Tuần vừa qua là một tuần lễ mà những kỷ
niệm vui có buồn có chồng chất lên trên cuốn lịch của thế giới, từ Thiên An Môn
ở Trung Quốc, đến kỷ niệm ngày D-Day, ngày quân đội đồng minh đổ bộ vào Pháp,
đến lễ chào mừng 60 năm ngày Nữ Hoàng Elizabeth lên cai trị.
Nhưng không phải kỷ niệm nào cũng được chào đón hay ngay cả được ghi
nhận.
Ở Trung Quốc, ngày kỷ niệm của vụ mà người Hoa vẫn thường gọi là Phong Trào
Lục Tứ Vận Ðộng đã bị chính quyền tìm đủ cách để xóa đi trong ký ức của nhân
dân, bởi đó là ngày mà đảng Cộng Sản Trung Quốc xua quân đội vào đàn áp bắn chết
không biết bao nhiêu người dân ở Quảng trường Thiên An Môn.
Có điều năm nay có vẻ trời không thuận cho sự che giấu đó. Ðúng ngày 4 tháng 6 vừa qua, Chỉ số của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã mở cửa với con số 2346.98 điểm. Nếu đọc từ phải sang trái theo kiểu người Hoa thì chúng ta sẽ có một cái con số mà đối với chính quyền vô cùng “nhạy cảm”: Kỷ niệm 23 năm ngày 4 tháng 6 năm 1989, ngày xảy ra vụ tàn sát Thiên An Môn. Chưa hết, chỉ sáu giờ sau đó, thị trường đóng cửa xuống 64.89 điểm!
Có điều năm nay có vẻ trời không thuận cho sự che giấu đó. Ðúng ngày 4 tháng 6 vừa qua, Chỉ số của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã mở cửa với con số 2346.98 điểm. Nếu đọc từ phải sang trái theo kiểu người Hoa thì chúng ta sẽ có một cái con số mà đối với chính quyền vô cùng “nhạy cảm”: Kỷ niệm 23 năm ngày 4 tháng 6 năm 1989, ngày xảy ra vụ tàn sát Thiên An Môn. Chưa hết, chỉ sáu giờ sau đó, thị trường đóng cửa xuống 64.89 điểm!
Người dân Trung Quốc, vốn rất tin vào những con số, hẳn đã sửng sốt trước
những con số này. Lập tức địa chỉ Weibo, vốn là một thứ Twitter của Trung Quốc,
đã ồn lên. Nhiều người bày tỏ niềm tin đây là “điềm Trời.” Họ nói đến “kỳ lạ”
hay “quái đản.” Một blogger nổi tiếng trên Weibo còn bảo “Nhìn con số mở và sụt
giảm trên thị trường hôm nay, tôi mới thực sự hiểu là có những thế lực đằng sau
việc lên xuống của thị trường.”
Và dĩ nhiên ngay lập tức guồng máy kiểm duyệt của chính quyền tìm cách bưng bít. Muốn truy cập Thị trường Chứng khoán Thượng Hải thì gặp ngay một thông cáo nói là theo luật lệ địa chỉ này không được “trưng bày” nữa. Rồi để bảo đảm họ cấm luôn một loạt những chữ hay câu như “đèn nến,” “máu” hay “anniversary.”
Và dĩ nhiên ngay lập tức guồng máy kiểm duyệt của chính quyền tìm cách bưng bít. Muốn truy cập Thị trường Chứng khoán Thượng Hải thì gặp ngay một thông cáo nói là theo luật lệ địa chỉ này không được “trưng bày” nữa. Rồi để bảo đảm họ cấm luôn một loạt những chữ hay câu như “đèn nến,” “máu” hay “anniversary.”
Nhưng cái thời có thể bưng bít hoàn toàn dân chúng đã qua rồi. Năm nay lễ đốt
đèn kỷ niệm Thiên An Môn ở Hồng Kông lớn hơn thường lệ. Khoảng 180,000 người đã
tham dự lễ đốt đèn. Ban tổ chức cho là trong số này có ít nhất một phần năm là
dân Hoa Lục.
Nhưng cấm thì vẫn cấm, mặc dầu cấm mà không ai quên.
Cũng có những kỷ niệm bị cố làm ngơ như ngày 5 tháng 6, ngày mà thanh niên và
trí thức Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước chống lại sự xâm lăng
của Trung Quốc. Năm nay bầu không khí sôi sục năm ngoái đã biến mất.
Ở trên các blog, các blogger nhớ lại ngày hoàng kim cũ, trong khi ở Sài Gòn, một nhóm thanh niên đã tụ tập đốt đèn để kỷ niệm 1 năm. Một bài trên Blog Dân Làm Báo ghi nhớ một cách bùi ngùi là bà Bùi Thị Minh Hằng đã mang đến một ổ bánh mừng kỷ niệm và họ đã cùng nhau hát bài Happy Birthday với lời tự chế tại chỗ, “Mừng ngày xuống đường của dân, mừng ngày tiếng dân vang oai hùng bảo vệ quê hương tổ quốc.” Và họ đã cùng nhau chụp hình lưu niệm dưới ánh nến lung linh và hô to khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam.”
Bài báo cũng kể lại là một số thanh niên khác, giơ tay vẫy chào nhưng không dám tham gia, chỉ có mấy người bạn trẻ ngoại quốc tò mò đến hỏi thăm, và khi biết thì thắc mắc tại sao lại chỉ có một nhóm nhỏ tổ chức mừng ngày xuống đường vì tổ quốc thôi thì một bạn đã ngượng ngùng giải thích không phải ai cũng ý thức đến vấn đề chủ quyền và có người thì sợ.
Sau đó họ tiếp tục đốt đèn đi quanh công viên vừa đi vừa ca hát những bài như “Này người anh em,” “Việt Nam quê hương ngạo nghễ,” “Lên đàng.” Cuối cùng họ về trước tượng đài Ðức Mẹ ở nhà thờ Ðức Bà, họ đặt nến dưới chân tượng Ðức Mẹ, cùng đọc kinh cầu nguyện và chia tay nhau ra về!
Ở trên các blog, các blogger nhớ lại ngày hoàng kim cũ, trong khi ở Sài Gòn, một nhóm thanh niên đã tụ tập đốt đèn để kỷ niệm 1 năm. Một bài trên Blog Dân Làm Báo ghi nhớ một cách bùi ngùi là bà Bùi Thị Minh Hằng đã mang đến một ổ bánh mừng kỷ niệm và họ đã cùng nhau hát bài Happy Birthday với lời tự chế tại chỗ, “Mừng ngày xuống đường của dân, mừng ngày tiếng dân vang oai hùng bảo vệ quê hương tổ quốc.” Và họ đã cùng nhau chụp hình lưu niệm dưới ánh nến lung linh và hô to khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam.”
Bài báo cũng kể lại là một số thanh niên khác, giơ tay vẫy chào nhưng không dám tham gia, chỉ có mấy người bạn trẻ ngoại quốc tò mò đến hỏi thăm, và khi biết thì thắc mắc tại sao lại chỉ có một nhóm nhỏ tổ chức mừng ngày xuống đường vì tổ quốc thôi thì một bạn đã ngượng ngùng giải thích không phải ai cũng ý thức đến vấn đề chủ quyền và có người thì sợ.
Sau đó họ tiếp tục đốt đèn đi quanh công viên vừa đi vừa ca hát những bài như “Này người anh em,” “Việt Nam quê hương ngạo nghễ,” “Lên đàng.” Cuối cùng họ về trước tượng đài Ðức Mẹ ở nhà thờ Ðức Bà, họ đặt nến dưới chân tượng Ðức Mẹ, cùng đọc kinh cầu nguyện và chia tay nhau ra về!
Bùi Thị Minh Hằng trong
thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý Hòa Bình lúc 20:00, ngày
27.05.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng Sài Gòn.
Chị cũng thắp nến cùng cộng đoàn cầu nguyện cho Công Lý Và Hòa Bình
Cũng có những kỷ niệm đã bị chìm vào quên lãng. Hôm 6 tháng 6 vừa qua là ngày
D-Day, ngày mà lực lượng đồng minh đổ bộ vào các bờ biển của Pháp trong cố gắng
giải phóng Âu Châu lục địa khỏi ách cai trị của Ðế quốc Ðức quốc xã. Ðã 68 năm
qua rồi từ ngày 6 tháng 6 năm 1944 đến nay, và có lẽ có quá nhiều người không
còn nhớ đến ngày này nữa.
Có điều nếu quí vị có dịp đi qua những cánh đồng ở miền Nam nước Pháp, những
tấm bảng chỉ “Nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ,” “Nghĩa trang lực lượng Canada,”
“Nghĩa trang quân đội Anh,” là những điều nhắc nhở. Và nếu quí vị có thời giờ
ghé lại nhìn những hàng thập tự kéo dài đến tận chân trời thì mới hiểu sự kinh
hồn của cuộc chiến năm nào.
Hẳn chúng ta ai cũng đã có lần xem cuốn phim The Longest Day về ngày này. Nhưng cuốn phim đó có lẽ cũng chỉ nói lên được một phần nào sự kinh hoàng của ngày hôm đó. Với các cựu chiến binh Ðệ Nhị Thế Chiến ngày càng chết dần, ký ức này rồi sẽ chìm vào quên lãng, chỉ còn lại những nấm mộ nằm yên trong các nghĩa trang vẫn được chăm sóc cẩn thận. Vâng ít nhất những nấm mộ đó vẫn được chăm sóc, bởi ủy ban bảo vệ của các quốc gia và bởi ngay chính người dân địa phương, khác với cảnh của Nghĩa trang Quân đội ở Việt Nam.
Hẳn chúng ta ai cũng đã có lần xem cuốn phim The Longest Day về ngày này. Nhưng cuốn phim đó có lẽ cũng chỉ nói lên được một phần nào sự kinh hoàng của ngày hôm đó. Với các cựu chiến binh Ðệ Nhị Thế Chiến ngày càng chết dần, ký ức này rồi sẽ chìm vào quên lãng, chỉ còn lại những nấm mộ nằm yên trong các nghĩa trang vẫn được chăm sóc cẩn thận. Vâng ít nhất những nấm mộ đó vẫn được chăm sóc, bởi ủy ban bảo vệ của các quốc gia và bởi ngay chính người dân địa phương, khác với cảnh của Nghĩa trang Quân đội ở Việt Nam.
Nhưng cũng có những kỷ niệm thật vui. Cũng tuần qua, Nữ Hoàng Elizabeth II
của Anh Quốc đánh dấu 60 năm trị vì.
Dân tộc Anh, vốn bản chất ít thích bộc lộ cảm tình, và luôn luôn sợ quá suồng
sã, đã quên mất bản tính, buông mình trong một màn tình cảm ái quốc mà ngay cả
một người sống ở Anh hai thập niên nay cũng phải ngạc nhiên. Ngay cả trong những
giây phút đầy xúc động sau khi Công nương Diana qua đời dân chúng Anh cũng không
bộc lộ cảm tình bằng mấy ngày lễ kỷ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth Ðệ
II.
Có người bảo sự ủng hộ nồng nhiệt của dân chúng đối với nữ hoàng là vì bà là biểu tượng cho sự bền vững trong một giai đoạn mà đổi thay là chuyện đương nhiên và tương lai khá mờ mịt. Vì bà sống quá lâu, trị vì quá lâu, nên đối với mọi người dân, bà là mốc của cuộc đời. Họ nhớ chuyện gì xảy ra cho mình khi bà hạ sinh Thái tử Charles, khi bà làm lễ kỷ niệm 25 năm, rồi 50 năm cầm quyền.
Có người bảo sự ủng hộ nồng nhiệt của dân chúng đối với nữ hoàng là vì bà là biểu tượng cho sự bền vững trong một giai đoạn mà đổi thay là chuyện đương nhiên và tương lai khá mờ mịt. Vì bà sống quá lâu, trị vì quá lâu, nên đối với mọi người dân, bà là mốc của cuộc đời. Họ nhớ chuyện gì xảy ra cho mình khi bà hạ sinh Thái tử Charles, khi bà làm lễ kỷ niệm 25 năm, rồi 50 năm cầm quyền.
Nhưng nói vậy cũng chưa đủ để giải thích sự nồng nhiệt của người Anh đối với
riêng nữ hoàng.
Ðiều quan trọng hơn có lẽ là tại vì nữ hoàng, chỉ vì đã sống lâu đến như vậy,
đã trở thành biểu tượng cho một tinh thần trách nhiệm mà ngày càng hiếm thấy ở
Anh cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Bà không nghỉ việc, bà không than
vãn, bà không nói chuyện với báo chí hay phản đối khi người ta vẽ những tấm hí
họa khó chịu hay nói những lời không hay về gia đình mình. Trong suốt sáu thập
niên, dầu mưa hay nắng, lạnh hay nóng, bà đến dự các buổi thiện nguyện, đại diện
Anh quốc ở nơi nào chính phủ bảo bà đi, thường xuyên gặp gỡ các vị thủ tướng
Anh, Canada và Úc, cùng các vị lãnh tụ khác, tham dự các nghi lễ quốc gia, khai
mạc Quốc Hội, và luôn luôn lúc nào cũng chững chạc và lúc nào cũng sẵn sàng nghĩ
ra một điều gì để nói.
Bà có thể không lý thú, nhưng bà nào cần phải lý thú. Bà chỉ phải là kiên trì, bất biến và ái quốc. Và quả là bà đã là như vậy. Cuối cùng bà là một trong những nhân vật hiếm có mà chúng ta luôn luôn có thể trông cậy được là giữ được bình tĩnh. Có người bảo bà quá lạnh lùng, nhưng trong cái thời của những quá độ phô bày trên Internet, trên Youtube, thật là nhẹ nhõm khi có một nhân vật lúc nào cũng “Keep Calm!” Lễ kỷ niệm 60 năm cai trị của nữ hoàng thật là một dịp đáng ghi nhớ, và nó đã được ghi nhớ thật ngoạn mục.
Lê Phan/Người Việt Online
Bà có thể không lý thú, nhưng bà nào cần phải lý thú. Bà chỉ phải là kiên trì, bất biến và ái quốc. Và quả là bà đã là như vậy. Cuối cùng bà là một trong những nhân vật hiếm có mà chúng ta luôn luôn có thể trông cậy được là giữ được bình tĩnh. Có người bảo bà quá lạnh lùng, nhưng trong cái thời của những quá độ phô bày trên Internet, trên Youtube, thật là nhẹ nhõm khi có một nhân vật lúc nào cũng “Keep Calm!” Lễ kỷ niệm 60 năm cai trị của nữ hoàng thật là một dịp đáng ghi nhớ, và nó đã được ghi nhớ thật ngoạn mục.
Lê Phan/Người Việt Online
5/6 tuần qua cũng là ngày Môi trường Thế giới và cũng là ngày Nguyễn Tất Thành xuất dương dưới tên gọi là Văn
Ba, lên chiếc tàu buôn Đô đốc
Latouche Tréville với nghề phụ bếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét