Nhiều nhà lãnh đạo sẽ phải ngồi tù, nhiều chính quyền sẽ sụp đổ hàng loạt trong thời gian tới |
Tháng 8 năm 2015, một nguồn tin ẩn danh đã cung cấp cho tờ Süddeutsche
Zeitung 11.5 triệu tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca lên đến
2,6 terabyte dữ liệu. Đây là số tài liệu rò rỉ lớn nhất cho đến nay. Tờ
báo này sau đó cung cấp số tài liệu trên cho Tổ Hợp Các Ký Giả Điều Tra
Quốc Tế (International Consortium of Investigative Journalists -ICIJ)
có trụ sở đặt tại Hoa Kỳ. Đến nay, số tài liệu này đã lọt vào tay ít
nhất 400 ký giả quốc tế.
Những tài liệu này cho thấy các hoạt động tài chính bí mật và bất hợp
pháp của 12 nhà lãnh đạo đương chức của năm quốc gia là Á Căn Đình,
Iceland, Saudi Arabia, Ukraine và United Arab Emirates - cũng như 143
quan chức chính phủ, những người thân và cộng sự viên gần gũi của những
người đứng đầu các chính quyền khác nhau của hơn 40 quốc gia khác, bao
gồm Brazil, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Pakistan, Nga,
Nam Phi, Tây Ban Nha, Syria và Vương quốc Anh.
Các tập tin bị rò rỉ cũng giúp xác định sự tham gia vào các hoạt động
tài chính bất hợp pháp của 61 thành viên gia đình và cộng sự viên của
các Thủ tướng, các Chủ tịch và các vị vua, trong đó có người anh rể của
lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình của Trung Quốc, cha của Thủ tướng Anh
David Cameron, con trai của Thủ tướng Malaysia Najib Razak, các con của
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, và “nhà thầu ưa thích” của Tổng thống
Mễ Tây Cơ Enrique Peña Nieto.
Vụ “siêu leak”, được gọi là “Panama Papers”, này đang làm nổ ra nhiều
cuộc biểu tình tại nhiều nước trên thế giới. Những người biểu tình giận
dữ kêu gọi các nhà lãnh đạo có liên quan phải từ chức và các cuộc điều
tra phải được tiến hành để truy tố những kẻ phạm pháp. Lo sợ ảnh hưởng
của vụ này sẽ dẫn đến xáo trộn chính trị, Trung quốc cấm tất cả các Web
sites đăng ký tại Hoa Lục không được nhắc đến những thông tin về vụ này.
Mossack Fonseca là một công ty luật và là một tổ hợp dịch vụ của Panama
được thành lập vào năm 1977 bởi Jürgen Mossack (ảnh trên bên trái) và Ramon Fonseca (bên phải). Các
dịch vụ của Mossack Fonseca bao gồm giúp thành lập, chia nhỏ, nhập lại
các công ty ở hải ngoại, quản lý các công ty ở nước ngoài và cung cấp
dịch vụ quản lý tài sản. Công ty có hơn 500 nhân viên tại hơn 40 văn
phòng trên toàn thế giới (ảnh dưới). Mossack Fonseca là đại diện pháp luật của hơn
300,000 công ty.
Mossack Fonseca là công ty luật lớn thứ tư trên thế giới. Nó làm việc với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, chẳng hạn như Deutsche Bank, HSBC, Societe Generale, Credit Suisse, UBS, ngân hàng Commerzbank và Nordea.
Trước khi xảy ra vụ rò rỉ “Panama Papers”, Mossack Fonseca đã được mô tả bởi các nhà kinh tế như một công ty “kín tiếng” nhất trong ngành công nghiệp tài chính.
Mossack Fonseca là công ty luật lớn thứ tư trên thế giới. Nó làm việc với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, chẳng hạn như Deutsche Bank, HSBC, Societe Generale, Credit Suisse, UBS, ngân hàng Commerzbank và Nordea.
Trước khi xảy ra vụ rò rỉ “Panama Papers”, Mossack Fonseca đã được mô tả bởi các nhà kinh tế như một công ty “kín tiếng” nhất trong ngành công nghiệp tài chính.
Phương thức hoạt động của Mossack Fonseca như sau:
“Sử dụng các vỏ bọc phức tạp của các cấu trúc công ty và tín dụng, Mossack Fonseca giúp khách hàng của mình có thể hoạt động đằng sau một bức tường bí mật gần như bất khả xâm phạm. Thành công của Mossack Fonseca dựa trên một mạng lưới toàn cầu các mạng lưới kế toán và các ngân hàng có uy tín đang thuê công ty luật này quản lý tài chính cho những khách hàng giàu có của họ. Ngân hàng là kẻ giật dây lớn đằng sau việc tạo ra các công ty hoàn toàn không để lại dấu vết gì trong lãnh vực thuế má.
Phần lớn công việc của công ty này có vẻ hoàn toàn hợp pháp và lành mạnh. Nhưng các tài liệu đầu tiên bị rò rỉ cho chúng ta một cái nhìn chi tiết hoạt động bên trong của nó, cho thấy có quá nhiều thứ có thể gian trá”.
Tên của tổng thống Nga Vladimir Putin “không xuất hiện
trong bất kỳ hồ sơ nào”, nhưng tờ báo xuất bản một danh sách dài “những
người bạn thời thơ ấu của ông Putin và những đồng đội cũ”, bao gồm cả
tỷ phú xây dựng Arkady và Boris Rotenberg, nhạc sĩ chuyên nghiệp Sergei
Roldugin, và tài phiệt Alisher Usmanov./Bài
gốc
Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) là một tổ chức phi lợi nhuận đặt ở thủ đô Washington của Mỹ.
Trả lờiXóaHồ sơ Panama tiết lộ một số nhà lãnh đạo đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ.
Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của anh rể ông Tập Cận Bình là ông Đặng Gia Quý.
Là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, ông Đặng Gia Quý thành lập hai công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.
Tại thời điểm đó ông Tập Cận Bình chưa lên làm Chủ tịch nước, mới là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.
Báo chí nước ngoài từng cho rằng thân nhân của ông Tập có tài sản gửi ở nước ngoài.
Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gửi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Còn có đại diện VN trong danh sách này hay không, hãy cùng đợi xem sao.
Đọc tới đọc lui các báo, hóa ra Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế hoạt động hiệu quả là nhờ... Mỹ không có Ban Tuyên giáo?
Vào 2 giờ chiều ngày 9/5/2016 (giờ Mỹ), tức 2 giờ sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã hoàn tất việc công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org.
XóaNhư vậy, từ thời điểm hiện tại, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin "gây sốc" toàn thế giới chỉ với những thao tác tương tự như tìm kiếm thông tin trên Google và biết được những ai đứng sau 320.000 công ty hải ngoại.
Riêng độc giả tại Việt Nam có thể truy cập vào địa chỉ Offshore Leaks như đã nói ở trên để tra cứu những cái tên Việt hoặc công ty do người Việt đứng sau.
Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
Cùng với đó, tài liệu này cũng công khai danh tính 23 cá nhân, tổ chức trung gian; 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài và 185 địa chỉ ở Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đây chỉ là một phần trong 200.000 doanh nghiệp ở nước ngoài do các cá nhân giàu có trên thế giới lập ra mà ICIJ công bố.
19 công ty hải ngoại có liên quan đến các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam chủ yếu được đặt tại Quần đảo British Virgin thuộc Anh, chỉ có 1 công ty trong số đó là đặt tại Panama...
Ông Gunnlaugsson đã từ chức ngày 5/4 sau những cáo buộc của Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) - tổ chức phanh phui vụ Panama Papers - cho rằng ông che giấu tài sản ở nước ngoài và trốn thuế.
Trả lờiXóaQuyết định từ chức của Thủ tướng Iceland đã được công bố trước Quốc hội nước này sau một cuộc biểu tình rầm rộ của hàng chục nghìn người dân.
Với quyết định này, ông Gunnlaugsson rời nhiệm sở một năm trước khi chính thức kết thúc nhiệm kỳ. Động thái từ chức cũng đồng nghĩa với việc ông “đầu hàng” trước áp lực ngày càng lớn của phe đối lập, và thậm chí là từ nội bộ đảng cầm quyền sau khi vụ Panama Papers bị đưa ra ánh sáng.
“Vụ từ chức này cho thấy hành vi thao túng hệ thống tài chính quốc tế của những nhân vật tham nhũng thuộc giới tinh hoa chính trị đối mặt với khả năng bị trừng phạt ngày càng lớn”, ông Carl Dolan, Giám đốc phụ trách khu vực Liên minh châu Âu (EU) của tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) nhận định.
Những tài liệu bị lộ từ công ty luật Mossack Fonseca cho thấy vị Thủ tướng 41 tuổi cùng vợ có những khoản đầu tư cất giữ ở thiên đường thuế British Virgin Islands. Tài liệu rò rỉ cũng làm dấy lên những câu hỏi xung quanh vai trò của ông Gunnlaugsson trong việc giám sát các cuộc đàm phán giữa với chủ nợ của 3 ngân hàng bị đổ vỡ của Iceland.
Đặc biệt, những khoản đầu tư trên được cất ở British Virgin Islands trong khi Iceland áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, có nghĩa là tiền từ nước này không thể chuyển qua biên giới.
Ông Gunnlaugsson là thủ tướng thứ hai của Iceland phải từ chức do sự phản đối của người dân. Trước đó, Thủ tướng Geir Haarde cũng buộc phải từ chức sau những cuộc biểu tình tương tự vào năm 2009.
Kể từ khi vụ Panama Papers được ICIJ công bố, ông Gunnlaugsson là một trong những chính trị gia có vẻ dễ bị tổn thương nhất. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo và chính trị gia bị cáo buộc trong vụ này từ Moscow cho tới Islamabad và Buenos Aires đều phản ứng bằng cách phủ nhận, bất bình hoặc tỏ thái độ giận giữ.
“Thủ tướng Iceland là phần nổi của tảng băng chìm về việc [vụ Panama Papers] sẽ có ảnh hưởng tới ổn định chính trị như thế nào trong dài hạn”, ông Ian Bremmer, Chủ tịch công ty Eurasia Group ở New York, đánh giá.
Hôm thứ Hai, cảnh sát Iceland đã phải dựng hàng rào xung quanh tòa nhà Quốc hội ở Reykjavik khi người biểu tình gõ trống ầm ĩ và ném trứng, sữa chua vào tòa nhà. Cảnh sát nói có khoảng 10.000 người đã tham gia cuộc biểu tình, trong khi các nhà tổ chức biểu tình đưa ra con số cao gấp đôi.
Ngoài ra, hàng nghìn người khác đã đăng ký trên mạng Facebook để tham gia vào một cuộc biểu tình thứ hai dự kiến diễn ra vào chiều ngày thứ Ba.
Ông Dolan, Giám đốc TI tại EU, nếu vụ từ chức của Thủ tướng Iceland trở thành một tiền lệ cho việc một chính trị gia “có tài sản bí mật trong một công ty hưởng lợi từ các quyết định của chính phủ”, thì rất có thể sẽ có thêm những chính trị gia nữa phải từ chức.
3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc đương nhiệm bị liên lụy. Thân nhân của những nhân vật này có tên trong danh sách vừa được tiết lộ hôm đầu tuần.
Trả lờiXóaBa nhân vật đầy uy quyền trong hàng ngũ đảng Cộng Sản Trung Quốc gồm chủ tịch Tập Cận Bình, trưởng ban tuyên giáo Trung ương Lưu vân Sơn, phó thủ tướng Trương Cao Lệ. Bản thân phó thủ tướng Trung Quốc họ Trương là con rể cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình.
Theo nhật báo Mỹ, New York Times số ra ngày 06/04/2016, con rể ông Trương Cao Lệ trực tiếp nắm giữ 3 công ty bình phong hoạt động tại thiên đường thuế khóa quần đảo Virgin được đặt dưới quyền kiểm soát của vương quốc Anh. Liên quan đến ông Lưu Vân Sơn, nhân vật đứng thứ 5 trong ban Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, con dâu của ông làm chủ và điều hành một công ty Trung Quốc cũng trên quần đảo này.
Nhân vật lãnh đạo số 1 Trung Quốc hiện nay, ông Tập Cận Bình, cũng bị liên lụy do ông anh rể Đặng Gia Quý. Ông Đặng là một trong những thân chủ của tổ hợp luật sư Panama, Mossak Fonseca. Theo tiết lộ điều tra năm 2009, khi Tập Cận Bình còn đang ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, ông Đặng Gia Quý là cổ đông duy nhất của hai công ty đóng trên quần đảo Virgin. Mối liên hệ này được hãng tin Bloomberg phát hiện từ năm 2012, và phơi bày ra ánh sáng vài tháng trước khi ông Tập lên lãnh đạo đất nước và phát động chiến dịch chống tham nhũng với quy mô lớn.
Thủ tướng Anh David Cameron thừa nhận ông từng nắm cổ phần sinh lợi nhuận từ quỹ đầu tư ra nước ngoài của cha mình tại Panama nhưng khẳng định đã bán với giá khoảng 30 ngàn bảng trước khi ông trở thành người đứng đầu nội các.
Trả lờiXóaTài liệu Panama tiết lộ rằng lúc sinh thời, cha của ông David Cameron là ông Ian Cameron đã điều hành một quỹ đầu tư với cái tên Blairmore Holdings.
Trong cuộc phỏng vấn với ITV News, Thủ tướng Anh nhấn mạnh rằng sẽ là một "quan niệm sai lầm cơ bản" nếu cho rằng quỹ Blairmore Holdings ở Bahamas của cha ông được thành lập để tránh thuế. Ông nói rằng cha mình đã bị “viết oan”.
Các tổ chức xã hội dân sự và các chuyên gia chống tham nhũng đã lên tiếng hối thúc chính phủ Campuchia mở cuộc điều tra về vấn đề tại sao Bộ trưởng Tư pháp Ang Vong Vathana có tên trong tài liệu được gọi là Hồ Sơ Panama.
Trả lờiXóaBộ trưởng Tư pháp Ang Vong Vathana là người Campuchia duy nhất được nêu tên trong hơn 11 triệu tài liệu bị tiết lộ của công ty luật Mossack Fonseca.
Một đối thủ chính trị chính ở Pakistan đã yêu cầu Thủ tướng Nawaz Sharif từ chức, sau khi những tài liệu bị rò rỉ từ một công ty luật ở Panama tiết lộ những người con của ông ta sở hữu một số công ty ở nước ngoài.
Trả lờiXóaNhững tiết lộ này đã chiếm lĩnh những cuộc tranh luận trong chính giới và truyền thông Pakistan, chủ yếu chỉ trích ông Sharif về việc bị nói là ông che giấu tài sản của gia đình ở nước ngoài.