đúng 10 năm, giống như bà Yến, BS tự ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng không thèm che giấu mặc dù có thằng bạn an ninh phụ trách việc này khuyên đừng khai (nó nói huỵch toẹt ra là tay Phương Hữu V. cũng vậy đó). Cũng vì khai thật, nên … trật luôn. Nhưng BS vẫn rất vui, tự hào.
Một ngày nào cái đảng này nó tốt lên (thành một đảng Lao động, Dân chủ xã hội chẳng hạn), BS sẽ trở lại, không cần “xin” đâu nha, vì chưa từng bị khai trừ. Hề hề!
“Bật mí” thêm nữa cho các vị cãi cùn tắt đài đi là vừa. Đó là sau 5 năm không “sinh hoạt”, vậy mà BS vẫn không bị kỷ luật, vẫn được cơ quan (rất quan trọng à nha) làm cho giấy chuyển sinh hoạt đảng khi về “hưu non”, gửi về địa phương ngon lành.
Từ “sinh hoạt” đảng, hãy thử vận dụng nguyên tắc “tự coi” của ông/bà Đ.A. nầy vô “sinh hoạt” … vợ chồng chút: - Thưa tòa, lâu rồi tụi tui không “sanh hoạt”, nên tụi tui … “tự coi” như không còn là vợ chồng ạ. Ha ha! - Thưa tòa, lâu rồi ảnh không … chịu “sanh hoạt” với em, nên ảnh “tự coi” là đã bị … liệt dương, nên ảnh đòi ly dị ạ … Hu hu! Oan cho … em quá ạ … (Ảnh chính là … “Đông A” đấy ạ).
http://anhbasam.wordpress.com/2012/04/23/tin-thu-hai-23-04-2012/#more-53784
Cập nhật ngày 22-4-2012
Trả lờiXóaTrang web Ba Sàm có đặt câu hỏi về bài viết này của tôi như sau:
"Tếu cho cái lý của ông nầy thiệt! Không biết ổng có trả lời nổi cái khái niệm “từ lâu” là bao nhiêu lâu, thì được “tự coi” không còn là đảng viên, là “tuyệt đối chính xác”? Ở đâu ra cái quyền, nguyên tắc được “tự coi”? Đâu ra cái nguyên tắc, khái niệm rằng chuyện “sinh hoạt” đảng đồng nghĩa với danh hiệu đảng viên? v.v.. Hình như thâm ý của ông/bà này chính là đang muốn tiếp tay cho đảng để biến hệ thống của mình ngày càng bát nháo hơn, thích thì “nghiễm nhiên” “tự coi”, tự đặt ra những cái mốc “từ lâu” như đám lục lâm thảo khấu?"
Câu trả lời quá đơn giản: Theo điều lệ Đảng không sinh hoạt Đảng quá 3 tháng mà không có lý do chính đáng thì bị xóa tên trong danh sách Đảng viên. "Từ lâu" ở đây có nghĩa là từ 3 tháng trở lên. So sánh sinh hoạt Đảng với sinh hoạt vợ chồng thể hiện một cái đầu không có một tí bã đậu nào cả, bởi vì sinh hoạt vợ chồng không có một điều lệ nào chung cho tất cả mọi vợ chồng như sinh hoạt Đảng có điều lệ của nó cho tất cả mọi Đảng viên. Việc tổ chức Đảng không xóa tên những Đảng viên không sinh hoạt Đảng quá 3 tháng không có lý do chính đáng là lỗi của tổ chức Đảng. Ông Yeltsin chỉ cần ném cái thẻ Đảng ở Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô là đã tự coi mình ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô mà không cần bất kỳ tổ chức nào của Đảng Cộng sản Liên Xô ra quyết định khai trừ. Ba Sàm tự khoe là "sau 5 năm không “sinh hoạt”, vậy mà BS vẫn không bị kỷ luật, vẫn được cơ quan (rất quan trọng à nha) làm cho giấy chuyển sinh hoạt đảng khi về “hưu non”, gửi về địa phương ngon lành" thì điểm này cho thấy Ba Sàm là loại người vô liêm sỉ. Đã tự coi mình không còn là Đảng viên, mà vẫn nhận giấy chuyển sinh hoạt Đảng thì đấy chính là loại lá mặt lá trái, không biết đến liêm sỉ là gì. Điều này cũng giống những loại Đảng viên có thể cười hề hề mà nói rằng mình chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác Lênin lẫn chủ nghĩa cộng sản, nhưng khi tuyên thệ vô Đảng vẫn có thể giơ tay thề trung thành với tất cả danh dự của mình. Sự vô liêm sỉ như vậy cũng giống những loại Đảng viên một mặt vỗ ngực khoe khoang bao nhiêu năm tuổi Đảng nhưng mặt khác lại cho mình có quyền ngồi xổm lên chính nguyên tắc, cương lĩnh, điều lệ của Đảng mà chính mình đã thề trung thành. Thật tởm cho những loại người như vậy. Thời hiện đại này chúng ta buộc phải trực diện nhìn thấy những sự tởm lợm kinh người như vậy, không còn cách nào khác có thể khuất mắt trông coi.
http://donga01.blogspot.com/
Dân biểu Hoàng Yến 'bị gièm pha'
Trả lờiXóaCập nhật: 12:58 GMT - thứ bảy, 28 tháng 4, 2012
Phóng viên Ben Bland của Financial Times vừa có bài phân tích về các diễn biến liên quan tới việc Dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến bị đề nghị bãi nhiệm. BBC tiếng Việt giới thiệu cùng quí vị dưới đây.
Bà có thể thành công trong việc gây dựng một gia đình giàu có nhất ở Việt Nam nhưng nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến luôn biết trước rằng bước vào thế giới tối tăm của chính trị cao cấp trong nhà nước toàn trị và độc đảng là một canh bạc.
Chẳng lâu sau khi bà Yến và em trai bà, ông Đặng Thành Tâm trở thành những doanh nhân kếch sù đầu tiên được bầu vào quốc hội do Đảng Cộng sản kiểm soát vào năm ngoái, họ đã bị nhiều tờ báo của nhà nước tấn công cá nhân.
"Trước khi tôi quyết định tham gia Quốc hội, tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể cố gắng tìm cách loại tôi ra”
"Tôi sẵn sàng cho điều đó." Bà Yến nói với phóng viên Financial Times vào tháng trước.
Nhận xét của bà quả không sai. Vào tuần trước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan giám sát bầu cử, đã bỏ phiếu đề nghị Quốc hội xem xét việc Bấm bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà do có những điểm không khớp trong hồ sơ ứng cử của bà.
"Tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể cố gắng tìm cách loại tôi ra"
Bà Đặng Thị Hoàng Yến
Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc cáo buộc bà không khai về việc từng ly hôn và không nói rõ chuyện đã từng vào đảng nhưng không còn là đảng viên nữa.
Mặc dù tiên liệu được khả năng bị bãi nhiệm, bà đã không cầm được nước mắt tại một cuộc họp báo vào ngày thứ Bảy tuần trước, nơi bà Yến nói bà sẽ chấp nhận bị bãi nhiệm, nếu, theo dự kiến, Quốc hội quyết định như vậy khi nhóm họp trong phiên tới đây.
Trả lờiXóaViệc chóng lên mau xuống trong bậc thang chính trị của bà Yến, một cựu quan chức chính quyền địa phương kiếm tiền nhờ qua các khu công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam vào những năm 1990, cho thấy những khó khăn lớn hơn mà Đảng Cộng sản Việt Nam đối mặt.
'Chậm hơn Trung Quốc'
Nhà cầm quyền Trung Quốc có bước đi nhanh hơn nhiều trong việc đưa doanh nhân hàng đầu vào đảng và vào chính phủ trong khi chính quyền Việt Nam tỏ ra vất vả trong nỗ lực đưa các nhóm doanh nhân kếch sù có quan hệ sâu rộng vào bộ máy chính quyền khoác cái vỏ ngoài là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Việc bà Yến và em trai của bà được bầu chọn vào Quốc hội tháng Năm năm ngoái, trong cuộc bầu cử trong đó chỉ có một vài ứng viên độc lập được thanh lọc rất chặt được phép ra tranh với ứng cử viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã được các nhà phân tích tại thời điểm đó xem là chỉ dấu của sự cởi mở ngày càng tăng trong Đảng.
Trả lờiXóaTrong một đất nước mà tranh luận trước công chúng bị khống chế bởi kiểm duyệt công khai, bà Yến đã mạnh lời tấn công thực trạng tham nhũng, lãng phí tại các doanh nghiệp nhà nước và bà kêu gọi tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho khu vực tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng việc bà bị hạ bệ hiện đặt ra những câu hỏi về hướng đi của Đảng vào thời điểm khi chính phủ Việt Nam đang cố gắng thực hiện cải cách diện rộng đối với các doanh nghiệp nhà nước lún sâu vào nợ nần và kém hiệu quả cũng như nỗ lực cải cách khu vực ngân hàng.
Những thay đổi này là hết sức quan trọng nếu Việt Nam muốn vực dậy nền kinh tế đang bị trì trệ, tuy cũng là việc làm thách thức lợi ích nhóm trong chính phủ, trong đảng và trong cộng đồng doanh nghiệp.
Trả lờiXóa"Một trong những câu chuyện chính của 10 năm qua tại Việt Nam là sự gia tăng các đại gia trong khu vực khu vực giống như tư nhân," một trong những người làm việc cho bà Yến và là một người theo dõi sát vũ đài chính trị có nhiều mảng tối cho hay.
“[Cuộc chiến giữa bà và những người gièm pha] là một nỗ lực để xác định luật chơi nào dành cho tầng lớp tư bản mới tại Việt Nam."
'Rạn nứt trong Đảng'
Một số nhà phân tích nói rằng tình thế éo le của bà Yến, người chủ của Tập đoàn Tân Tạo hiện đầu tư vào các nhà máy điện, giáo dục và truyền thông, cho thấy vết rạn nứt tiếp diễn trong giới lãnh đạo đảng.
Bà Yến được nhiều người xem có quan hệ gần gũi với ông Trương Tấn Sang, người giữ ghế chủ tịch nước có tính nghi lễ vì thua cuộc trong nỗ lực hạ bệ nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Tôi phỏng đoán rằng sự thành công của bà làm gai mắt một số cá nhân có quyền lực, mà những cá nhân này lại không ưa ông Sang",
Trả lờiXóaGiáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra bình luận.
"Liệu những người này có ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng hay không thì không rõ nhưng họ tỏ ra có biện pháp trừng phạt tiếp bằng nghiệp vụ moi móc lý lịch của bà và bơm thông tin cho báo chí.", giáo sư Thayer nói thêm.
Trong một email gửi tới Financial Times vào ngày thứ Bảy tuần trước, bà Yến cho biết rằng bà đã bị một số tờ báo “bôi nhọ, vu khống, và lạm dụng", nhưng bà phủ nhận có một "mưu đồ" chống lại bà.
Bà nói rằng trong khi việc Bấm khai hồ sơ ứng cử có thể không đầy đủ, bà đã không hành động thiếu trung thực vì bà không tin rằng bà cần phải khai về cuộc hôn nhân cũ hoặc thông tin từng vào đảng.
Bà Yến nói thêm rằng, nếu bị sa thải, bà sẽ tập trung vào dự án phát triển trường Đại học Tân Tạo phi lợi nhuận của bà, là trường được thành lập gần đây với sự hậu thuẫn của ông Sang, và bà sẽ tập trung vào các lợi ích kinh doanh khác của mình.
BBC: Quốc hội Việt Nam đã chính thức bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến tại phiên họp kín sáng nay 26/5.
Trả lờiXóaTruyền thông trong nước cho biết có 473 trên tổng số 500 đại biểu tham gia buổi bỏ phiếu.
Theo kết quả công bố, có 457 phiếu tán thành, 16 phiếu không tán thành việc bãi nhiệm.
Như vậy bà Hoàng Yến chính thức không còn lại đại biểu Quốc hội, và Quốc hội hiện nay chỉ còn 499 đại biểu.
Bà là trường hợp thứ ba bị Quốc hội bãi nhiệm.
Năm 2005, ông Lê Minh Hoàng, nguyên Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM, bị bãi nhiệm do có sai phạm trong vụ điện kế điện tử.
Năm 2006, ông Mạc Kim Tôn, nguyên giám đốc Sở Giáo dục Thái Bình, bị bãi nhiệm vì tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Phát biểu lần cuối
Theo trang VietnamNet, bà Hoàng Yến, phát biểu lần cuối cùng, nói: "đã có sơ xuất, dù không cố ý, nhưng cũng đủ để dẫn đến việc ngày hôm nay".
"Đến giờ phút này, tôi thực sự không oán trách bất cứ ai; tôi chấp nhận mọi quyết định của tổ chức," bà cho biết.
Bà biện luận rằng sau thời gian ngắn ngủi ở Quốc hội, bà sẽ tiếp tục cố gắng vì "đã may mắn có một tầm nhìn, một trách nhiệm của Người đại biểu nhân dân dù chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi".
Nữ doanh nhân Hoàng Yến bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận là không trung thực trong khi khai hồ sơ ứng cử.
Bà bị cho là không khai việc đã từng là đảng viên và không khai có chồng, một Việt kiều, đang bị công an Việt Nam truy nã.
"Đến giờ phút này, tôi thực sự không oán trách bất cứ ai; tôi chấp nhận mọi quyết định của tổ chức."
Bà Đặng Thị Hoàng Yến
Dư luận trở nên ồn ào sau khi bà trúng cử Đại biểu Quốc hội, cùng với em trai Đặng Thành Tâm năm ngoái.
Báo Người cao tuổi và Cựu chiến binh Việt Nam là hai trong số các tờ báo phê phán bà Hoàng Yến nặng nề nhất.
Tháng Chín năm ngoái, hai tờ báo này cùng viết kiến nghị yêu cầu xem xét tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Lá thư đồng kính gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Việc vắng tên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong lá thư làm tăng thêm đồn đoán trong dư luận rằng ông Trương Tấn Sang là người gần gũi với chị em bà Hoàng Yến, và vì thế hai tờ báo công kích đã cố ý không nhắc tên ông.
Đến tháng 12/2011, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vẫn nói rằng “cơ bản không có vấn đề gì” với bà Hoàng Yến.
Nhưng đến ngày 18/4, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kiến nghị bãi miễn tư cách đại biểu của bà Hoàng Yến.
Ngày 5/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành đề nghị bãi nhiệm đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến.
Sau một thời gian lùm xùm thông tin, bà Hoàng Yến đã viết đơn xin từ nhiệm vào tháng Năm.
Nhưng Quốc hội Việt Nam chỉ cho phép đại biểu từ nhiệm vì lý do sức khỏe, vì thế bà Yến đã phải tiếp tục trải qua sự phán xét của Quốc hội.