Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Nước Nga luôn luôn trung thành với các nhà độc tài

Tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nga và Liên minh Âu châu (EU) diễn ra ở St Petersburg (hôm thứ Hai ngày 4/2/2012 – ND), Putin một lần nữa khẳng định lập trường dứt khoát của Nga phản đối bất kỳ sự can thiệp nào vào Syria – mặc dù các cuộc thảm sát gần đây ở Hauli, mặc dù đã có tới 15 ngàn nạn nhân trong cuộc nội chiến ngày mỗi đẫm máu hơn.

Trong khi đó Moscow cũng muốn có quan hệ tốt với EU, Mỹ và thế giới Ả Rập. Tại sao tất cả mọi thứ được phơi bày như thế mà Nga vẫn hỗ trợ công khai một chế độ tội phạm?

Trước hết, một việc hiển nhiên, lợi ích địa chính trị. Syria là đồng minh Ả Rập cuối cùng của Moscow, nước Nga đã đầu tư hàng tỉ đôla và có căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất tại quốc gia này. Putin cũng muốn chứng tỏ rằng – khác với Mỹ ở thời khắc quan trọng đã từng bỏ rơi các Tổng thống của Yemen và Ai Cập, trước đó là Shah của Iran – Nga là một đồng minh đáng tin cậy của các nhà độc tài và mỗi nhà độc tài gắn bó với Nga đều có thể nhận được sự hỗ trợ đến cùng.
Người Nga dường như đã không hoàn toàn thấy mùa xuân Ả Rập đã mở ra bình minh của nền dân chủ trong khu vực và họ hy vọng rằng các thế hệ tiếp theo của các nhà độc tài đánh giá cao sự kiên trì của nước Nga. Cuối cùng, sự của sụp đổ Bashar al-Assad sẽ là một quả đấm cho Iran, còn những khó khăn mà Tehran tạo ra cho phương Tây, sẽ làm giảm mối đe doạ gây áp lực lên Moscow (và cùng với, ít nhất cho đến gần đây, giá dầu tăng, một lợi ích quốc gia cơ bản của Nga).

Nhưng khi chế độ Assad sụp đổ – sẽ là một kết cục như thế mặc dù không sớm xảy ra – Moscow mất đi các lợi ích và nhận gánh nặng về sự hỗ trợ cho chế độ độc tài đẫm máu. Sau đó, sẽ không ai còn nghi ngờ rằng, Putin đã đánh cược vào một con ngựa xấu. Đúng không?

Nhưng không phải như thế. Thật vậy, bởi vì sự sụp đổ của chế độ Assad có thể cho thấy viễn cảnh tăng lên của các cuộc xung đột và không nhìn thấy hồi kết. Cũng giống như người Shiite của Iraq sau sự sụp đổ của Saddam Hussein, người Sunni với đa số ở Syria, dường như chắc chắn sẽ trả thù đẫm máu đối với những người đã ủng hộ Assad ngày hôm nay – vì chính từ sự lo sợ bị trả thù này – là những người theo giáo phái alawite, Kitô giáo và người Kurd. Nhưng nếu chế độ bị sụp đổ bởi can thiệp quốc tế, Putin sẽ có thể tuyên bố rằng ông ta có lý gấp đôi: khi quyết định hỗ trợ Assad, và khi phản đối sự can thiệp. Vì rằng sau sự sụp đổ của Assad chỉ có thể tồi tệ hơn.
Người Mỹ đã lật đổ Hussein và gánh trách nhiệm về cuộc nội chiến đẫm máu tiếp theo sau đó, mặc dù trong cuộc nội chiến này chiến binh mỗi bên nhắm vào mục đích loại bỏ “phía kia”, hơn là xua đuổi người Mỹ.
Cuộc can thiệp của NATO ở Libya, một năm trước đây, được biết đến rộng rãi trong thế giới Ả Rập, bây giờ chỉ có 25% số người ủng hộ. Bởi vì với người Ả Rập – chế độ tạo dựng sau cuộc cách mạng mà họ giành chiến thắng, đã không làm họ vừa lòng.

Ngay cả những can thiệp vào Kosovo năm 1999, rất nhiều người bây giờ xem như một sai lầm, do cuộc đàn áp của người Serbia xảy ra sau đó. Putin biết rằng sẽ tới lúc ông ta có thể nói: Tôi đã nói rồi mà, đúng không?
Chỉ có điều rằng, đánh giá quan trọng của việc lật đổ các nhà độc tài dựa trên hai tiền đề sai.

Đầu tiên, trách nhiệm về các cuộc nội chiến bùng nổ sau đó, người ta đổ hết cho kết quả của sự can thiệp. Trong khi đó, cuộc nội chiến đẫm máu nhất ở Algeria và Sudan đã nổ ra trong trường hợp không hề có can thiệp (và có lẽ sự can thiệp có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế).

Thứ hai, các chế độ độc tài không phải là lựa chọn thay thế cho các cuộc nội chiến, mà chúng là nguyên nhân của các cuộc nội chiến đó. Các chế độ này thực thi quyền lực bằng sử dụng bạo lực, đàn áp một nhóm này và dành đặc ân cho những nhóm khác ưa thích. Và các chế độ này dạy dỗ con người rằng phương pháp bạo lực là chính trị hiệu quả.

Đó là sự thật: nền dân chủ không đảm bảo cho một cuộc nội chiến sẽ không xảy ra (như Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ). Nhưng chế độ độc tài đảm bảo rằng, sẽ chắc chắn – và sẽ không kết thúc cùng với sự sụp đổ của nhà độc tài.

Ngày 7/12/2012
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức – RFA Blog
Bài được dịch từ bài “Rodja zawsze wierna dyktarorom” của ký giả Dawid Warszawski đăng trên nhật báo tri thức uy tín và lớn nhất Ba Lan Gazeta Wyborcza ngày 5/6/2012 (hình minh hoạ trong bài là của người dịch):
http://wyborcza.pl/1,75968,11873260,Rosja_zawsze_wierna_dyktatorom.html
 Biếm họa về sự giúp đỡ tên đao phủ "Ác Sát" của Nga và Tàu cộng

8 nhận xét:

  1. Một phóng viên BBC đã nhìn thấy các bằng chứng về việc tàn sát tại làng Qubair ở Syria, nơi xảy ra thảm kịch hôm thứ Tư tuần rồi.
    Paul Danahar, có mặt trong đoàn quan sát viên của LHQ, đã chứng kiến cảnh các ngôi nhà bị tàn phá và đốt cháy tại ngôi làng không một bóng người ở gần thành phố Hama.
    Hiện còn chưa rõ điều gì đã xảy ra với thi thể của hàng chục người bị cho là đã chết trong vụ tàn sát.
    Tình trạng bạo lực tiếp diễn tại nhiều nơi trong nước Syria, tin chưa kiểm chứng nói đã có nổ bom tại thủ đô Damascus.
    Hồng thập tự cảnh báo rằng 1,5 triệu người Syria đang cần hỗ trợ nhân đạo.
    Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon trước đó đã lên án vụ thảm sát Qubair và cảnh báo nguy cơ xảy ra nội chiến. Đặc phái viên Kofi Annan thì nói kế hoạch hòa bình sáu điểm của ông chưa được thực thi.
    Phe đối lập nói vụ thảm sát Qubair là do dân quân thân chính quyền Bashar al-Assad thực hiện, trong khi chính phủ cho rằng đây là vụ tàn sát dân thường của "quân khủng bố".
    Các quan sát viên LHQ đã tới Qubair vào hôm thứ Sáu sau chuyến đi không thành vì chiến sự một hôm trước đó. Phóng viên BBC Paul Danahar đi trong đoàn này.

    Trả lờiXóa
  2. Mùi da thịt cháy
    Người phát ngôn của LHQ Sausan Ghosheh nói với BBC News sau chuyến đi rằng người dân trong khu vực cho đoàn của LHQ biết gần như toàn bộ dân làng Qubair đã thiệt mạng.
    Bà cũng nói LHQ chưa thể xác định được con số người chết hay mất tích tại đây, và hiện đang cố gắng làm công việc này với sự trợ giúp của dân bản địa.
    Theo bà Ghosheh, một ngôi nhà ở Qubair dường như đã bị trúng đạn pháo cũng như nhiều loại đạn khác nhau.
    Ngôi nhà thứ hai thì có dấu hiệu "da thịt cháy ở bên trong... có mùi da thịt bị cháy".
    Các nhà hoạt động nói quân đội chính phủ đã chuyển nhiều xác chết ra khỏi Qubair và một số xác chết khác được đem đi chôn ở làng Maarzaf lân cận.
    Ủy ban Quốc gia Syria, tức phe đối lập, nói con số người chết là 78; nhưng Đài theo dõi Nhân quyền Syria đặt ở Anh quốc thì nói "ít nhất 55 người". Báo chí trong nước Syria đưa ra con số chín người.
    Dân quân bị cho là đã thực hiện vụ Qubair có tên shabiha, chủ yếu là người thiểu số Alawite, cùng sắc tộc với Tổng thống Bashar al-Assad. Đây là một nhánh của dòng Hồi giáo Shia.
    Các nạn nhân thì chủ yếu là người Hồi giáo Sunni, vốn chiếm đa số dân Syria.
    Các phân tích gia cho rằng quan ngại chính hiện nay là Syria trở thành nơi xảy ra bạo lực sắc tộc, như những gì đã gây bất ổn ở Lebanon nhiều thập niên.
    Kế hoạch hòa bình của ông Annan
    Phát biểu tại đại bản doanh LHQ ở New York hôm thứ Năm 7/6, ông Ban cảnh báo rằng đang có nguy cơ hiện hữu về một cuộc nội chiến thực sự.
    Trong khi các nỗ lực hòa bình vẫn phải lấy kế hoạch của ông Kofi Annan làm trọng tâm, ông Ban nói cần gấp rút thảo luận xem các bước đi sắp tới sẽ như thế nào.
    Bản thân ông Annan nói hôm thứ Sáu 8/6 tại Washington: "Một số người cho rằng kế hoạch của tôi đã chết yểu."

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc và Nga đã hai lần chặn nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ chống lại Syria, và bắt đã tái khởi động tiến trình phản đối can thiệp quân sự của bên ngoài vào cuộc xung đột.
    Một quan chức Hoa Kỳ cao cấp đã bày tỏ quan ngại về thông tin nói rằng Nga có thể giúp các cơ quan chính quyền Syria lách qua các chế tài về tài chính.
    Sau chuyến thăm Moscow, quan chức Bộ Tài chính Mỹ David Cohen nói với BBC News rằng có bằng chứng cho thấy các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Syria mang lại hiệu quả, nhưng Washington lo rằng quan hệ kinh tế thân cận giữa Nga và Syria đang cản trở tiến trình này.
    Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế ước tính khoảng 1,5 triệu người Syria cần viện trợ nhân đạo.
    Các nhân viên thiện nguyện của hội này nói người dân thiếu thực phẩm, đồ y tế và lán trại; thậm chí bánh mì cũng khó tìm, trong khi ngày càng nhiều người dân phải đi sơ tán.

    Trả lờiXóa
  4. DAMASCUS - “Chỉ vài người chạy thoát. Hơn 100 người bị giết; trong số này có 40 phụ nữ và trẻ em. Hầu hết bị hành quyết bằng dao và súng”. Một nhà hoạt động ở tỉnh Hama đã kể lại với đài BBC như vậy.

    “Chúng giết gần hết một làng”
    Theo Hội Đồng Quốc Gia Syria (SNC), một nhóm bán quân sự vũ trang Thứ Tư vừa rồi đã tấn công vào hai thôn quê al-Qubair và Maarzaf ở tỉnh Hama. Thông tấn xã NTB viết là phát ngôn viên của liên minh đối lập, Mohammed Sermini xác quyết: “Trên 100 người bị giết ở các làng al-Qubair và Maarzaf, trong số nạn nhân này có 20 phụ nữ và 20 trẻ em”.
    Một phát ngôn viên địa phương nói rằng 78 người ở làng al-Qubair đã bị sát hại bằng súng và bằng dao; trong số người bị giết có 35 người thuộc cùng một họ hàng.
    Tin từ làng Maazaf cho biết ít nhất 12 tử thi cháy đen đã được tìm thấy trong một ngôi nhà bị đốt. Nhiều cư dân trong làng đã bị các lực lượng vũ trang bắt dẫn đi.
    Cách nay gần hai tuần lễ cũng đã xẩy ra một cuộc tàn sát ở Houla; theo đó 108 người bị hành quyết, trong số này có 49 trẻ con. Chính quyền phủ nhận họ đã đứng sau vụ sát hại tập thể này đồng thời qui tội cho phe nổi dậy.
    Cuộc tàn sát ở Houla đã được các nhà hoạt động và nhân chứng phanh phui sự thật, sau đó đã được các quan sát viên Liên Hiệp Quốc xác nhận: Nhóm bán quân sự Shabiha, nhóm giáo phái Alawite cùng gia tộc Assad và các lực lượng an ninh chính phủ đã đứng sau vụ tàn sát này.

    Những cuốn phim video mới chứng minh cuộc tàn sát
    Các cuốn phim video đã được đưa lên mạng điện tử YouTube, cho thấy một gian nhà đầy xác người. Khoảng 10 tử thi trẻ con nằm cạnh nhau. Hầu hết các em mang những vết ngoại thương. Các tấm vải ngắn không phủ kín đủ xác những đứa trẻ này. Khuôn mặt các em vẫn không mất hết những nét ngây thơ. Nhìn như các em đang ngủ. Một vài tử thi - sau khi ảnh được phóng đại (làm to ra) - được nhận thấy là đã bị đốt cháy. Một giọng nói trầm buồn xướng tên của một số người bị giết này trong khi máy thâu hình “đậu” trên từng khuôn mặt của từng tử thi trẻ con.
    Một ký giả của thông tấn xã NTB viết lại cảm tưởng sau khi “đã xem một số phim video trên các mạng xã hội vốn thâu được những cảnh tượng đau thương của cuộc thảm sát. Các hình ảnh này quá mạnh khả dĩ chúng tôi chỉ tái dựng được phần nào; trong số đó nhiều ảnh chụp các đứa trẻ chết với nhiều vết cháy, lỗ đạn hay mảnh lựu đạn trên thân thể...”

    “Đã tìm thấy 40 tử thi”
    Hai thôn làng Qubair và Maarzaf nằm ở bên ngoài thành phố Hama, phía Tây Syria. Thành phố này đã từng bị các lực lượng an ninh của chính quyền Bashar al-Assad oanh tạc trong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, theo các nhà hoạt động, chính các nhóm bán quân sự địa phương thân chế độ - mang danh là Shabiha - đã đứng sau vụ tàn sát hôm Thứ Tư, 06-06-2012.
    Một người nhận là cư dân ở làng Qubair, tường thuật với đài BBC là mình ông ta đã tìm thấy 40 tử thi sau khi nhóm bán quân sự đó đã rời khỏi vùng này. Ông ta kể: “Đa số là phụ nữ và trẻ con đã bị giết bằng dao. 4 người trong số họ thuộc gia đình của tôi”. Ông còn quả quyết chính mắt đã nhìn thấy một xác chết bị cháy là của một em bé mới được chừng 3 tháng.

    Trả lờiXóa
  5. “Quả quyết bọn Shabila là thủ phạm”
    Trong một cuộc phỏng vấn qua đường dây điện thoại do đài Al Arabiya Ả Rập thực hiện, một nhà hoạt động ở Al-Qubair xác quyết là chính nhóm bán quân sự địa phương trung thành với chế độ và bộ tộc Alawite đã đứng sau vụ này. Những thành phần này vẫn tự nhận danh hiệu “Shabiha” mà theo tiếng Ả Rập có nghĩa là “những con ma”.
    Nhà hoạt động này - được đài TV nêu bằng tên gọi Laythan - kể lại với giọng quả quyết: “Bọn chúng đã giết đàn bà và trẻ con rồi đốt xác nạn nhân. Tôi thề trước Thượng Đế là có một em bé sơ sinh mới chừng 3 tháng đã bị thiêu sống”.

    Chưa xác định được tổng số người bị giết
    Cho tới hôm nay vẫn chưa có con số minh bạch bao nhiêu người đã bị thảm sát ở Al-Qubair. Các nhóm đối lập Syria chiều Thứ Tư chỉ nói với giới truyền thông quốc tế là “khoảng chừng 100 người đã bị thiệt mạng trong vụ thảm sát, nhưng con số tử vong chắc chắn thì khó mà ước tính. Theo thông tấn xã AP, 23 người bị giết đã được xác nhận. Nhóm người Syria lưu vong hoạt động nhân quyền, đặt căn cứ ở London, Syrian Observatory for Human Rights, nói con số (người bị tàn sát) là 78. Theo thông tấn xã AFP, các nhóm hoạt động khác sử dụng con số giữa 87 và 100. Một nhóm khác, “The Local Coordination Commitees” đưa ra con số người bị giết cao hơn nữa, trong số đó đa số là phụ nữ và trẻ em. Họ quả quyết là lực lượng của chế độ đã dùng dao đâm chết nhiều phụ nữ; và vài người đã bị đốt.
    Thông tấn xã NTB viết vào sáng hôm qua Thứ Năm, các tin tức trên đây tạm thời chưa được các nguồn độc lập xác nhận, tuy nhiên trụ sở chính của lực lượng quan sát viên LHQ (UNSMIS) ở Damascus sẽ có thể cung cấp các chi tiết quan trọng liên quan đến cuộc tàn sát mới này, đặc biệt là: “Các quan sát viên đồn trú ở Hama trong nỗ lực chăm sóc hai làng ấy, nội trong nay mai sẽ đệ nạp một bản phúc trình sơ khởi”.
    Ký giả ngoại quốc vẫn không được tự do di chuyển ở Syria và vì thế các tin tức từ các phía trong cuộc xung đột quả khó để xác nghiệm.
    Tuy vậy việc tố cáo chế độ cũng đã bộc phát khắp mạnh mẽ trên toàn cầu, mãnh liệt không kém gì cuộc tàn sát tập thể cách nay gần hai tuần ở Houla.

    Chính quyền Syria chối tội
    Chính quyền bác bỏ các lời qui tội là họ đứng sau vụ tàn sát tập thể này, nhưng họ xác nhận “một biến cố đã xẩy ra ở vùng Hama”. Trong một bản thông tin của chính quyền được đài TV quốc gia phát đi tối Thứ Tư, có đoạn: “Một nhóm khủng bố đã thực hiện một hành động ghê gớm ở vùng Hama; một sự kiện làm mất 9 sinh mạng. Một số cơ quan truyền thông nay thuật lại về những gì đã xẩy ra, đều hoàn toàn sai quấy”.
    Theo tin tức trên đài truyền hình Syria, vụ tàn sát này do nhóm đối lập dựng lên nhằm gây tác động các quốc gia ủng hộ họ,
    Qua một bản thông cáo khác, chế độ al-Assad đã bác bỏ các tin tức về vụ tàn sát ấy đồng thời cho đó là sự dối trá, nhưng một lần nữa lại xác nhận đã diễn ra những trận đánh ác liệt ở địa phương này. Xướng ngôn cùa đài TV Syria đọc bản tin: “Các lực lượng đặc biệt đã đáp lại lời kêu cấp cứu của các cư dân ở Mazraat al-Qabeer và đã tấn công vào các căn cứ khủng bố. Họ đã giết được nhiều tên trong bọn chúng và tịch thu được một số lớn vũ khí, kể cả súng phóng lựu và hỏa tiễn”.
    Trong khi đó về phía các nguồn đối lập; họ quả quyết rằng “cuộc tàn sát này là sự trừng phạt tập thể các kháng chiến quân của Quân Đội Syria Tự Do (Free Syrian Army) vốn vẫn hoạt động ở địa phương này”.

    Trả lờiXóa
  6. Quan sát viên LHQ ở Syria bị bắn
    Tổng Thư Ký LHQ, ông Ban Ki-moon hôm qua đã cho biết “lực lượng quan sát viên quốc tế ở Syria đã bị bắn khi họ tìm cách tiến vào một thôn làng, nơi có báo động đã xẩy ra một vụ tàn sát hôm Thứ Tư”.
    Theo ông Ban, khí giới nhắm bắn vào các quan sát viên thuộc loại súng nhỏ. Không ai trong lực lượng quan sát viên bị trúng đạn. Lực lượng này do Trung Tướng Na Uy Robert Mood chỉ huy. Tổng Thư Ký Ban công bố tin tức này nhân buổi Đại Hội Đồng LHQ bàn thảo về cuộc khủng hoảng ở Syria.
    Các quan sát viên LHQ này đang thi hành một công tác ở tỉnh Hama; tại đây họ đã cố gắng tiến vào một trong hai ngôi làng mà theo giới đối lập Syria ở đó một số lớn nạn nhân bị giết bởi các lực lượng vốn trung thành với Tổng Thống Bashar al-Assad.
    Ông Ban Ki-moon đã lên án các tin tức về cuộc tàn sát tập thể và gọi đó là “ghế tởm và làm chấn động”.

    “Friends of Syria” hứa giúp đỡ phe đối lập nhiều hơn
    Thổ Nhĩ Kỳ loan tin sau buổi hội họp hôm Thứ Tư của nhóm “Bạn Hữu của Syria”, là các quốc gia Tây Phương và Ả Rập đã đồng thuận thành lập một nhóm phối hợp mới để có thể giúp đỡ hữu hiệu hơn phe đối lập Syria.
    Nhóm “Friends of Syria” gồm cả thảy 15 quốc gia Tây Phương và Ả Rập, kể cả Liên Hiệp Âu Châu (EU).
    Nước chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ còn tiết lộ là các tham dự viên hội nghị ở Istanbul cũng bàn thảo “những bước mới” đối với Syria; trong các đề tài ấy có câu hỏi về một tiến trình chuyển tiếp quyền hành sẽ tiến triển ra sao đến một đất nước Syria dân chủ.
    Trong số yếu nhân tham dự hội nghị có Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Theo một nguồn trong phái đoàn Hoa Kỳ, thông điệp của bà gửi đến các tham dự viên khác là sự chuyển tiếp quyền hành ở Syria phải chứa đựng sự ra đi của Tổng Thống Bahar al-Assad. Bà Clinton còn đòi chính phủ lâm thời phải mang tính đại diện để với cách thức này sẽ điều hành Syria tiến tới các cuộc bầu cử tự do và dân chủ.
    Theo thông tấn xã NTB, một hội nghị về việc phối hợp các nhóm đối lập Syria ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ được tổ chức vào giữa tháng 6 này.

    Trả lờiXóa
  7. Nga và Trung Cộng vẫn chống đối biện pháp can thiệp bằng quân sự
    Nga, Trung Cộng và các quốc gia Trung Á trong tổ chức gọi là “Schanghai Cooperation Organisation” (SCO) yêu cầu cuộc khủng hoảng ở Syria phải được giải quyết bằng sự hỗ trợ cùa đối thoại chứ không bằng sự can thiệp quân sự. Trong bản quyết định chung của SCO sau hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh hôm Thứ Tư, có đoạn viết: “Các thành viên của nhóm Thượng Hải chống lại việc can thiệp bằng quân sự trong các vấn đề ở vùng này (Trung Đông và Bắc Phi), cưỡng bức việc chuyển tiếp quyền hành và các biện pháp trừng phạt đơn phương”.
    Các quốc gia thành viên phát biểu tiếp theo về nhu cầu chấm dứt mọi bạo động trên lãnh thổ Syria “cho dù phát xuất từ bất cứ đâu”. Họ cũng nhấn mạnh rằng họ tôn trọng một cuộc đối thoại quốc gia rộng rãi, dựa trên “sự độc lập, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền của Syria”.
    Bản quyết định này cho biết là không có sự thay đổi đặc biệt nào trong vị thế của các quốc gia này trong cuộc đàm phán về Syria ở Hội Đồng Bảo An LHQ.
    Thứ Tư vừa rồi, Nga đã đề xướng một diễn đàn quốc tế rộng lớn hơn, với sự tham gia của cả Iran. Đề nghị này đã bị Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton bác bỏ. Trong khi đó Trung Cộng không phát biểu gì về đề nghị của Nga.

    Thủ Tướng Anh Cameron: “Assad phải bị cô lập hóa”
    Thủ Tướng David Cameron hôm qua Thứ Năm đã bầy tỏ xúc động đối với các bản phúc trình về cuộc tàn sát mới ở Syria. Ông nói với thông tấn xã NTB: “Nếu các bản phúc trình này chính xác, chúng ta phải làm gì hơn nữa đối với một cuộc tấn công tàn bạo và ghê tởm mà cộng đồng thế giới phải kết án mạnh mẽ nhất. Hội Đồng Bảo An LHQ phải ngồi xuống ngay để bàn cãi vấn đề này”.
    Ông Cameron đưa ra lời tuyên bố trên sau vài giờ nữ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton xác quyết là cần thiết một sự thay đổi chế độ ở Syria. Thủ Tướng Anh còn nhấn mạnh là chế độ của Tổng Thống Bashar al-Assad là không có sự hợp pháp: “Không có nước nào công nhận chế độ của Tổng Thống Assad có sự hợp pháp và một tương lai. Chúng ta phải hoạt động hơn nữa để cô lập hóa chế độ ở Syria, và minh xác trước Assad rằng thế giới đòi hỏi một chính quyền mới ở đất nước này”.

    Ông Annan muốn có một nhóm chuyên môn
    Theo các nhà ngoại giao LHQ, Đặc Phái Viên của LHQ ở Syria, Kofi Annan, sẽ đề nghị việc kết hợp một nhóm gồm các cường quốc trên thế giới và các nước thành viên địa phương, kể cả Iran. Nhóm này sẽ cố gắng tìm cho được một chiến lược nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria vốn đã kéo dài hơn 15 tháng.
    Ông Annan muốn nhóm này - mà ông gọi là “nhóm liên lạc” - sẽ đưa ra một đề nghị vốn cũng sẽ được cả Nga và Trung Cộng chấp nhận, hai cường quốc vẫn ngăn chặn việc can thiệp của LHQ.
    Ngoài ra cũng đã diễn ra những lời bàn tán là các nhà lãnh đạo quan trọng của thế giới sẽ gặp nhau nhân hội nghị thượng đỉnh của G20 ở Mexico vào cuối tháng này để bàn thảo về cuộc xung đột ở Syria và có thể một bước tiếp theo. Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố hôm Thứ Tư trước khi bà rời Azerbadijan để tới Thổ Nhĩ Kỳ: “Đã đến lúc tất cả chúng ta phải hướng sự chú ý về một việc tiếp quản quyền hành ở Syria vốn sẽ mở đường cho một tương lai dân chủ và sự khoan dung”. - (HM)

    Trả lờiXóa
  8. Cali Today News - Thứ tư 13/6 Ngoại Trưởng Nga đã bảo vệ việc quốc gia ông bán vũ khí cho Syria và tố cáo Mỹ cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy (QND) ở Syria.

    Hôm qua Ngoại Trưởng Mỹ Clinton tỏ ý lo âu về chuyện “Nga có thể gửi phi cơ trực thăng loại tấn công cho quân đội Syria và tố cáo lý luận của Moscow là chuyện này không dính dáng gì đến chiến cuộc hiện nay ở Syria là man trá”
    Ngoại Trường Nga Sergei Lavrov, trong chuyến đi thăm Iran, lập tức trả lời như sau: “Chúng tôi không vi phạm luật quốc tế nào khi ký kết các thỏa thuận như thế, trong lúc Mỹ lại cung cấp vũ khí cho QND ở Syria”

    Nga là quốc gia mạnh mẽ nhất yểm trợ cho chính phủ Syria trong chiến cuộc hiện nay và đã dùng quyền phủ quyết của mình trong Hội Đồng Bảo An của LHQ để chận lại những nghị quyết lên án chính phủ Syria.

    Ông Lavrov còn nói là “chính phủ Nga lo âu cho số phận của dân chúng Syria và tính cách toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này, thay vì cứ chỉa mũi dùi vào cá nhân của ông TT Assas như các cường quốc Tây Phương”

    Ông Lavrov nói: “Tôi cứ phải lập đi lập lại lập trường của Nga là không ủng hộ ông Assad hay bất cứ người nào, chúng tôi chỉ muốn thấy Syria không bị tan rã, thế thôi”

    Ngoại Trưởng Iran Ali Akbar Salehi đáp là “vụ khủng hoảng ở Syria không thể được giải quyết do từ bên ngoài gây áp lực vào”. Hoa Kỳ và các đồng minh từng đề nghị tổ chức hội nghị vùng bàn về vấn đề Syria, có mời cả Iran tham dự.

    Trần Vũ theo Reuters

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips